Rồi chúng ta sẽ chơi game theo kiểu Sony hay Microsoft?
Trong buổi ra mắt Playstation vừa qua, Sony đã cho thấy nhiều khía cạnh mới mẻ của hãng. Tuy nhiên, họ vẫn tập trung vào điều mình luôn làm tốt: Các tựa game.
Game chính là thế mạnh của dòng máy PlayStation so với các đối thủ khác. Những trò chơi như God of War, Horizon Zero Dawn, Spider-Man hay Bloodborne luôn dẫn đầu ngành công nghiệp, khiến Microsoft và các studio của mình không khỏi thèm thuồng.
Vì vậy, khi giới thiệu PlayStation 5 tại sự kiện Future of Gaming, Sony không quá chú trọng vào thông số kỹ thuật hay nói về những ý định cao siêu như biến máy chơi game thành trung tâm giải trí trong phòng khách mọi nhà. Công ty Nhật chỉ đơn giản đưa ra các trò chơi mới.
Sau 7 năm, ngày 12/6, Sony đã ra mắt thế hệ PlayStation tiếp theo, máy có thiết kế với hai màu trắng và đen đồng bộ với tay cầm mới.
Mở đầu bằng game
Mở đầu với Spider-Man Miles Morales và khép lại với Horizon Forbidden West, Sony ra mắt thế hệ PlayStation mới bằng cách nói về những trò chơi đã thu hút được đông đảo người hâm mộ. Ngoài ra, còn là hàng tá các game chưa thể rõ mặt đặt tên.
Một cách rõ ràng, Sony cho thấy sự đa dạng trong thế mạnh của họ. Các game AAA (những game tốn nhiều nhân lực, ngân sách, thời gian trong quá trình sản xuất, quảng bá) như Spider-Man được đặt cạnh những trò hoài cổ như Demon’s soul hay Ratchet and Clank.
Các game độc lập lại được ở phía trước, trong vị trí trung tâm. Những trò chơi mà Sony và Microsoft thông thường sẽ giới thiệu qua những đoạn clip sơ sài giờ cũng được chú trọng quảng bá như những game nổi tiếng cỡ Resident Evil.
Video đang HOT
Spider-Man ra mắt phiên bản mới trên PS5, cho phép game thủ vào vai Người Nhện da màu.
Các sự kiện ra mắt như Future of Gaming thường là nơi phô diễn của những công nghệ đồ họa “như thật”, nhưng sự kiện lần này còn nhiều điều để nói hơn thế.
Cũng như Xbox Series X, PlayStation 5 chắc chắn sẽ là cỗ máy đầy mạnh mẽ. Nhưng ngoài ra, ta còn thấy được định hướng nghệ thuật và sức mạnh nhân vật lực mà Sony sẽ tận dụng để thúc đẩy nhiều cải tiến công nghệ trong thế hệ Playstation tiếp theo, thay vì đơn thuần là các đai ốc, bulong được dùng trong thiết bị.
Kết thúc cũng bằng game
Khi tập trung vào mảng trò chơi, Sony cũng vô tình hay cố ý bỏ qua các câu hỏi về khả năng cạnh tranh với Microsoft cùng dòng Xbox Series X.
Ai cũng biết, Microsoft đang đổ tiền vào điện toán đám mây và subscription (trả phí theo tháng, hay còn gọi “thuê bao”) để chơi trực tuyến.
Ví dụ, để chơi các game PlayStation 4 trực tuyến, bạn cần mua gói PlayStation Plus. Để chơi các game Xbox One online, bạn phải mua Xbox Live Gold. Còn muốn chơi các game Switch, bạn sẽ cần Nintendo Switch Online.
Dự án xCloud của Microsoft cho phép người chơi phát trực tuyến các game như Forza Horizon 4 trên điện thoại, còn Game Pass giống như Netflix nhưng thay vì phim thì ta có các trò chơi.
Trong khi Sony muốn mọi người chơi game như từ trước đến nay, Microsoft lại muốn đem mọi thứ lên “mây”.
Liệu PlayStation Now sẽ cạnh tranh nổi với xCloud? Câu trả lời của Sony cho Game Pass – dịch vụ mà người điều hành Xbox Phil Spencer tin rằng có thể quan trọng hơn cả Xbox Series X về lâu dài – là gì?
“Future of Gaming” – “Tương lai của game” mà Sony hiện có mới chỉ là một cỗ máy chơi game và những trò bạn sẽ chơi. Sony hứa hẹn sẽ có thêm thông tin chi tiết trong các sự kiện sau.
Tuy nhiên, đây có phải là điểm khác biệt giữa Microsoft và Sony? Một bên tập trung vào các trò chơi, kẻ còn lại cam kết sẽ tạo ra nơi lưu trữ tốt nhất có thể?
Thiết kế vật lý của PlayStation 5 đã thể hiện điều đó. Microsoft đang từ từ khiến các máy chơi game truyền thống biến mất, thay vào đó là cloud gaming (game nền tảng đám mây) và những mô hình trả phí hàng tháng. Còn Sony muốn giữ mãi mọi thứ tốt đẹp như cũ.
Riêng với PlayStation 5, hình dáng mỏng với tone màu trắng khiến người ta khó có thể quên được, đây là điểm nhấn đầy táo bạo khi so với các máy chơi game trước đây được thiết kế hòa lẫn cùng với các thiết bị khác đặt dưới TV.
Cloud gaming và Console gaming, 'mèo nào cắn mỉu nào'?
Cloud gaming tuy chỉ mới xuất hiện gần đây nhưng đang được đánh giá là mối nguy hiểm dành cho Console gaming, sự thật có đúng như vậy không thì các bạn hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Sự khác biệt giữa Cloud gaming và Console gaming
Khi nói về Console Gaming các bạn thường liên tưởng đến những cỗ máy chơi game tiên tiến của Sony, Microsoft và Nintendo. Các cỗ máy này có một điểm chung là các bạn phải mua tựa game yêu thích từ một nguồn nào đó như đĩa ở các của hàng hoặc bản quyền số trên hệ thống store. Rồi sau đó tiến hành cài đặt chúng lên trên các thiết bị chơi game. Khi bạn chơi game gần như 90% các tác vụ sẽ được xử lý trên thiết bị này để giúp bạn tận hưởng tựa game một cách mượt mà nhất có thể.
Còn đối với Cloud Gaming thì mọi việc hoàn toàn khác, cách nhưng dịch vụ này hoạt động khá giống việc bạn xem một đoạn phim, có khác chăng là bạn sẽ tương tác được với các đoạn phim này. Thay vì xử lý các tác vụ của game trên thiết bị tại nhà, thứ dẫn tới tốn nhiều thời gian cho việc cài đặt lẫn tìm mua đĩa game. Thì những dịch vụ này cho phép bạn tận hưởng trò chơi mọi lúc mọi nơi và thứ bạn cần là gói dịch vụ, đường internet ổn định và một thiết bị được hỗ trợ.
Điểm mạnh và yếu của Console gaming
Đơn giản và dễ sử dụng là hai thứ khiến cho Console gaming đứng vững từ trước tới giờ. Bạn chỉ cần mua game rồi khởi đông lên là có thể tận hưởng đa số các tựa game hiện tại (trừ một số game Online). Chưa kể đến việc bạn có thể tiếp tục tận hưởng tựa game yêu thích của mình mà không cần phải nối mạng hay nổi điên lên vì đường mạng chập chờn (Giờ 3 đường mạng đứt cùng lúc).
Tuy nhiên vẫn còn đó những yếu điểm của Console gaming như giá thành vẫn khá đắt đỏ, bạn phải bỏ ra khoản 7->10tr cho cỗ máy (chưa bao gồm game). Chưa kể đến một thứ cực kỳ quan trọng khác đó chính là dung lượng ổ cứng. Tính tời thời điểm này thì dung lượng của các tựa game AAA đang phình lên một cách chóng mặt tiêu biểu như Red Dead Redemption 2 cần tới những 100GB, điều này khiến việc lưu trữ game ngày càng khó khăn và hãy tưởng tượng cảnh bạn lỡ xóa tựa game này rồi lần tới muốn chơi lại các bạn phải cài lại, rồi đợi cập nhật lại. Những thứ ấy đủ khiến bạn gặp ác mộng thật sự.
ĐIểm mạnh và yếu của Cloud Gaming
Cái lợi đầu tiên của việc sử dụng các dịch vụ Cloud Gaming là các bạn có thể chơi game mọi lúc mọi nơi mà không lo sợ bị mất save. VD: bạn đang chơi trên máy tính, rồi chuyển sang chơi trên Smart TV, tất cả những gì bạn cần là đang nhập tài khoản vào rồi chơi tiếp. Khi sử dụng các dịch vụ này, bạn không cần phải quá lo lắng về thời gian cài đặt, cập nhật game khi bạn có thể tận hưởng phiên bản mới nhất của tựa game yêu thích chỉ sau vài giây sử dụng dịch vụ. Chi phí đầu tư cũng thấp hơn so với console gaming khi các dịch vụ này sẽ tự động nâng cấp phần cứng còn với các máy chơi game bạn phải mua máy mới sau 6-9 năm để tiếp tực chơi game.
Nhưng Cloud Gaming có một điểm yếu chết người mà hiện chưa có giải pháp để sửa chữa đó chính là kết nối internet. Vì gần như mọi tác vụ của game được xử lý bởi các máy chủ nên ngắt kết nối đến máy chủ sẽ khiến tựa game bị gián đoạn. Với cơ sở hạ tầng mạng hiện tại rất ít quốc gia có thể đáp ứng được cho những yêu cầu của các dịch vụ này. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến Stadia đang nhận nhiều gạch đá từ dư luận.
Kết luận
Có thể Cloud gaming là tương lai của ngành game nhưng ngày đó chắc chắn còn rất xa vì chúng ta còn phải đợi tới ngày các đường truyền internet được nâng cấp mới để hỗ trợ tốt cho việc truyền tải thông tin phục vụ việc stream game. Từ bây giờ tới lúc đó chắc chắn sẽ còn một quãng thời gian dài bạn cần gắn bó với Console gaming, đặc biệt là vào năm sau khi PS5 và Xbox mới ra mắt.
Theo Game4V
Tổng hợp toàn bộ game PS5 vừa công bố Sony đang khiến cho cả cộng đồng game thủ sôi sục, sau màn ra mắt PlayStation 5 (PS5) vào rạng sáng nay. Dù chưa công bố cụ thể giá bán và chi tiết về thời điểm ra mắt (khoảng đâu đó vào dịp cuối năm 2020), nhưng vào rạng sáng nay, Sony đã khiến cộng đồng game thủ "phát rồ" khi công bố...