Rơi gối cầu metro, 8 tháng chưa rõ nguyên nhân: Khó hiểu
Không sớm tìm được nguyên nhân, giải quyết dứt điểm nhà nước có thể rơi vào tình thế thiệt đơn, thiệt kép.
PGS.TS Nguyễn Văn Hiệp – ĐH Bách khoa TP.HCM cho rằng, cần đặt định thời gian cụ thể với chủ đầu tư, buộc đơn vị này phải có trách nhiệm báo cáo rõ nguyên nhân dẫn đến sự cố rớt gối cao su tuyến Metro số 1 ( Bến Thành – Suối Tiên).
Bêtông bên dưới đường ray bị nứt sau sự cố gối cao su trên dầm cầu cạn thuộc gói thầu CP2 bị rơi hồi cuối tháng 10/2020. Ảnh: LĐO
Vị PGS cho rằng, 8 tháng chưa tìm ra được nguyên nhân là rất khó hiểu. Hơn nữa, cách làm của chủ đầu tư, Ban quản lý đường sắt đô thị (MAUR) hiện nay sẽ càng dễ gây hiểu nhầm.
Với tư duy trên, ông kiến nghị hai vấn đề:
Thứ nhất, các bên từ chủ đầu tư, các nhà thầu chính – phụ, tư vấn giám sát, tư vấn thiết cũng như bản thân nhà sản xuất ra các gối cầu họp bàn với nhau, di đến thống nhất thời gian, quy trình cụ thể để giải quyết sự cố trên. Tất cả quy trình, mốc thời gian phải được công bố, công khai trước dư luận.
“Đây là trách nhiệm của các bên, vì một đồng đầu tư cho dự án đều được trích từ tiền thuế của dân để trả. Vì thế, người dân, đặc biệt các nhà chuyên môn phải được hiểu, được biết, phải được nắm rõ mọi quy trình, thủ tục để giám sát và được góp ý”, PGS Nguyễn Văn Hiệp nói.
Vẫn theo vị PGS, quy trình đánh giá, tìm nguyên nhân phải rất cụ thể về mốc thời gian, thời hạn hoàn thành để dư luận có quyền tham gia thảo luận, góp ý.
Đồng thời, quy trình này phải nêu cho được việc tiến hành kiểm tra lại toàn bộ các gối cầu khác sẽ được tiến hành như thế nào để bảo đảm an toàn cho người dân về lâu về dài khi sử dụng tuyến Metro này.
Vấn đề thứ hai, về tiến độ tìm nguyên nhân của sự cố, vị PGS cho rằng nhất thiết phải nhanh chóng tìm ra nguyên nhân để tìm giải pháp khắc phục cho được. Việc này không chỉ liên quan tới vấn đề kỹ thuật mà còn liên quan tới hàng loạt những vấn đề khác về tiến độ, vốn đầu tư cũng như những phiền hà, rắc rối cho người dân.
Video đang HOT
“Đầu tiên, việc chậm tìm ra nguyên nhân các sự cố liên quan tới tuyến Metro số 1 thì sẽ làm cản trở tới hàng loạt những hoạt động khác của dự án như: lắp đặt các đường điện, đường ray, tiến độ vận hành…
Về nguyên tắc, khi đã lắp đặt xong các gối cầu rồi mới tiến hành làm đường điện, đưa đường ray lên. Đường ray các tuyến Metro có mối hàn đặc biệt, sẽ giãn nở khi nhiệt độ tăng, vì thế, đi Metro rất êm, không bị những tiếng động làm ồn. Tuy nhiên, đó là trong điều kiện thuận lợi, mọi quy trình đều được áp dụng đúng kỹ thuật, trường hợp có những sự cố như trên các hoạt động lắp đặt khác đều bị ảnh hưởng, không những thế còn ảnh hưởng tới cả chất lượng và kỹ thuật của dự án.
Bây giờ cố lắp đường ray thì không bảo đảm an toàn, nếu không lắp đường ray sẽ lại ảnh hưởng tới tiến độ, rồi lại chậm trễ, lại kéo dài, lại có đội vốn như các dự án khác không?
Chưa hết, từ sự chậm trễ của gói thầu này sẽ kéo theo những ảnh hưởng của gói thầu khác, như vậy, nếu bị các thầu phụ kiện, phạt vì chậm giao mặt bằng để thi công thì ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm?”, vị chuyên gia đặt câu hỏi.
Vị chuyên gia cho rằng, nếu không giải quyết dứt điểm được tình trạng này nhà nước có thể rơi vào tình thế thiệt đơn, thiệt kép.
“Dự án chậm trễ đưa vào khai thác sẽ gây thiệt hại lớn tới kinh tế, đời sống, xã hội của người dân.
Chưa hết, dự án chậm tiến độ, làm đội vốn, nhà nước sẽ có nguy cơ mất thêm một khoản nữa.
Trường hợp, bị nhà thầu thi công kiện, nếu không có hợp đồng ràng buộc chặt chẽ, thì nguy cơ phải bồi thường cho nhà thầu thi công là khó tránh. Khi đó, không phải nhà nước chịu thiệt kép mà phải chịu thiệt tới nhiều lần”, PGS.TS Nguyễn Văn Hiệp nói rõ.
Từ những phân tích ở trên, PGS.TS Nguyễn Văn Hiệp kiến nghị các cơ quan quản lý phải kiên quyết, dứt điểm, buộc chủ đầu tư nhanh chóng công khai kết luận sự cố. Việc này không chỉ liên quan tới lợi ích của riêng chủ đầu tư mà còn liên quan tới lợi ích chung của cả quốc gia, do đó, cần thiết phải sớm đưa ra kết luận, đồng thời làm rõ trách nhiệm của từng bên.
Liên quan tới sự cố trên, trước đó, Sở GTVT TPHCM đã báo cáo UBND TPHCM về tình hình giải quyết các vấn đề quan trọng trong quá trình triển khai tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên), trong đó có sự cố gối cao su ở gói thầu CP2.
Theo Sở GTVT TPHCM, trước đó Ban quản lý đường sắt đô thị (MAUR) đã kiến nghị bổ sung gói thầu tư vấn độc lập thí nghiệm đối chứng và kiểm định chất lượng toàn bộ các gối cầu đã lắp đặt và các đoạn dầm bị hư hỏng ở gói thầu CP2 tuyến metro số 1. Mặc dù còn nhiều lo ngại sẽ đẻ thêm một gói thầu, tốn thêm chi phí nhưng vì mong muốn sớm tìm ra nguyên nhân, gói thầu đã được phê duyệt.
Cùng với quyết định trên, Sở GTVT cũng yêu cầu MAUR khẩn trương triển khai, tìm ra nguyên nhân.
Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại các nguyên nhân dẫn tới sự cố vẫn chưa được làm rõ.
Ga metro Bến Thành thi công xuyên ngày đêm, đạt 79% khối lượng
Để đạt tiến độ ga trung tâm Bến Thành tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên), 1.000 kỹ sư, công nhân của nhà thầu thi công xuyên ngày đêm.
Ông Bùi Xuân Cường -Trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị kiểm tra tiến độ thi công ga trung tâm Bến Thành
Liên danh Sumitomo Mitsui - Cenco4 thi công gói thầu CP1a ga trung tâm Bến Thành (thuộc tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên) cho biết, lãnh đạo Ban Quản lý Đường sắt đô thị mới đây đã đi kiểm tra tiến độ công trường ga Bến Thành và hầm đào hở Lê Lợi khu vực kết nối với ga Nhà hát Thành phố.
Tại buổi kiểm tra, lãnh đạo Ban đã ghi nhận những cố gắng, đóng góp của đơn vị tư vấn, nhà thầu và tập thể anh em công nhân trong thời gian ảnh hưởng của dịch Covid 19 đã kịp thời áp dụng các biện pháp hiệu quả nhằm duy trì số lượng công nhân lên tới 1.000 người.
Kiểm tra ván khuôn tường dùng vật liệu gỗ film và gia cố theo biện pháp thi công của Nhật Bản
Theo kỹ sư Nguyễn Đình Nhuận, Phó Tổng giám đốc Cienco 4 thì hiện tiến độ thi công gói thầu CP1a đạt 79%, dự kiến giữa tháng 12, một phần nhà ga (S1-S12) sẽ được hoàn thiện phần xây dựng kết cấu. Khu vực này đang được nhà thầu triển khai công tác hoàn thiện kiến trúc và lắp đặt hệ thống cơ điện.
Đổ bê tông sàn CM2G phía đông và phấn đấu hoàn thành công tác xây dựng toàn bộ gói thầu vào cuối năm 2021
Về tiến độ thi công hầm đào hở Lê Lợi, hiện công trình đang đổ bê tông kết cấu, chống thấm và tháo dỡ hệ khung chống từ section 27-84 đạt 50%, sàn đỉnh đạt 35,5%, tường 48,9% và sàn trung gian 54,6%. Riêng sàn đáy đạt 100%. Tổng khối lượng bê tông ước đạt 69% và công tác gia công cốt thép đạt 81,3%, kỹ sư Nhuận cho biết thêm.
Hầm đào hở Lê Lợi là một hạng mục công trình lớn, có kết cấu phức tạp, đoạn chuyển tiếp đi song song phía nhà ga Bến Thành chuyển tiếp thành 2 đoạn hầm đi trên dưới kết nối ga Nhà hát Thành phố.
Với tiến độ được đẩy mạnh để hoàn thành công tác xây dựng toàn bộ gói thầu CP1a vào cuối năm 2021, hạng mục Nhà ga Bến Thành thi công xuyên đêm với công nhân mỗi ngày khoảng 800 người, trong đó 650 người ca ngày và 150 người ca đêm. Hạng mục sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2021.
>> Hình ảnh tiến độ thi công tại gói thầu CP1a nhà ga trung tâm Bến Thành:
Nhà ga trung tâm Bến Thành có 6 lối vào
Kiểm tra nhiệt độ bê tông trước khi đổ bê tông ( giới hạn dưới 28 độ C) Công nhân đổ bê tông ban đêm
Để hoàn thành công tác xây dựng toàn bộ gói thầu CP1a cuối năm 2021, hạng mục nhà ga Bến Thành thi công xuyên ngày đêm
Kiểm tra ván khuôn tường dùng vật liệu gỗ film và gia cố theo biện pháp thi công của Nhật Bản
Để đạt tiến độ thi công, anh em công nhân cùng nỗ lực phấn đầu hoàn thành chỉ tiêu đặt ra
Rơi gối cầu metro, 8 tháng chưa rõ nguyên nhân: Nói thẳng Nếu đánh giá vấn đề là cấp bách thì việc tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự cố chỉ kéo dài từ 3-6 tháng là kết thúc... Liên quan đến sự cố gối cầu tuyến Metro Số 1 (Bến Thành - Suối Tiên), Sở Giao thông Vận tải đề nghị chủ đầu tư đẩy nhanh thuê tư vấn độc lập nhằm điều tra...