Rối loạn đông máu: Biến chứng nguy hiểm ở bệnh nhân mắc Covid-19 nguy kịch đáng sợ thế nào?
Rối loạn đông máu ở bệnh nhân Covid-19 nặng là một hội chứng nguy hiểm có thể khiến bệnh nhân tử vong bất cứ lúc nào. Tại Việt Nam bệnh nhân phi công Anh cũng gặp hiện tượng này.
Tuần trước, người đứng đầu Ủy ban về bảo vệ sức khỏe của Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga, ông Dmitry Morozov ngày 21/4/2020 cho biết, một trong những biến chứng nguy hiểm của người bị nhiễm virus SARS-CoV-2 là hiện tượng phát triển hội chứng DIC (đông máu nội mạch lan tỏa, rối loạn đông máu tiêu thụ, hội chứng huyết khối tắc mạch).
Theo ông Morozov, đây là một trong những biến chứng phức tạp của bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19, vì vậy điều quan trọng là phải cấp tốc thay đổi các hướng dẫn lâm sàng trong việc điều trị bệnh.
Mới đây, thông tin từ Tiểu ban Điều trị, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 cho biết một trong số 3 bệnh nhân nặng, nữ bệnh nhân số 19 (64 tuổi, ở Hà Nội – bác gái bệnh nhân số 17) có sốt nhẹ 37,8 độ C.
Bệnh nhân Covid-19 nặng bị hội chứng máu khó đông.
Hiện bệnh nhân vẫn thở máy qua ống mở khí quản, phổi còn tổn thương, tình trạng rối loạn đông máu tăng nhưng oxy hóa máu đã cải thiện. Tim còn rối loạn nhịp, nhưng mức độ nhẹ hơn, huyết áp ổn định, tri giác tốt, giao tiếp được, không phù, đi tiểu nhiều.
Tương tự bệnh nhân số 91 (phi công, người Anh) đang được các bác sĩ tiếp tục dùng an thần, không sốt, thở máy, lọc máu. Tình trạng rối loạn đông máu tiếp diễn. XQ phổi xấu hơn so với phim trước. Ngày 24/4, bệnh nhân đã âm tính trở lại với SARS-CoV-2. các bác sĩ ở TP.HCM đánh giá bệnh nhân ‘tiên lượng còn nặng’.
Video đang HOT
Bộ Y tế phải đặt mua thuốc từ nước ngoài để điều trị riêng, kiểm soát tình trạng rối loạn đông máu của bệnh nhân.
Theo PGS Nguyễn Hoài Nam – Bệnh viện Đại học Y dược cơ sở 2, TP.HCM cho biết hội chứng rối loạn đông máu là một vấn đề thường gặp ở người bệnh nặng trong khoa Hồi sức. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nặng bệnh ở những người mắc Covid-19 và người bệnh thường có biểu hiện lâm sàng đa dạng. Có các nghiên cứu ghi nhận số ca mắc Covid-19 có hiện tượng đông máu dưới da…
Ở bệnh nhân Covid-19, các nghiên cứu chỉ ra rằng với những người mang các bệnh nền mãn tínhnhư: tiểu đường, béo phì, tim mạch và cao huyết áp thì nguy cơ rối loạn đông máu rất cao.
PGS Nam cho biết, bình thường ở những nhóm người này nếu chưa mắc Covid-19 thì nguy cơ xuất hiện cục máu đông cao hơn những người bình thường. Những bệnh nhân này khi mắc bệnh có thể xảy ra các biến chứng nặng hơn, đặc biệt là các cục máu đông đi vào phổi, tim.
Tại Việt Nam, bệnh nhân số 91 là điển hình cho hiện tượng bão cytokine, khi đó hệ miễn dịch của chính cơ thể người bệnh lại phản ứng thái quá với virus, dẫn đến đông máu.
Qua các báo cáo, nghiên cứu trên thế giới cập nhật liên tục thời gian gần đây dành cho bệnh nhân Covid-19, các chuyên gia đều thấy rằng hội chứng rối loạn đông máu cũng là nguyên nhân làm cho việc điều trị bệnh nhân Covid-19 khó khăn hơn.
Nhiều trường hợp bệnh nhân nặng sử dụng thuốc chống đông máu hầu như không có tác dụng. Việc tăng liều lượng lại dễ khiến bệnh nhân chảy quá nhiều máu, dẫn đến tử vong. Còn với bệnh nhân nhẹ thuốc chống đông máu là giải pháp tình thế cho họ.
PGS Nam cho rằng virus gây bệnh Covid-19 còn rất mới và cần thời gian để có thể nghiên cứu sâu hơn về nó và đặc biệt là tình trạng rối loạn đông máu cũng như các về chất làm loãng máu dành riêng cho các bệnh nhân Covid-19 nặng.
Tiểu Nhã
Ca cấp cứu trong đêm cứu bệnh nhân ung thư gan bị vỡ thực quản
Vừa qua cửa thang máy, anh N.M.T. (45 tuổi, Hà Nội) nôn ộc ra khoảng nửa lít máu tươi lẫn máu cục. Nội soi thực quản dạ dày, bác sĩ phát hiện tĩnh mạch ở thực quản bị giãn vỡ, máu phun thành tia.
Các bác sĩ Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội vừa chạy đua với tử thần cấp cứu thành công bệnh nhân 45 tuổi, ung thư gan giai đoạn cuối bị xuất huyết tiêu hóa do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản, nôn ra rất nhiều máu.
Bệnh nhân được chẩn đoán ung thư gan giai đoạn muộn. Đêm 14/4 bệnh nhân thấy khó chịu, đau tức ngực nên được người nhà đưa đến Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội. Tuy nhiên, vừa qua cửa thang máy, bệnh nhân nôn ộc ra khoảng nửa lít máu tươi lẫn máu cục. Ngay lập tức anh T. được kíp trực cấp cứu tiêm cầm máu, truyền dịch để giữ huyết áp.
Hình ảnh nội soi từ trái sang: Tia máu tại vị trí vỡ búi tĩnh mạch; Tiếp cận búi vỡ; Thắt cầm máu búi tĩnh mạch vỡ.
Trên nền bệnh ung thư gan có tiền sử viêm gan B, xơ gan, bệnh nhân được các bác sĩ dự đoán bị xuất huyết tiêu hóa cao theo dõi do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản. Bệnh nhân mất nhiều máu, mạch đập rất nhanh, da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, tinh thần hoảng loạn, tình trạng rất nặng. Trước tình huống nguy kịch của bệnh nhân, các bác sĩ tua trực nhanh chóng hội chẩn ngay trong đêm cùng các bác sĩ nội soi, gây mê hồi sức đưa ra phương án xử trí cấp cứu, dự trù sẵn máu để truyền cho bệnh nhân khi cần thiết.
Khi huyết động của bệnh nhân đã ổn định, ekip tiến hành nội soi thăm dò và đánh giá khả năng can thiệp. Đưa ống soi vào thực quản, dạ dày bác sĩ phát hiện bên trong có rất nhiều máu đỏ lẫn máu cục lên đến gần 1 lít. Thực quản có các tĩnh mạch giãn căng, ngoằn ngoèo nổi cao lên khỏi bề mặt niêm mạc, gần tâm vị có búi tĩnh mạch bị giãn vỡ, máu đang phun thành tia.
ThS.BS Nguyễn Hà Thường, Trưởng khoa Nội soi-Thăm dò chức năng cho biết nếu không được cấp cứu và xử lý kịp thời, bệnh nhân sẽ có nguy cơ tử vong cao do búi máu phun thành tia gây chảy máu ồ ạt. Ngoài ra, trên nền bệnh nhân bị ung thư gan, xơ gan, suy tế bào gan dẫn đến rối loạn nghiêm trọng chức năng đông máu, khiến cho tình trạng mất máu trầm trọng hơn, không thể tự cầm.
Các bác sĩ đã quyết định sử dụng thủ thuật nội soi can thiệp thắt búi tĩnh mạch thực quản bị giãn vỡ bằng vòng cao su, cầm máu thành công cho bệnh nhân.
Sau khi nội soi can thiệp cấp cứu kết hợp truyền bù máu và điện giải, bệnh nhân đã được cầm máu hoàn toàn, mạch, huyết áp ổn định, tỉnh táo hơn, tiếp xúc tốt.
Theo bác sĩ, chảy máu tiêu hóa cao do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản là một biến chứng đặc biệt nghiêm trọng, có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân. Tình trạng này thường gặp ở các bệnh nhân xơ gan, ung thư gan trên nền xơ gan, suy tế bào gan, rối loạn nghiêm trọng chức năng đông máu.
Mặc dù hiện nay đã có sự phát triển rất tốt của nội soi cũng như các phương pháp điều trị khác, tuy nhiên tỷ lệ tử vong của chảy máu tiêu hóa do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản vẫn khá cao (khoảng 20% trong vòng 6 tuần đầu). Tình trạng này cũng hay tái phát và một số trường hợp vẫn rất khó kiểm soát.
Theo BS Thường, tất cả các bệnh nhân bệnh bị xuất huyết cấp tính do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản đều cần phải được xử trí cấp cứu kịp thời. Khả năng kiểm soát đường thở, vận mạch, kháng sinh, truyền máu kết hợp với thắt búi tĩnh mạch bị giãn vỡ qua nội soi là những yếu tố then chốt quyết định thành công của ca bệnh. Đặc biệt, thủ thuật nội soi can thiệp thắt tĩnh mạch thực quản cần thực hiện trong vòng 12h giờ đầu.
Bác sĩ Thường khuyến cáo, bệnh nhân xơ gan, u gan cần điều trị tích cực, liên tục và tuyệt đối không uống rượu, bia. Ngoài việc thường xuyên kiểm tra sức khỏe nên thực hiện nội soi tiêu hóa định kỳ để phát hiện sớm các búi giãn tĩnh mạch thực quản.
Người bệnh khi có dấu hiệu nôn, đi ngoài ra máu đỏ tươi cần đến bệnh viện ngay để được cấp cứu kịp thời, tránh nguy hiểm đến tính mạng.
Nam Phương
Vì sao ngoài phổi, virus Sars-CoV-2 tấn công cả vào tim, gan, não, thận? Hiện dịch Covid-19 trên thế giới đang diễn biến phức tạp. Đã có gần 1,7 triệu người mắc và hơn 103.000 người đã tử vong. Không chỉ tấn công vào phổi, virus này còn tấn công vào nhiều tạng khác. Bệnh nhân nhiễm Covid-19 đang được điều trị. Phóng viên Vietnamnet đã có cuộc trao đổi với thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Quốc...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

70 bệnh nhân được phẫu thuật mắt miễn phí

Cập nhật chẩn đoán, điều trị các bệnh lý mạch máu não và đột quỵ

Hội chứng Eisenmenger và dinh dưỡng

Chế độ ăn uống lành mạnh giúp kiểm soát triệu chứng bệnh lupus ban đỏ

Căn bệnh hiểm khiến bé gái 14 tuổi bỗng la hét, tự cắn lưỡi và bóp cổ mình

Có thể chữa khỏi COPD không?

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao

5 tư thế yoga giúp thông tắc động mạch

Hoại tử vô mạch dùng thuốc gì?

Bệnh giun rồng là gì?

Bệnh loạn sản sụn xương có cần chế độ ăn đặc biệt?

Bé trai 14 tuổi bị hoại tử nặng vì đắp thuốc nam chữa bỏng cồn
Có thể bạn quan tâm

Cụ ông nhắn tìm đồng đội viral trên TikTok: "Khi ấy chúng tôi mới đôi mươi, có 2 kí muối, 2 lạng bột ngọt... mà xẻ dọc Trường Sơn"
Netizen
10:04:04 03/04/2025
Thanh niên đánh người sau va chạm giao thông vì sợ vợ mang bầu bị ảnh hưởng
Pháp luật
09:06:30 03/04/2025
Nga có mục tiêu lớn ở Lugansk, Ukraine liệu có rút lui?
Thế giới
09:04:30 03/04/2025
Nữ diễn viên đẹp chấn động cõi mạng lên truyền hình tuyên bố sốc: "Mẹ chồng yêu cầu tôi ly hôn"
Sao châu á
09:02:33 03/04/2025
Tiểu thư nổi tiếng của Vbiz: Được ví như Hoa hậu nhí, gia đình thuộc dòng dõi quý tộc
Sao việt
08:59:43 03/04/2025
Mỹ nam lão hóa ngược đỉnh nhất Trung Quốc: 21 năm nhan sắc không đổi, Phạm Băng Băng cũng muốn lấy làm chồng
Hậu trường phim
08:55:37 03/04/2025
HIEUTHUHAI hát thế nào mà lại bị so sánh với nam ca sĩ thị phi Lương Bằng Quang?
Nhạc việt
08:52:30 03/04/2025
Thăm Mộc Châu mùa hoa ban khoe sắc
Du lịch
08:49:50 03/04/2025
Bố trí chỗ ở cho gia đình có 3 người tử vong sau vụ cháy ở TPHCM
Tin nổi bật
08:43:11 03/04/2025
Ra mắt quá ấn tượng trên Steam, tựa game này vượt mặt luôn đối thủ "huyền thoại" trong ngày đầu
Mọt game
08:22:13 03/04/2025