Rối loạn ăn uống ở trẻ nhỏ có nguy hiểm?
Trẻ nhỏ, ăn uống thiếu khoa học sẽ dễ mắc phải những căn bệnh nan y, nhất là gây rối loạn ăn uống, làm suy giảm thể chất, tinh thần, bệnh béo phì.
Chán ăn (Anorexia) hay chán ăn tâm thần (Anorexia nervosa), căn bệnh mà người trong cuộc sợ tăng cân nên kiêng khem cực đoan (ngay cả khi đã quá gầy), thậm chí có người trọng lượng đã giảm xuống dưới mức trung bình vẫn ăn uống quá ít dẫn đến nôn mửa sau khi ăn. Những người mắc bệnh này, kể cả trẻ nhỏ, thường đi kèm hiện tượng trầm cảm, lo âu. Theo kinh nghiệm, khi có dấu hiệu mắc bệnh nên đưa trẻ đến bác sĩ để được khám và tư vấn. Cần lưu ý các triệu chứng: sụt cân nhiều, phủ nhận cảm giác đói (luôn cho rằng không thấy đói), luyện tập quá sức, xa lánh các hoạt động xã hội, nhất là các hoạt động liên quan đến ăn uống.
Ngược lại với chứng chán ăn là ăn uống vô độ hay phàm ăn, háu ăn (bulimia nervosa). Người mắc phải căn bệnh này thường ăn uống vô tội vạ, trẻ nhỏ thường không cảm thấy no, không thấy đủ, không kiềm chế tính thèm ăn, càng ăn càng thấy đói và đôi khi lại được các bậc cha mẹ hài lòng, bởi ăn được, ngủ được là vàng. Nhưng đây là bệnh đích thực, đối tượng này khi trưởng thành mắc chứng stress, dư thừa trọng lượng và nhiều căn bệnh nan y. So với biếng ăn thì căn bệnh này khó phát hiện hơn, thậm chí có trường hợp ăn nhiều nhưng trọng lượng vẫn bình thường. Một số triệu chứng dễ nhận biết như ăn no đi tắm ngay, ăn nhiều mà không tăng cân, sử dụng thuốc nhuận tràng hoặc thuốc lợi tiểu, không thích giao tiếp xã hội.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, nguyên nhân gây bệnh rối loạn ăn uống rất đa dạng, thường gặp ở nhóm trẻ từ 11 – 14 nhưng cũng có trường hợp xảy ra trước 7 tuổi. Những đứa trẻ mắc bệnh rối loạn ăn uống thường có tỉ lệ mắc bệnh stress cao, trầm cảm, không hài lòng về vẻ đẹp của bản thân và muốn dùng ăn uống để cải thiện diện mạo. Cũng có trường hợp trẻ tham gia thể thao thấy trọng lượng cơ thể quá nặng nề nên đã quyết tâm dùng thực phẩm để cải thiện, hoặc muốn có thân hình như những người mẫu nên đã chọn ăn với hy vọng có cơ thể lý tưởng, nhất là các bé gái tuổi teen. Đối với các bé trai bị ám ảnh bởi cơ thể của những vận động viên vật, muốn có cơ thể khỏe mạnh, cường tráng nên đã quyết tâm dùng ăn uống để cải thiện.
Ngoài yếu tố tâm lý, khách quan, bệnh rối loạn ăn uống ở trẻ nhỏ còn do yếu tố di truyền. Ví dụ, trong gia đình có người mắc bệnh di truyền về rối loạn ăn uống hoặc cả cha lẫn mẹ đều mắc bệnh thì con cái sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao. Trong xã hội hiện đại, mọi người đều có thể mắc phải căn bệnh này do xu thế tôn vinh cơ thể mảnh mai, ăn ít sống lâu hoặc do quảng cáo về các sản phẩm ăn nhanh, trào lưu phát triển của các thiết bị điện tử như TV, máy tính… làm cho trẻ nghiện, kết hợp ăn nhiều đồ ngọt, giải khát có gas lại ngồi nhiều trước màn hình máy tính, ngại vận động nên cũng là nguyên nhân làm gia tăng bệnh.
Video đang HOT
Bệnh biếng ăn có thể gây hại trực tiếp đến sức khỏe gan, tim và thận. Ví dụ, nhóm vị thành niên, các bé gái sẽ chậm phát triển, sẽ không có chu kỳ kinh nguyệt hoặc chu kỳ kinh nguyệt quá dài nếu như cơ thể suy dinh dưỡng nặng. Trẻ mắc bệnh biếng ăn sẽ mắc phải nhiều căn bệnh mang tính thần kinh, thiếu tự tin, luôn mắc bệnh đau đầu, chóng mặt, thiếu tập trung, tính khí phát triển thất thường luôn cảm thấy giá lạnh ngay cả khi mùa hè vì thiếu chất.
Đối với trẻ ăn uống vô độ có thể thiếu hụt kali và đây chính là nguyên nhân làm gia tăng bệnh tim mạch, thận, mắc bệnh răng lợi do acid dạ dày tăng. Mắc bệnh rối loạn ăn uống ở trẻ nhỏ còn làm cho thể chất phát triển không bình thường, tăng giảm cân ở mức quá cao, quá thấp.
Khi phát hiện thấy trẻ mắc bệnh rối loạn ăn uống nhất thiết phải đi khám và tư vấn bác sĩ ngay. Các bậc cha mẹ, các cơ sở giáo dục cần chú trọng đến thực đơn ăn uống hàng ngày của trẻ, cho trẻ ăn uống đa dạng, cân bằng, khoa học và duy trì cuộc sống vận động.
Theo Sức khỏe đời sống
Cách nhận biết trẻ thiếu kẽm
Thiếu kẽm đang là vấn đề phổ biến ở những nước nghèo, có chế độ ăn chủ yếu là ngũ cốc. Theo nghiên cứu của TS.BS Nguyễn Xuân Ninh, viện Dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ em Việt Nam khá cao: 25 - 40%, tuỳ địa phương và nhóm tuổi.
Tình trạng này thường gặp ở trẻ nhỏ, trẻ sinh non, không được bú mẹ, trẻ suy dinh dưỡng thể còi, trẻ nhiễm trùng và ký sinh trùng. Phụ nữ mang thai và người cao tuổi cũng hay thiếu kẽm.
Vai trò của kẽm trong cơ thể
Kẽm tham gia rất nhiều trong thành phần các enzyme, giúp tăng tổng hợp protein, phân chia tế bào, thúc đẩy sự tăng trưởng, tăng cảm giác ngon miệng nên rất quan trọng đối với trẻ em. Kẽm kích thích hoạt động của khoảng 100 enzyme, là những chất xúc tác phản ứng sinh hoá trong cơ thể. Kẽm giúp phát triển và duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống miễn dịch, làm vết thương mau lành, giúp bảo vệ vị giác, khứu giác và cần thiết cho sự tổng hợp DNA. Thiếu kẽm, sự chuyển hoá của các tế bào vị giác bị ảnh hưởng, gây biếng ăn do rối loạn vị giác.
Nếu thiếu kẽm, sự phân chia tế bào khó xảy ra nên trẻ thường biếng ăn, còi cọc. Ảnh. Lê Kiên
Bổ sung kẽm cho trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi (kém phát triển về chiều cao), có tác dụng phục hồi rõ rệt cả về tốc độ phát triển chiều cao và cân nặng, làm tăng nồng độ hormon IGF-1, một yếu tố tăng trưởng quan trọng của cơ thể. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy, có hiện tượng gián đoạn quá trình nhân đôi của các tế bào phôi trong thời kỳ bào thai, dẫn đến khiếm khuyết về sự tăng trưởng của bào thai và tỷ lệ quái thai cao ở các động vật chịu chế độ ăn thiếu kẽm trong thời kỳ mang thai. Theo nghiên cứu của tác giả Castillo - Duran, việc bổ sung kẽm cho trẻ sinh nhẹ cân cho thấy có sự tăng trưởng tốt về chiều cao và cả cân nặng trong sáu tháng đầu đời.
Không chỉ có tác dụng với thể chất, tình trạng thiếu kẽm còn ảnh hưởng xấu đến tinh thần, làm dễ nổi cáu. Nguyên nhân do kẽm giúp vận chuyển canxi vào não, mà canxi là một trong những chất quan trọng giúp ổn định thần kinh.
Dấu hiệu trẻ thiếu kẽm
Dấu hiệu thường thấy là ăn không ngon, vị giác bất thường, rụng tóc, tiêu chảy kéo dài, thương tổn ở da và mắt, chậm lớn, cơ quan sinh dục chậm trưởng thành và bất lực. Thiếu kẽm cũng gây sụt cân, thiếu máu, chậm lành vết thương và kém minh mẫn. Một số người xơ gan bị thiếu kẽm do không giữ được kẽm.
Dấu hiệu sinh hoá của tình trạng thiếu kẽm bao gồm giảm nồng độ kẽm trong huyết thanh (
Nhu cầu hấp thu
Đã có nhiều công trình nghiên cứu chứng minh kẽm là một vi khoáng có vai trò quan trọng đặc biệt cho phát triển chiều cao, cơ bắp, thần kinh và miễn dịch của trẻ những năm đầu đời.
Nhu cầu kẽm ở trẻ dưới một tuổi vào khoảng 5mg/ngày, ở trẻ 1 - 10 tuổi khoảng 10mg/ngày, thanh thiếu niên và người trưởng thành khoảng 15mg/ngày đối với nam và 12mg/ngày đối với nữ, phụ nữ mang thai cần 15mg/ngày, cho con bú sáu tháng đầu cần 19mg và cho con bú lúc 6 - 12 tháng cần 16mg kẽm mỗi ngày.
Lượng kẽm được hấp thu khoảng 5mg/ngày, chủ yếu tại tá và hỗng tràng, một ít tại hồi tràng. Trong điều kiện chuẩn, tỷ lệ hấp thu khoảng 33%. Giảm bài tiết dịch vị ở dạ dày, nhiều sắt vô cơ, phytate (có nhiều trong ngũ cốc thô, đậu nành và các thực phẩm giàu chất xơ) có thể làm giảm hấp thu kẽm. Canxi làm tăng bài tiết kẽm, không nên uống cùng lúc với kẽm. Để tăng hấp thu kẽm, nên bổ sung cùng với thức ăn giàu vitamin C.
Theo SGTT
Làm gì khi trẻ rối loạn tiêu hóa? Rối loạn tiêu hóa là một tình trạng phổ biến mà hầu như trẻ nào cũng mắc phải ít nhất vài lần ở những năm đầu đời. Vấn đề tưởng chừng rất đơn giản lại khiến hầu hết các mẹ đau đầu lo lắng. Cho dù mắc phải ở mức độ nào rối loạn tiêu hóa đều làm cho trẻ mệt mỏi, biếng...