Robot thay bệnh nhi đến trường
Đối với bệnh nhi phải trải qua quá trình điều trị dài hạn hoặc chật vật đối mặt với các vấn đề sức khỏe tâm thần, công ty No Isolation ( Na Uy) đã phát triển robot AV1 có thể thay thế các em đến trường.
Robot AV1 được sử dụng trong một lớp học ở Anh. ẢNH: NO ISOLATION
Robot AV1 nhìn bề ngoài như một phiên bản đơn giản gồm phần đầu và thân của cơ thể người, một dạng của robot avatar. Nó có thể xoay 360 độ và được lắp camera, microphone và loa phát thanh. Các giáo viên chỉ cần đặt robot lên bàn ở lớp học và bệnh nhi điều khiển robot từ xa thông qua ứng dụng.
“Các em có thể dùng ngón tay gõ hoặc quẹt trái phải trên màn hình để quan sát những góc độ khác nhau của lớp học”, Đài CNN dẫn lời bà Florence Salisbury, Giám đốc tiếp thị của No Isolation.
Bệnh nhi có thể nói chuyện với giáo viên hoặc bạn học nhờ vào loa, và ứng dụng có tùy chọn “giơ tay phát biểu” thông qua đèn chớp sáng trên đầu robot. Bệnh nhi cũng có thể chọn những biểu tượng bày tỏ cảm xúc hiển thị trên mắt robot.
AV1 được thiết kế với những tính năng bảo vệ quyền riêng tư. Robot không thu thập dữ liệu cá nhân, và ứng dụng không cho phép ghi âm hoặc chụp màn hình. Tính năng mã hóa được áp dụng cho mỗi lần truyền trực tiếp, và mỗi thiết bị chỉ chấp nhận một người kết nối duy nhất vào thời điểm sử dụng.
Giám đốc Salisbury thống kê hiện có khoảng 3.000 robot được kích hoạt tại 17 quốc gia, đa số ở Anh và Đức với mỗi nước có hơn 1.000 robot đang hoạt động.
Ở Anh, các trường học có thể thuê robot AV1 với giá mỗi tháng khoảng 150 bảng Anh (gần 4,9 triệu đồng), hoặc chọn phương án mua đứt một lần với giá 3.700 bảng Anh, thêm gói dịch vụ 780 bảng Anh/năm.
Video đang HOT
Theo bà Salisbury, có lẽ lợi ích lớn nhất mà robot AV1 có thể mang đến là duy trì các kết nối xã hội. Bà kể lại câu chuyện một học sinh 15 tuổi ở Warwickshire (Anh) sử dụng AV1 đi ăn trưa với bạn bè, giúp học sinh cảm thấy mình vẫn là một phần của bạn bè, học đường.
“Trong quá trình một học sinh phải vắng mặt kéo dài, khi mà các bạn cùng lớp không thể gặp người bạn đó, sự nối kết với trường học có thể trở thành dây cứu sinh cho học sinh sử dụng robot, đặc biệt đối với các em đang mắc bệnh nặng”, bà Salisbury giải thích.
Robot AV1 có bề ngoài đơn giản. ẢNH: NO ISOLATION
Chứng minh tầm quan trọng của mỗi trẻ em
Theo số liệu thống kê mới nhất do chính phủ Anh thực hiện và công bố trên trang explore-education-statistics.service.gov.uk, hơn 19% số học sinh nước này thường xuyên vắng mặt trong mùa thu năm học 2023-2024, với 7,8% vì lý do bệnh tật.
AV1 được trình làng trước khi đại dịch Covid-19 ập đến. Giờ đây, một số trường học vẫn tiếp tục dùng robot để giúp những học sinh gặp khó khăn trong quá trình tái hòa nhập môi trường học đường.
Quỹ Ung thư Chartwell (Anh) đang sở hữu 25 robot AV1 để cung cấp cho các em mắc bệnh hiểm nghèo. Nhà sáng lập quỹ Michael Douglas cho hay với robot này, các bệnh nhi vẫn có thể tiếp tục đến lớp thậm chí đang được điều trị bên trong phòng chăm sóc đặc biệt.
“Robot được các bậc phụ huynh yêu thích và đang tạo nên sự khác biệt”, ông cho biết, thêm rằng “robot mang đến cảm giác rằng đứa trẻ mà nó đại diện thật đặc biệt”.
Tuy nhiên, vẫn có một số thách thức về khía cạnh hành chính gây cản trở việc đưa robot vào trường học, chẳng hạn như vài trường không thể duy trì cơ sở hạ tầng kỹ thuật cần thiết để robot vận hành, do tín hiệu Wi-Fi chập chờn hoặc sóng di động yếu.
Có khoảng 3.000 robot AV1 được kích hoạt tại 17 nước trên thế giới. ẢNH: NO ISOLATION
Tháng 6, báo cáo nghiên cứu được bình duyệt và đăng trên chuyên san Frontiers in Digital Health trình bày phát hiện liên quan đến việc sử dụng robot AV1 ở Đức và một dòng robot avatar khác là OriHime của Nhật Bản.
Kết quả cho thấy những công nghệ như AV1 mang đến cơ hội duy trì kết nối xã hội và học tập cho trẻ. Tuy nhiên, báo cáo lưu ý phải bảo đảm việc tiếp cận bình đẳng cho công nghệ này, và cần tổ chức các khóa đào tạo cho giáo viên để họ nắm rõ những khía cạnh kỹ thuật và xã hội của robot.
Tháng 8 năm ngoái, No Isolation đưa vào hoạt động Học viện AV1, một thư viện tập hợp các tài liệu đào tạo và tài nguyên cần thiết nhằm cải thiện phạm vi sử dụng robot.
Bé gái 3 tuổi tắc ruột do ăn cả búi tóc dài 15cm
Mắc "hội chứng ăn tóc", bé gái 3 tuổi tại Đắk Lắk đã tự bứt tóc của mình để ăn.
Sau đó, cháu bé đau bụng âm ỉ được đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Ngày 10/10, thông tin từ Bệnh viện Đại học Y dược Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), bác sĩ của đơn vị đã phẫu thuật cho một bệnh nhi 3 tuổi mắc "hội chứng ăn tóc" và lấy được nhiều búi tóc từ bụng của cháu bé.
Trước đó, bệnh viện này tiếp nhận bệnh nhi 3 tuổi (trú huyện Cư Kuin, Đắk Lắk) trong tình trạng đau bụng quanh rốn âm ỉ kèm bụng chướng, cơ thể bé gầy gò, xanh xao.
Trong ruột của bệnh nhi có nhiều búi tóc lớn nhỏ gây ảnh hưởng đến tiêu hóa (Ảnh: Uy Nguyễn).
Người nhà cho biết bệnh nhi có thói quen tự bứt tóc của mình để ăn được khoảng 3 tháng nay và rất biếng ăn. Gia đình có đưa cháu đi khám ở một số cơ sở nhưng tình trạng không cải thiện.
Tiếp nhận bệnh nhi, bác sĩ thực hiện cận lâm sàng chẩn đoán lồng ruột non, tắc ruột và có dị vật đường tiêu hóa nghi do búi tóc.
Quá trình phẫu thuật bác sĩ đã lấy được một búi tóc dài 15x10cm chiếm gần toàn bộ dạ dày, tá tràng và lấy thêm 3 búi tóc nhỏ kích thước 2x3cm.
Cháu bé đã tự bứt tóc của mình để ăn (Ảnh: Uy Nguyễn).
Sau phẫu thuật, bệnh nhi ổn định được điều trị, theo dõi sát. Khi tình trạng ổn, bệnh nhi đã được cho xuất viện.
Bác sĩ khuyến cáo người thân khi chăm sóc trẻ cần quan sát kỹ các biểu hiện của trẻ nếu phát hiện các bất thường như giật tóc, ăn tóc cần đưa ngay đến các cơ sở y tế để kịp thời phát hiện, có hướng điều trị phù hợp.
Hội chứng Rapunzel hay còn gọi là hội chứng "công chúa tóc mây" khi người bệnh có thói quen tự giật và ăn tóc.
Tình trạng này có thể dẫn đến hình thành một búi tóc trong dạ dày hoặc ruột gây ra các vấn đề tiêu hóa nghiêm trọng.
Xót xa bé gái sơ sinh khoảng 2 ngày tuổi bị bỏ rơi ở ven đường, nhiều bộ phận có dòi bọ Bé gái khoảng 2 ngày tuổi bị bỏ rơi bên lề đường, được một người dân phát hiện, đưa tới Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cấp cứu trong tình trạng còn nguyên dây rốn, nhiều tổn thương trên cơ thể. Bé gái sơ sinh khoảng 2 ngày tuổi bị bỏ rơi ven đường đang được chăm sóc tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa...