Robot sống đầu tiên được chế tạo từ phôi thai ếch
“Chúng không phải là robot bình thường hay là một loài động vật mới mà là đẳng cấp mới của sự sáng tạo: Sinh vật sống có thể lập trình”, các nhà khoa học chia sẻ.
Nhóm các nhà nghiên cứu lấy tế bào từ phôi ếch và biến chúng thành cỗ máy có thể được lập trình để hoạt động theo ý muốn. Họ khẳng định chúng sẽ được công nhận là robot sống đầu tiên.
Robot sống được phát triển từ phôi thai ếch.
Trong bài báo khoa học mới đây, nhóm nghiên cứu cho biết, lần đầu tiên loài người có thể tạo ra những cỗ máy lập trình với cấu tạo hoàn toàn sinh học. Chuyên gia Joshua Bongard của Đại học Vermont (Mỹ), người đồng lãnh đạo nghiên cứu cho biết đây là những cỗ máy sống bước ra từ tiểu thuyết, đó không phải là một robot truyền thống hay một loài động vật được biết đến.
Nó có đẳng cấp mới của sự sáng tạo: Một sinh vật có thể lập trình được. Các “xenobots” (cơ quan giả được lập trình) này có thể vận chuyển thuốc trong cơ thể bệnh nhân hoặc làm sạch đại dương. Chúng cũng có thể tự chữa lành cho bản thân khi gặp hư hại.
Các sinh vật mới được thiết kế bằng siêu máy tính và sau đó được chế tạo bởi các nhà sinh học, có thể sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Đồng lãnh đạo sáng chế, Michael Levin đến từ Trung tâm Sinh học Tái sinh và Phát triển thuộc đại học Tufts (Mỹ) cho biết: “Chúng ta có thể tưởng tượng nhiều ứng dụng hữu ích của những robot sống này mà các người máy khác không thể làm như tìm kiếm các hợp chất nguy hiểm hoặc ô nhiễm phóng xạ, thu thập microplastic trong đại dương, di chuyển trong các động mạch để cạo sạch mảng bám”.
Sinh vật mới được thiết kế trên các siêu máy tính. (Ảnh cắt từ clip của Đại học Vermont)
Các nhà khoa học cho rằng việc thiết kế robot từ những vật liệu sống như vậy có thể dẫn đến những thay đổi lớn trong cách sử dụng công nghệ. Các xenobots có thể tái sinh và hoàn toàn phân hủy khi chúng chết. Hơn nữa, chúng có thể tự sửa chữa.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng thừa nhận mối nguy hiểm khi sự phát triển có thể được khai thác vào những mục đích khác, dẫn đến những hậu quả không lường trước.
QUÂN KHANH
Theo vtc.vn/Independent
Công nghệ đang thay đổi những đám tang như thế nào?
Phá vỡ mọi quy tắc về cái chết, các công ty công nghệ đang tạo ra những thứ kỳ lạ như bộ đồ liệm làm từ nấm, bình đựng tro cốt hình tên lửa hay biến tro cốt thành kim cương.
Khi Luke Perry, nam diễn viên từng xuất hiện trong sê-ri truyền hình Beverly Hills, 90210 qua đời năm ngoái ở tuổi 53, toàn bộ cơ thể ông được bọc trong một bộ đồ lót màu đen và trắng trông khá gớm ghiếc. Tấm vải liệm này, được làm hoàn toàn bằng nấm và các sinh vật nhỏ khác, được thiết kế để từ từ biến ông thành... phân trộn.
Bộ đồ trị giá 1.500 USD, được thực hiện bởi công ty khởi nghiệp công nghệ tang lễ xanh Coeio, cam kết giảm thiểu tác động môi trường của người chết và làm sạch các chất độc từ cơ thể, thứ có thể xâm nhập vào môi trường bằng cách cho nấm ăn chúng.
"Cha tôi đã phát hiện ra nó và phấn khích vì điều này, hơn những gì tôi từng thấy. Ông đã được chôn cất trong bộ đồ này, đó là một trong những điều ước cuối cùng của ông", con gái của Perry đã giải thích trong một bài đăng trên Instagram .
Coeio, được thành lập bởi Jae Rhim Lee, tốt nghiệp MIT, là một trong số các công ty khởi nghiệp đang cố gắng giành thị phần trong thị trường tang lễ truyền thống trị giá 2 tỷ bảng Anh mỗi năm, mà cho đến nay thường dựa vào việc chôn cất hoặc hỏa táng. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều những lời đề nghị mới và mong muốn của Perry chưa phải là điều lập dị nhất. Một số người muốn biến tro cốt của mình thành một viên kim cương đẹp, một bản ghi đĩa than, hoặc thậm chí tạo ra một bia mộ cá nhân có khả năng phát video hoài cổ về mình khi mọi người đi ngang qua .
Trên thực tế, những người lựa chọn một bộ đồ nấm kỳ quặc thay vì mua một chiếc quan tài có thể sẽ tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể. Số liệu mới được công bố gần đây cho thấy mức giá trung bình cho chi phí tang lễ và chứng thực di chúc ở Anh đã tăng lên 9.493 bảng (khoảng 285 triệu đồng) vào năm 2019, tăng hơn 70% kể từ năm 2014. Chỉ riêng một đám tang đã tốn trung bình 4.417 bảng (khoảng 132 triệu), theo dữ liệu từ công ty bảo hiểm SunLife. Đây là một số tiền không nhỏ đối với các gia đình có thu nhập thấp. Một báo cáo năm 2014 của Đại học Bath - được công bố khi chi phí cho đám tang thấp hơn nhiều so với hiện giờ - ước tính rằng 100.000 người "không đủ khả năng để chết".
Đây là một viên kim cương, nhưng cũng là tro cốt của một người đã khuất.
Các công ty công nghệ từ lâu nhận ra thị trường trên thực tế đã bị chi phối bởi các giám đốc nhà tang lễ, những người có thể đã đẩy chi phí dịch vụ lên từ 300% đến 600%. Một số dịch vụ quảng cáo trực tuyến còn so sánh chi phí tang lễ giữa các bên và tuyên bố rằng người dùng có thể tiết kiệm tới 1.000 bảng (khoảng 30 triệu đồng) bằng cách mua quan tài hoặc đặt dịch vụ tang lễ trực tuyến.
"Giám đốc nhà tang lễ của bạn sẽ không nói với bạn rằng chôn cất theo kiểu thân thiện môi trường sẽ giúp tiết kiệm hai phần ba chi phí, hoặc chiếc quan tài bằng đồng sáng bóng đắt tiền mà bạn đã phải trả thêm nếu không được dùng sẽ đem bán như kim loại phế liệu", Derrick Grant, người sáng lập công ty tang lễ giá rẻ Willow nói. "Các gia đình có thu nhập trung bình sẽ có khoản nợ trung bình 1.600 bảng sau khi trang trải chi phí mai táng, và đó thường là các khoản vay nóng."
Ông cho rằng nhiều gia đình thường chịu áp lực phải đưa ra quyết định trong một thời gian ngắn và không có ai tư vấn hỗ trợ. Do đó, kết cục là họ phải mua một chiếc quan tài bị bơm giá, cùng các dịch vụ không có thật với chi phí lớn.
Ở Anh, chi phí tang lễ cao khiến cho nhiều người nghèo tới mức "không đủ khả năng để chết".
Nhưng tiền không phải là vấn đề duy nhất. Chôn cất và hỏa táng gây hại cho môi trường, vì các hóa chất độc hại từ cả hai phương pháp trên đều thẩm thấu vào không khí và đất. Số liệu của Liên minh người tiêu dùng về tang lễ, một tổ chức phi chính phủ, cho thấy có tới 246.240 tấn carbon dioxide được giải phóng mỗi năm do hỏa táng, tương đương với lượng khí thải của 41.040 xe hơi.
Trong khi đó, thay vì mua một chiếc quan tài bằng gỗ đắt tiền sẽ không bị phân hủy cho đến ít nhất 50 năm sau khi chôn cất, người dùng có thể mua một chiếc quan tài bằng bìa cứng với giá chỉ 95 bảng (khoảng 2,8 triệu đồng) và giảm tới 50% lượng khí thải carbon.
Một cách cực đoan hơn, công ty khởi nghiệp về tang lễ ở Mỹ mang tên Recompose có kế hoạch cung cấp các thùng ủ hình lục giác, nơi các thi thể sẽ được ký gửi để tạo ra đất đai mà các gia đình có thể mang về nhà, từ năm 2021. Một công ty có tên Eternal Reefs đề nghị gửi tro cốt của khách hàng xuống đáy đại dương trong một "quả bóng" có khả năng phân hủy sinh học hoàn chỉnh để giúp bảo vệ biển.
Thậm chí, bạn có thể lựa chọn mặc một bộ đồ liệm làm từ nấm để phân hủy cơ thể hoặc một chiếc quan tài đan bằng liễu gai, hay thậm chí đưa tro cốt vào không gian nếu có đủ tiền.
Tuy nhiên, việc đưa tro cốt ra ngoài không gian không hề dễ dàng. Diễn viên người Canada James Doohan, một trong những người muốn đưa tro cốt của mình lên không gian hay mặt trăng, đã phải chấp nhận mai táng trên một sườn đồi ở New Mexico, sau khi một loạt tên lửa phục vụ công tác này phóng thất bại và phát nổ.
Nếu muốn có một "cái kết" độc đáo hơn, bạn có thể sử dụng dịch vụ của một công ty in 3D. Đơn vị này có thể chế tạo ra cho bạn một chiếc bình đựng tro cốt, được thiết kế từ một nghệ sĩ nổi tiếng và có thể đặt nó ở bất cứ nơi nào trên thế giới, với giá 2.500 USD. Pete Saari, người sáng lập công ty này, nói rằng nhiều người đã yêu cầu đặt tro cốt của họ trong những chiếc bình đựng có hình dạng như những chiếc xe cổ điển, tàu tên lửa hoặc một con vật yêu thích.
Ông nói rằng ngành công nghiệp tang lễ từ chối sự đổi mới và việc đưa công nghệ vào gặp nhiều khó khăn, "gần như không thể thực hiện được" bởi vì các công ty tang lễ luôn có một danh sách các sản phẩm và dịch vụ được định sẵn và họ không thích những mọi người cố gắng vượt ra ngoài khuôn khổ.
"Bây giờ, có những công nghệ tốt hơn ngoài kia để giúp cung cấp một cái gì đó thực sự có ý nghĩa", Saari nói.
Tham khảo Wired
Bảo Nam
Theo toquoc.vn
Khách sạn 4 sao gây phẫn nộ vì phục vụ món vượn con hun khói Một khách sạn 4 sao ở Châu Phi bị tố cáo phục vụ món vượn con hun khói trong thực đơn chọn món của mình. Món ăn có tên gọi "Bébé chimpanzé fumé" (Tạm dịch: vượn con hun khói) được phục vụ với giá 35 USD (khoảng 800.000 đồng) ở Khách sạn Beatrice ở Kinshasa, thủ đô của Cộng hoà Dân chủ Congo....