RockWell Automation tài trợ hơn 7 tỉ đồng cho phòng thí nghiệm tự động hoá mới tại Cần Thơ
Trường Đại học Cần Thơ (CTU) đã tổ chức Lễ Khánh thành Phòng thí nghiệm Tự động hoá – Rockwell Automation Lab, đánh dấu bước ngoặt trong công tác đào tạo thế hệ kỹ sư tự động hoá tương lại tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
Với mong muốn giúp sinh viên ngành kỹ thuật có điều kiện nghiên cứu sâu hơn về quy trình vận hành thực tế của các máy móc tự động hoá và chuyển đổi số, Rockwell Automation đã tài trợ hàng loạt trang thiết bị cho Phòng thí nghiệm với tổng giá trị hơn 7 tỉ đồng.
Tính đến thời điểm này, Rockwell Automation Lab tại Đại học Cần Thơ được coi là phòng thí nghiệm tự động hoá với trang thiết bị đầy đủ và hiện đại nhất Việt Nam, bao gồm 20 bộ thí nghiệm tự động hoá cơ bản, 19 bộ nâng cao cùng 1 mô hình thí nghiệm mô phỏng giải pháp tự động hoá cho nhà máy. Đây là cơ hội để các sinh viên và giảng viên ngành kỹ thuật của Trường Đại học Cần Thơ nâng cao chất lượng học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học; là cầu nối trao đổi kiến thức, kinh nghiệm với các đối tác của Rockwell Automation tại Đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng và trên cả nước nói chung.
Video đang HOT
Trong suốt thời gian triển khai xây dựng Phòng thí nghiệm Tự động hoá tại Đại học Cần Thơ, Rockwell Automation đã đồng hành cùng nhà trường để hoàn thiện công trình đặc biệt này. Dù trải qua nhiều đợt giãn cách xã hội, nhưng cả Rockwell Automation cũng như Đại học Cần thơ đều dành nhiều tâm huyết và nỗ lực nhằm mang đến không gian nghiên cứu hiện đại, tân tiến cho sinh viên – thế hệ kỹ sư tự động hoá đầy tiềm năng trong tương lai. “Thông qua việc hợp tác đầu tư phòng LAB tại Trường Đại học Cần Thơ, Rockwell Automation mong muốn đem đến cho các sinh viên cũng như giảng viên trải nghiệm thực tế các thiết bị và giải pháp tự động hóa, áp dụng xử lý những yêu cầu sản xuất thông minh, không ngừng thay đổi của các doanh nghiệp hiện nay. Với bề dày kinh nghiệm trong việc cung cấp các giải pháp tự động hóa cho hàng ngàn doanh nghiệp trên khắp thế giới, và những kinh nghiệm trong các hoạt động kết nối “Giáo dục – Công nghiệp” với các trường đại học khác, chúng tôi tin rằng những nỗ lực của mình sẽ mang đến nhiều cơ hội giúp sinh viên hoàn thiện các kỹ năng làm việc cần thiết ngay tại trường, từ đó trở thành thế hệ tiên phong trong quá trình chuyển đổi, sản xuất thông minh, góp phần thúc đẩy sự phát triển nền công nghiệp 4.0 tại Việt Nam.”, ông Lê Văn Hải, Giám đốc Rockwell Automation Việt Nam chia sẻ tại sự kiện.
Cũng trong Lễ Khánh thành Phòng thí nghiệm Tự động hoá vừa qua, GS.TS Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng trường Đại học Cần Thơ đã có bài phát biểu bày tỏ sự trân trọng dành cho các doanh nghiệp, điển hình là Rockwell Automation với tư cách là đối tác chiến lược và bền vững của nhà trường. “Trường Đại học Cần Thơ cam kết các trang thiết bị Tập đoàn Rockwell Automation tài trợ sẽ được khai thác một cách hiệu quả nhất trong mọi hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của Trường. Chúng tôi chân thành cảm ơn và mong sẽ tiếp tục nhận được sự đồng hành, hỗ trợ sát sao từ phía Tập đoàn trong thời gian tới”.
Bkav và ĐH Bách khoa Hà Nội hợp tác đào tạo chuyên gia an ninh mạng
Chương trình hợp tác hướng đến mục tiêu xây dựng Học viện An ninh Không gian số (Cyber Security Academy) đầu tiên tại Việt Nam.
Hôm nay (16/1), Tập đoàn công nghệ Bkav và Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông - SoICT (Đại học Bách khoa Hà Nội) ký hợp tác đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ cao. Các nội dung chính trong thỏa thuận hợp tác giữa hai bên gồm: Phát triển trí tuệ nhân tạo AI - công nghệ cốt lõi của Công nghiệp 4.0; Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực an ninh mạng.
Theo Thứ trưởng Bộ TT - TT Nguyễn Huy Dũng: "Việc hợp tác giữa một trường đào tạo hàng đầu về công nghệ và doanh nghiệp công nghệ số là hành động cụ thể thực hiện Đề án Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ATTT giai đoạn 2021-2025 ". Ông Nguyễn Huy Dũng cũng nhấn mạnh, muốn xây dựng quốc gia số thì nhân nhân lực có vai trò quyết định, do đó cần có một trường đại học xứng tầm.
Thứ trưởng Bộ TT - TT Nguyễn Huy Dũng
PGS.TS. Tạ Hải Tùng, Viện trưởng SoICT cho rằng: "Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia và Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030 được Chính phủ thông qua gần đây đều nhấn mạnh ý nghĩa sống còn của phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực thuộc Công nghiệp 4.0, trong đó không thể không nói tới lĩnh vực An toàn thông tin (ATTT). Trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, không thể thiếu vai trò hợp tác với các tập đoàn công nghệ hàng đầu, nhất là trong một lĩnh vực đặc thù, đòi hỏi nền tảng về công nghệ chuyên sâu như ATTT".
Bkav và SoICT sẽ hợp tác nghiên cứu, phát triển các công nghệ, thuật toán nhận dạng, xác thực, phân tích hình ảnh sử dụng trí tuệ nhân tạo. Trong năm đầu hợp tác, hai bên sẽ tập trung vào việc cung cấp nền tảng mở "AI View Platform" cho các cá nhân, đơn vị, tổ chức cùng phát triển ứng dụng trên nền tảng này.
Về mảng đào tạo an ninh mạng, SoICT và Bkav sẽ hợp tác xây dựng chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao về an toàn không gian số, định hướng đào tạo chuyên gia với chuyên môn chuyên sâu. Tham gia chương trình, sinh viên sẽ được học lý thuyết và thực hành với các giảng viên và chuyên gia giỏi nhất trong lĩnh vực, được thực hành trên các hệ thống diễn tập tiên tiến của Bkav, cũng như trải nghiệm thực tế trong các kỳ thực tập tại các đơn vị cung cấp dịch vụ phòng chống tấn công và đảm bảo an ninh mạng trong và ngoài nước.
Ngoài ra, quá trình Chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ đã đặt tầm quan trọng của lĩnh vực ATTT lên hàng đầu trong việc đảm bảo an ninh của mỗi quốc gia. Chính vì vậy, nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng chuyên môn về lĩnh vực này tại các cơ quan, tổ chức đang tăng cao. Để đáp ứng nhu cầu thực tế đó, Bkav và SoICT sẽ cung cấp các khóa đào tạo ngắn hạn cho cộng đồng.
PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng, Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng, mô hình hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp công nghệ số với sự hợp tác của nước ngoài là hình mẫu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về an toàn thông tin, an ninh mạng hiện nay. Mô hình này đáp ứng phần lớn mục tiêu Đề án 21. Từ sinh viên được trải nghiệm thực tế ngay từ năm thứ nhất, từ phòng nghiên cứu sẽ đào tạo được những chuyên gia giỏi trong 5-10 năm.
Chia sẻ tại buổi lễ, ông Vũ Thanh Thắng, Viện trưởng Viện Công nghệ AI của Bkav cho biết: "Sớm nhận thấy năng lực và tiềm năng của Việt Nam trong công nghệ, từ nhiều năm nay, Bkav đã mở rộng lĩnh vực của mình từ an ninh mạng đến nghiên cứu, sản xuất sản phẩm công nghệ cao như smarthome, smartphone, gần đây nhất là trí tuệ nhân tạo với camera AI View... Hợp tác với SoICT là hợp tác giữa hai đơn vị hàng đầu Việt Nam về công nghệ và đào tạo. Định hướng chiến lược của chúng tôi là đưa các sản phẩm, dịch vụ công nghệ cao Make in Vietnam đến với người dùng trong nước và quốc tế, cùng nhau xây dựng Việt Nam trở thành cường quốc về công nghệ".
Ngay sau Lễ ký kết, khóa đào tạo đầu tiên "Ứng cứu sự cố an toàn an ninh mạng" được khai giảng với sự tham gia của gần 40 cán bộ từ hơn 20 công ty và tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam như Viettel, FPT, VCCorp, Base... Học viên sẽ được các chuyên gia của hai đơn vị giảng dạy trên hệ thống diễn tập tiên tiến của Bkav và DuDuIT (Hàn Quốc) tài trợ qua dự án KOICA IBS.
Khu công nghiệp đầu tiên ở Việt Nam được phủ sóng 5G Ngày 14/1, Viettel chính thức khai trương mạng 5G tại khu công nghiệp Yên Phong I, tỉnh Bắc Ninh, trở thành nhà mạng đầu tiên phủ sóng 5G tại đây. Lãnh đạo Bộ Thông tin & Truyền thông và tỉnh Bắc Ninh trải nghiệm dịch vụ 5G Viettel tại Khu công nghiệp Yên Phong I, tỉnh Bắc Ninh. Phát biểu tại sự kiện,...