Robot tí hon hàn gắn tế bào tổn thương
Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Science Advances cho thấy, những robot siêu nhỏ có thể mở ra những cách thức phức tạp hơn nhằm phát triển mạng lưới tế bào thần kinh trong phòng thí nghiệm.
Robot siêu nhỏ được các nhà khoa học điều khiển bằng từ trường. Ảnh: ITN.
Thậm chí có thể nuôi hy vọng về cách sửa chữa các tế bào thần kinh bị đứt lìa ở người. Hai kỹ sư Eunhee Kim và Hoongsoo Choi thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Daegu Gyeongbuk ở Hàn Quốc là người đứng sau nghiên cứu này.
Robot có chức năng như một miếng ghép Lego
Robot siêu nhỏ giống như miếng Lego kết nối 2 mảnh ghép khác nhau.
Kỹ sư Eunhee Kim và Hoongsoo Choi cùng các đồng sự lần đầu tiên chế tạo ra những con robot hình chữ nhật dài 300 micromet. Chúng có các rãnh ngang mảnh mai, bằng chiều rộng của các tua tế bào thần kinh có thể trao đổi thông tin với các tế bào khác nằm ở phía trên.
Không phải làm từ nhựa, những robot nhỏ này được đặt trong khoảng trống đứt gãy và có các rãnh nhỏ hướng các tế bào não, hoặc tế bào thần kinh phát triển trên không gian trống và liên kết với các tế bào thần kinh ở phía bên kia để chúng có thể tổng hợp các thông điệp với nhau.
Đây không phải là loại mạng thần kinh giống như mạng Neuralink của tỷ phú Elon Musk. Mặc dù Neuralink có các chức năng y tế cũng có thể sửa chữa các đường truyền thần kinh, nhưng tầm nhìn cuối cùng của Elon Musk về mạng lưới này là kết nối các đường suy nghĩ giữa các cá nhân khác nhau. Hãy coi các con robot của ông Choi như những đầu nối giúp liên kết các nơron bị chia cắt trước đó. Các nơron được kết nối với nhau và từ đó mạng lưới thần kinh được kích hoạt lại.
“Tôi nghĩ một khi các tế bào thần kinh trên các robot siêu nhỏ này kết nối với các tế bào thần kinh xung quanh, việc thay đổi vị trí của chúng có thể khó khăn. Tuy nhiên, chúng ta có thể tạo mạng lưới thần kinh theo ý muốn trước khi các tế bào thần kinh trên các robot nhỏ kết nối với các tế bào thần kinh xung quanh” – ông Choi cho biết.
Hãy tưởng tượng các tế bào thần kinh ở 2 bên của khoảng trống não như đôi cánh của một phi thuyền và cấu trúc các robot siêu nhỏ sẽ kết nối giữa chúng. Ông Choi và đồng sự đã tiến hành các thí nghiệm, trong đó họ phát hiện ra rằng tế bào thần kinh mở rộng một cách ngẫu nhiên mà không được chỉ dẫn.
Thậm chí các robot có bề mặt nhẵn cũng không có kết quả trong việc kết nối. Đó là bởi vì ngay cả các tế bào tư duy của cơ thể cũng không biết phải làm gì nếu không được yêu cầu. Giống như nếu bạn mất đi sách hướng dẫn và cố gắng tự tìm cấu trúc của phi thuyền này, mọi thứ sẽ rối loạn cho tới khi bạn tìm thấy sách hướng dẫn.
Chính các rãnh trên robot đã hoạt động như bản chỉ dẫn cho các nơron biết cần phải đi đâu để khớp với các tế bào phía bên kia. Vì nhóm của ông Choi tạo ra công nghệ này trong ống nghiệm bên ngoài cơ thể, sau này họ sẽ phải chứng minh nó có thể hoạt động bên trong một bộ não sống.
Các tế bào thần kinh của con người cũng sẽ phải được thử nghiệm vì các thí nghiệm ban đầu mới sử dụng tế bào thần kinh của chuột.
Hy vọng chữa lành tổn thương của tế bào thần kinh
Khi trả lời câu hỏi về hy vọng sau khi những robot tí hon trên hoạt động trong một tế bào sống và cuối cùng là trong não người, ông Choi nói: “Đối với động vật nhỏ, chúng tôi đang nghiên cứu các loại robot siêu nhỏ khác nhau để phân phát thuốc hoặc tế bào. Đối với thử nghiệm trên người, tôi không chắc nó sẽ mất bao lâu. Nó gần như tùy thuộc vào kinh phí và các quy định. Tôi hy vọng nhóm của mình có thể tiếp tục nghiên cứu này với đủ kinh phí”.
Trong khi các robot nhỏ xíu của ông Choi chưa được thử nghiệm thực tế trong một bộ não thực sự (của người hay động vật), nhưng chúng có tiềm năng sửa chữa các kết nối bị đứt gãy khiến não bị tổn thương do chấn thương hoặc các bệnh như Parkinson hay Alzheimer trong tương lai.
Ông Choi và đồng sự sẽ tiếp tục nâng cấp công nghệ của mình. Bởi vì khi các robot được từ tính hóa, sự hình thành của chúng có thể được điều khiển bởi một từ trường ở một góc phù hợp để các nơron lan truyền và tạo ra một sự kết nối. Chúng cũng sẽ tiếp tục được cập nhật để tăng hiệu quả.
“Chúng tôi có thể tạo ra mạng lưới nơron như chúng tôi muốn. Tuy nhiên, có lẽ chúng tôi cần nghiên cứu thêm để xác nhận rằng việc điều chỉnh chúng là điều có thể làm được. Tôi cho rằng vấn đề không phải là về những robot siêu nhỏ mà là khả năng tồn tại của các tế bào để chịu được sự điều chỉnh” – ông Choi cho biết: “Ngoài ra, những robot tí hon mà chúng tôi tạo mẫu trong ống nghiệm không thể được sử dụng trong cơ thể sống vì vật liệu được sử dụng chưa thể phân hủy sinh học”.
Những robot siêu nhỏ hoạt động như những miếng ghép Lego trong não của một người, mắt thường nhìn thấy dưới kính hiển vi, nhưng chúng có thể kết nối khoảng trống trong chất xám do bệnh tật hoặc chấn thương gây ra, chúng có chức năng tương tự như một viên gạch hoặc miếng Lego chèn vào để kết nối 2 cấu trúc.
Pin Mặt Trời: Giải mã những tế bào quang điện tí hon
Trong khi giá điện không hề giảm, mức tiêu thụ điện vẫn không ngừng tăng, thì pin mặt trời đang dần trở thành gải pháp tất yếu. Tuy nhiên ít ai biết rằng những tấm pin mặt trời khổng lồ ấy lại được tạo nên từ những tế bào quang điện tí hon. Hiểu về nguyên lý hoạt động của pin mặt trời sẽ giúp người dân tiệm cận với một trong những công nghệ văn minh hiện đại nhất của nhân loại.
Các tấm pin mặt trời khổng lồ được ghép nối từ những tế bào quang điện siêu nhỏ giống như cơ thể con người được tạo nên từ những tế bào li ti. Chính những tế bào quang điện siêu nhỏ đã chuyển hóa quang năng thành điện năng. Mỗi tế bào chỉ tạo ra nguồn điện bé nhỏ nhưng ghép nhiều tế bào lại thì sẽ được nguồn năng lượng khổng lồ, đến mức bạn có thể sử dụng điện từ mặt trời để bật điều hòa đắp chăn nằm đọc bài viết này.
Các tế bào quang điện siêu nhỏ ấy lại được tạo nên từ hai chất bán dẫn là N và P. Chất bán dẫn được ví von như chàng thanh niên "Hi-Fi" đa tài, lúc thì dẫn điện lúc lại không dẫn điện tùy vào từng hoàn cảnh nhất định. Chất bán dẫn lại thường được chế tạo từ Silic, bán dẫn loại N được pha thêm một số tạp chất để tạo ra các electron tự do mang điện âm (-), ngược lại bán dẫn loại P được pha thêm các nguyên tố nhằm tạo ra lỗ trống thiếu electron mang điện tích dương ( ).
Vì thế khi sản xuất tế bào quang điện các kỹ sư đã đặt bán dẫn N nằm sát với bán dẫn P. Khu vực tiếp giáp giữa N và P lại tạo ra vùng trung hòa hay còn gọi là "vùng nghèo" do các các electron từ N nằm ở vùng biên chạy sang lỗ trống của P. Chính vùng nghèo này lại trở thành "bức tường" cách điện vì các electron bên N không thể tiếp tục chạy sang lỗ trống của P được nữa.
Khu vực vùng nghèo tiếp xúc với N do thiếu electron nên tích điện dương ( ) còn khu vực vùng nghèo do nhận thêm electron nên tích điện âm (-). Hai khu vực này cũng tạo ra một điện trường rất rất nhỏ. Khi đưa tế bào quang điện ra ngoài, ánh sáng mặt trời mang các proton siêu nhỏ chiếu vào vùng nghèo khiến electron bật ra khỏi lỗ trống và di chuyển về phía bán dẫn N, còn các lỗ trống di chuyển về phía bán dẫn P.
Lớp N lúc này có nhiều electron tự do còn lớp P có thêm nhiều lỗ trống. Chỉ cần nối dây dẫn vào hai lớp này thì sẽ làm cho các electron tự do di chuyển từ N sang P và tạo nên dòng điện. Nếu trời càng nắng, ánh sáng càng mạnh thì càng có nhiều hạt proton bắn vào làm cho electron tự do bắn ra nhiều hơn tạo nên dòng điện lớn hơn.
Có thể tạm hiểu một cách đơn giản là ánh sáng mặt trời có chứa các hạt proton bắn vào chất bán dẫn làm các electron bật ra khỏi liên kết. Khi electron bật ra bên bán dẫn N thì sẽ chạy theo dây dẫn đi sang lỗ trống của bán dẫn P làm nảy sinh dòng điện. Trời càng nắng to thì lượng điện năng được sinh ra càng nhiều.
Với những phân tích trên đã giải mã kỹ lưỡng cấu tạo cực kỳ đơn giản của các tế bào quang điện, cơ sở chuyển hóa quang năng thành điện năng. Mặt trời vẫn sáng rực và các hạt proton vẫn bắn đầy vào mặt đất. Vậy tại sao mỗi người, mỗi gia đình không biết tận dụng phát minh quan trọng này để góp phần tạo nên nguồn năng lượng tái tạo bất tận, giảm thiểu sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng truyền thống đang gây ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu.
Việc thay đổi nhận thức và ứng dụng khoa học - công nghệ nhằm thay đổi môi trường sống, cách sống của người dân sẽ thật sự khó khăn nếu không có những chính sách khích lệ. Bên cạnh đó, các ngân hàng, doanh nghiệp công nghệ pin mặt trời và người dân cũng cần ngồi lại với nhau để bàn tính cách thức triển khai cho những kế hoạch dài hạn. Chỉ khi có những giải pháp đồng bộ, sự vào cuộc của các cơ quan, doanh nghiệp và người dân thì mới có thể tạo nên những bước đột phá nhằm xây dựng một xã hội phát triển bền vững.
Trí tuệ nhân tạo giải quyết bí ẩn về 22.000 trận động đất siêu nhỏ Bí ẩn hàng chục nghìn trận động đất nhỏ xảy ra ở một thị trấn tại bang California (Mỹ) cuối cùng đã được giải đáp bằng thuật toán AI. AI đã kiểm tra hàng chục ngàn cơn chấn động xảy ra dưới bề mặt. Những cơn rung chấn quá nhỏ quá nhỏ để con người cảm nhận được nhưng lại khiến các nhà...