Rối loạn điện giải vì sao?
Các chất điện giải là những khoáng chất như: natri, kali, clo, magie, canxi, phosphor…, có thể hòa tan trong dịch cơ thể, tạo ra các ion mang điện tích âm và dương.
Rối loạn điện giải là trường hợp tăng hay giảm bất thường của các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Rối loạn điện giải có thể gây ra các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt và co giật.
Các chất điện giải có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể vì chúng giúp thực hiện các chức năng thần kinh, cơ bắp, giúp giữ cân bằng lượng dịch trong cơ thể, huyết áp và pH máu.Rối loạn điện giải thường gặp ở những người có chế độ ăn uống mất cân bằng (ăn quá nhạt, ăn quá mặn, lạm dụng các loại nước giải khát, nước tăng lực,…) và ở những người đang trong tình trạng đau ốm hay mắc các bệnh lý toàn thân.
Dấu hiệu bị rối loạn điện giải
Mất nước: có thể dẫn đến mất cân bằng điện giải. Các triệu chứng mất nước có thể rất đa dạng, phụ thuộc vào loại chất điện giải nào đang bị mất cân bằng và phụ thuộc vào việc mất điện giải hay thừa điện giải. Một trong số những chất điện giải có chứa nhiều nhất trong cơ thể là natri.
Natri giúp duy trì lượng dịch trong cơ thể. Luyện tập quá nhiều, sốt, nôn mửa, tiêu chảy và tiếp xúc quá nhiều với nhiệt độ cao là những tình trạng có thể khiến cơ thể bị mất nước và tăng natri máu.
Vì vậy, bất cứ khi nào bạn bị mất nước nặng, đó có thể coi là tình trạng mất cân bằng điện giải. Nhiều người sẽ không gặp vấn đề gì cả nếu họ uống ít nước, nhưng nếu bạn luyện tập thể thao trong một thời gian dài, thì nên bổ sung thêm đồ uống thể thao.
Biểu hiện của cơ thể khi rối loạn điện giải.
Uống quá nhiều nước: Mỗi người nên uống nhiều nước mỗi ngày, nhưng uống quá nhiều nước có thể gây ra vấn đề. Thừa nước xảy ra khi lượng natri trong máu thấp hơn mức bình thường. Natri giúp kiểm soát lượng dịch xung quanh các tế bào nhưng khi cơ thể bị thừa nước, natri sẽ bị hòa tan và các tế bào sẽ bị phù lên.
Video đang HOT
Các triệu chứng thừa nước có từ nhẹ đến nặng, đe dọa tính mạng và có thể bao gồm: buồn nôn, nôn mửa, đau đầu, lú lẫn, mệt mỏi, bồn chồn, yếu cơ, co giật và hôn mê.
Mệt mỏi: Một trong số những triệu chứng phổ biến của mất cân bằng điện giải là mệt mỏi. Thiếu magie có thể là nguyên nhân dẫn đến triệu chứng này.
Thiếu magie có thể liên quan đến thói quen ăn uống kém, uống quá nhiều rượu, sử dụng thuốc lợi tiểu trong thời gian dài, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa và sử dụng thuốc giảm axit dạ dày. Bạn có thể bổ sung magie bằng cách ăn nhiều ngũ cốc có màu tối, các loại hạt, ngũ cốc nguyên cám, hải sản và thịt gà.
Tim đập chậm hoặc tim đập bất thường: Kali sẽ giúp điều chỉnh các chất cân bằng điện giải, giúp cơ co thắt và để điều chỉnh chức năng bình thường của não và thần kinh. Kali cũng phối hợp với natri để duy trì chức năng bình thường của cơ bắp và chức năng tim.
Hạ kali máu xảy ra khi cơ thể bị mất nước (tiêu chảy và nôn mửa) và do sử dụng các thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc nhuận tràng.
Các trường hợp bị hạ kali máu nhẹ có thể không có triệu chứng, nhưng hạ kali máu mức độ trung bình khiến cơ bắp bị yếu, co giật cơ, ngứa râm ran, tê bì, tim đập nhanh, nhịp tim chậm và trong những trường hợp nghiêm trọng có thể gây ngừng tim. Quá nhiều kali, có thể liên quan đến bệnh thận, gây yếu cơ, liệt và thậm chí là rối loạn nhịp tim đe dọa tính mạng.
Cảm giác ngứa râm ran ở bàn chân và ngón tay
Canxi có thể tìm thấy trong các tế bào và máu, nhưng 99% canxi trong cơ thể được dự trữ ở xương. Canxi chịu trách nhiệm cho việc hình thành xương, co thắt cơ, đông máu, hoạt động của nhiều enzyme và duy trì nhịp tim bình thường.
Hàm lượng canxi trong cơ thể được duy trì bởi tuyến cận giáp. Khi cơ thể có quá nhiều canxi, thường liên quan đến các rối loạn tuyến cận giáp. Quá nhiều canxi có thể gây khát nước, sỏi thận, đi tiểu thường xuyên, đau xương, yếu cơ, lú lẫn, đau bụng, trầm cảm, mệt mỏi và táo bón.
Thiếu canxi thường có nguyên nhân là do thiếu vitamin D vì vitamin D rất cần thiết để hấp thụ canxi. Triệu chứng thiếu canxi có thể rất nhẹ, ví dụ như ngứa râm ran ở bàn chân, ngón tay, lưỡi, môi hoặc các dấu hiệu nặng hơn như co giật, rối loạn nhịp tim.
Ngứa nhiều và tuần hoàn kém: Khi lượng phosphor trong cơ thể tăng quá cao, bạn sẽ bị ngứa và canxi hóa các mạch máu, gây ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn và gây sỏi thận. Khi lượng phosphor trong cơ thể xuống quá thấp do thiếu dinh dưỡng hoặc nghiện rượu, triệu chứng có thể bao gồm yếu cơ hô hấp, rối loạn nhịp tim và thậm chí là tử vong.
Con trai chào đời được 1 ngày, bà mẹ đã đau đớn chịu cảnh mất con chỉ vì một sai lầm rất buồn cười của bác sĩ đỡ đẻ
Mặc dù đã được đưa vào máy thở, truyền dịch và thuốc, đồng thời chuyển viện đến bệnh viện nhi đồng, nhưng ngày hôm sau, đứa trẻ vẫn tử vong.
Sau khi đau bụng chuyển dạ, bà mẹ Hannah Coffey, đến từ Hoddesdon ở Broxbourne (Anh), đã nhanh chóng nhờ chồng đưa đến Bệnh viện Lister để chuẩn bị cho cuộc sinh nở. Khi đến bệnh viện, bác sĩ cho biết nhịp tim của thai nhi đang có dấu hiệu giảm nên cần phải theo dõi chặt chẽ.
Tuy nhiên, 10 phút sau, bác sĩ đến kiểm tra lại thì thấy nhịp tim của em bé đã trở lại bình thường, nên việc theo dõi cũng được xóa bỏ. Vì tử cung chưa mở hết nên chị Hannah không được vào phòng sinh mà phải nằm ở phòng chờ.
Một giờ sau, bé Eddie chào đời nhưng tình trạng của đứa trẻ rất đáng lo ngại. Còi khẩn cấp dùng để gọi phòng hồi sức và phòng chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh rung lên. Eddie được đưa vào máy thở ngay lập tức. Tuy nhiên, nhịp tim của bé trai vẫn tiếp tục giảm, bác sĩ đã phải đặt nội khí quản cho em bé.
Vừa chào đời được 1 ngày, Eddie đã phải chia xa bố mẹ vĩnh viễn.
Hai giờ sau khi chào đời, một bác sĩ chuyên khoa nhi đã đến xét nghiệm máu cho Eddie. Kết quả cho thấy đứa trẻ bị nhiễm toan chuyển hóa - một rối loạn điện giải nghiêm trọng. Cậu bé được truyền dịch và thuốc tức thì ngay khi còn đang nằm thở máy.
Sau đó, vì nghi ngờ bé trai có thể bị tổn thương não do thiếu oxy, một bác sĩ đã quyết định chuyển bệnh nhi đến phòng chăm sóc đặc biệt ở Bệnh viện Luton & Dunstable để điều trị. Nhưng tiếc là chiều ngày hôm sau, Eddie đã qua đời.
Bác sĩ đã nhầm lẫn nhịp tim của mẹ thành của thai nhi dẫn đến em bé bị ngạt chu sinh
Sự việc này xảy ra từ năm 2019, nhưng đến bây giờ, nỗi đau đó vẫn tồn tại nguyên vẹn trong lòng bà mẹ Hannah. Chị chia sẻ: "Tôi bị huyết áp thấp nên phải dùng thuốc để tăng huyết áp và phải theo dõi huyết áp thường xuyên từ tuần thứ 24 trở đi. Giống như nhiều cha mẹ khác, chúng tôi đặt niềm tin vào sự chăm sóc của các bác sĩ. Việc các nhân viên y tế ở bệnh viện Lister thiếu năng lực sử dụng thiết bị y tế đã khiến Eddie phải ra đi một cách oan ức".
Các bác sĩ đã nhận định nhầm nhịp tim của chị Hannah thành của bé Eddie nên đinh ninh rằng em bé vẫn khỏe mạnh bình thường (Ảnh minh họa).
Vì vậy, vào ngày 23/12 vừa qua, Tòa án Hertfordshire Coroner đã mở phiên tòa xét xử vụ việc này. Trong phiên tòa, một chuyên gia độc lập đã đưa ra bằng chứng cho thấy nếu các bác sĩ không chẩn đoán nhầm nhịp tim thì Eddie đã không bị tử vong. Nghĩa là các bác sĩ đã nhận định nhầm nhịp tim của chị Hannah thành là của Eddie, nên cho rằng nhịp tim của thai nhi đã trở lại bình thường sau khi giảm 10 phút lúc mới đến bệnh viện. Trong khi đó, thực tế là nhịp tim của em bé vẫn đang giảm trong quá trình chuyển dạ, dẫn đến em bé bị thiếu oxy.
Bên cạnh đó, kết quả khám nghiệm tử thi cũng cho thấy nguyên nhân tử vong của Eddie là do ngạt chu sinh - một tình trạng thiếu oxy trong quá trình sinh.
Nhân viên cảnh sát Jonathan Stevens kết luận: "Cái chết của bé trai là do ngạt vì trong quá trình chuyển dạ đã không được xử lý đúng cách, kết hợp với sự bỏ mặc tạo nên cái chết của Eddie".
"Việc phải chia xa con trai vĩnh viễn chỉ sau vài giờ con được sinh ra đã để lại một lỗ hổng lớn trong trái tim chúng tôi và vết thương ấy sẽ mãi mãi không bao giờ lành. Trước đó, không một giây phút nào tôi tưởng tượng ra được thảm cảnh rằng chúng tôi đến bệnh viện để sinh một em bé khỏe mạnh. Nhưng cuối cùng lại ra về tay không. Ai có thể thấu nỗi đau đó của chúng tôi. Vì vậy, tôi mong là sau sự việc đau lòng của Eddie, các y bác sĩ sẽ được đào tạo một cách kỹ lưỡng hơn về cách vận hành máy móc. Để không có một gia đình nào phải đau đớn như chúng tôi", bà mẹ đau khổ nhắn nhủ.
Ngạt chu sinh là gì?
Ngạt chu sinh xảy ra khi trẻ sơ sinh không nhận đủ oxy trong quá trình được sinh ra, dẫn đến tình trạng khó thở do nhịp tim giảm mạnh hoặc tích tụ axit dư thừa vào trong máu của em bé. Tình trạng có thể xảy ra trước, trong hoặc sau khi sinh.
Trong trường hợp nhẹ hoặc trung bình, trẻ sơ sinh có thể hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, đối với những trường hợp nghiêm trọng, ngạt chu sinh có thể gây tổn thương não và các cơ quan vĩnh viễn dẫn đến trẻ bị các biến chứng lâu dài như rối loạn thần kinh từ nhẹ đến nặng, co giật, bại não chậm phát triển, thậm chí gây tử vong.
Chính vì vậy, việc chăm sóc và theo dõi sức khỏe, nhịp tim của cả mẹ và em bé trước và sau khi sinh có thể giúp làm giảm nguy cơ em bé bị ngạt chu sinh.
10 dấu hiệu cho thấy bạn bị thiếu máu Thiếu máu là bệnh lý xảy ra khi cơ thể thiếu hồng cầu hoặc thiếu hemoglobin, khiến các cơ quan trong cơ thể không thể hoạt động hiệu quả. Suy nhược cơ thể: Người bị thiếu máu thường cảm thấy mệt mỏi, suy nhược, đặc biệt là nếu không ngủ đủ giấc. Máu không lưu thông đủ oxy đến các bộ phận cơ...