Robot nổi loạn, giết người như trong phim ở nhà máy Mỹ
Robot nổi loạn được cho là nguyên nhân dẫn đến cái chết của nữ kỹ sư 57 tuổi, làm việc tại nhà máy sản xuất phụ tùng xe hơi ở bang Michigan, Mỹ.
Robot không nên được thiết kế để có thể làm hại con người. Ảnh minh họa.
Theo như đơn kiện của một người đàn ông Mỹ tại tòa án liên bang Michigan, vợ ông bị “mắc kẹt dưới cỗ máy tự động và chết ngay tại chỗ” vào tháng 7.2015, Independent đưa tin.
Nạn nhân là Wanda Holbrook, một nữ kỹ sư đã làm việc ở nhà máy Ventra Ionia được 12 năm.
William Holbrook, chồng của bà Wanda, nộp đơn kiện 5 công ty sản xuất sản xuất và lắp đặt robot tại nhà máy vì sự sơ suất và lỗi thiết kế gồm Prodomax, Flex-N-Gate, FANUC, Nachi, và Lincoln Electric, đồng thời yêu cầu bồi thường.
Wanda Holbrook và chồng.
Với vai trò là kỹ sư, bà Wanda cũng thường xuyên làm công tác bảo trì hoạt động của robot. Hoạt động này cần được kiểm tra định kỳ.
Trong sự cố tháng 7.2015, Con robot bất thình lình tiến đến khi bà Wanda đang làm việc tại ô 100 của nhà máy, đơn kiện có đoạn viết. Các ô được ngăn cách bằng cửa an toàn. Trên lý thuyết con robot không thể đến gần Wanda, nhưng bằng cách nào đó nó vẫn vượt qua được.
“Wanda đang làm việc ở khu vực 140 hoặc 150 bên trong ô 100 thì con robot ở khu vực 130 xuất hiện khiến cô ấy vô cùng bất ngờ”, người chồng cho biết trong đơn kiện. “Robot đánh và ghì đầu Wanda vào giữa dây chuyền lắp ráp. Cô ấy đã phải chịu đau đớn khủng khiếp cho đến chết”.
“Đáng lẽ con robot ở khu vực 130, không được phép vào khu vực 140 và không có quyền kích hoạt dây chuyền. Một trục trặc ở hệ thống hoặc thiết bị an toàn, dẫn đến cái chết của bà Wanda”, đơn kiện của ông William viết.
Video đang HOT
Nhà máy phụ tùng xe hơi Ventra Ionia, nơi bà Wanda qua đời.
Khi đồng nghiệp ở các ô lân cận phát hiện ra vụ việc, nạn nhân đã qua đời với chấn thương nặng nề ở vùng đầu. Cái chết của bà Wanda là sự mất mát không thể bù đắp đối với người thân, đặc biệt là chồng con bà.
Amanda Butler, phát ngôn viên Lincoln Electric từ chối bình luận về vụ kiện. “Trong khi chúng tôi không bình luận cụ thể về vụ kiện này, chúng tôi đảm bảo rằng Lincoln Electric đáp ứng các quy định về thiết kế và sản xuất”.
Trường hợp tử vong do tác động của robot rất hiếm gặp trong lịch sử. Năm 1979, một công nhân qua đời do bị cánh tay robot của dây chuyền sản xuất đập trúng ở nhà máy Ford tại Flat Rock, Michigan.
Theo Danviet
Người nhập cư Mỹ tiếp tục... ngồi trên đống lửa
Sau khi thất bại trong việc áp đặt sắc lệnh nhập cư vào hồi cuối tháng 1, Tổng thống Donald Trump đang chuẩn bị cho ra sắc luật mới sửa đổi. Nhiều khả năng điều này sẽ không bị phản đối. Giới nhập cư ở Mỹ đã nghe phong thanh về nội dung sắc luật mới và giờ họ như ngồi trên đống lửa.
Sắc lệnh hạn chế nhập cư hôm 27-1 của tân Tổng thống Mỹ đã gây ra tình trạng hỗn loạn ở các sân bay trên khắp thế giới, khi những người có trong tay thị thực còn hạn nhưng bị buộc rời khỏi chuyến bay đến Mỹ hoặc bị từ chối nhập cảnh tại các sân bay Mỹ.
Sắc lệnh cũng cho thấy một sự chia rẽ sâu sắc trong cộng đồng người dân Mỹ cũng như nhận được không ít chỉ trích từ các công ty và đồng minh Hoa Kỳ trước khi chính thức bị Tòa án Liên bang tạm ngừng. Ngay sau đó, sắc lệnh này đã bị tư pháp của một số bang và thành phố đình chỉ thực thi gây nên một cuộc tranh cãi pháp lý giữa Nhà Trắng và tư pháp suốt từ đó đến nay.
Đáng lý ra trong tuần này, chính quyền Donald Trump đã ban hành sắc luật mới nhưng hôm 22-2 thông báo hoãn lại sang tuần sau. Thông báo của Nhà Trắng nói rằng chỉ thị mới sẽ đáp ứng những quan ngại pháp lý nêu ra bởi tiểu bang Washington, thành phố San Francisco và những nơi khác khi sắc lệnh đầu tiên được ban hành hôm 27-1.
Thư ký báo chí của Nhà Trắng Sean Spicer ra thông báo liên quan đến sắc lệnh hành pháp về an ninh biên giới và tăng cường thực thi luật di trú ngày 22-2.
Cùng ngày 22-2, Bộ An ninh nội địa Mỹ thông báo đã nhận được bản dự thảo đề nghị dài 11 trang từ Nhà Trắng và đang lên kế hoạch thực thi. Theo tiết lộ của hãng tin AP sau khi có được bản dự thảo trên thì sắc lệnh di dân sửa đổi của chính quyền Trump bao gồm một số đề xuất như công khai tội trạng của người nhập cư, đưa lực lượng cảnh sát địa phương vào nhóm thi hành luật nhập cư, xây thêm trung tâm giam giữ, đồng thời tăng cường trục xuất người nhập cư trái phép.
Các giới chức Bộ An ninh nội địa không muốn nêu danh tính cho báo giới biết: dù bất cứ di dân bất hợp pháp nào tại Mỹ cũng có thể bị trục xuất, nhưng sẽ "ưu tiên" trục xuất những người nào có thể là một mối đe dọa. Những người này bao gồm những người mới đến gần đây, những người bị kết tội và những người bị truy tố nhưng chưa có án.
Hướng dẫn mới có ảnh hưởng đối với những di dân không chứng minh được đã có mặt tại nước Mỹ hơn 2 năm, họ sẽ bị "trục xuất nhanh chóng". Hiện nay chỉ những di dân bị bắt gần biên giới và không thể chứng minh đã có mặt tại Mỹ hơn 14 ngày sẽ bị trục xuất nhanh. Hướng dẫn cũng chỉ thị cho cơ quan thi hành luật di trú và hải quan bắt giữ những di dân hiện đang chờ phán quyết của tòa về việc họ có bị trục xuất hay được cho tị nạn hay không.
Cơ quan này cũng đang có kế hoạch gửi trả những di dân không phải người Mexico vượt biên giới phía nam nước Mỹ về lại Mexico trong khi chờ đợi quyết định về trường hợp của họ.
Tuy nhiên, các giới chức Bộ An ninh nội địa nói thêm: nhiều chỉ thị đối với các nhân viên di trú phác họa trong bản hướng dẫn sẽ không được thi hành ngay tức khắc vì còn tùy thuộc vào quốc hội, ý kiến của công chúng, hay thương thuyết với các nước khác.
Các lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra người nhập cư trái phép.
Mặc dù vậy, theo AP, Bộ An ninh nội địa đang cân nhắc dự án sử dụng Vệ binh Quốc gia vào việc bố ráp các di dân bất hợp pháp, 100.000 Vệ binh Quốc gia sẽ được triển khai cho nhiệm vụ này. 4 tiểu bang có biên giới giáp với Mexico là California, Arizona, New Mexico và Texas là trọng tâm, nhưng 7 tiểu bang kế cận cũng sẽ là mục tiêu, bao gồm Oregon, Nevada, Utah, Colorado, Oklahoma, Arkansas, Louisiana. Thống đốc của 11 tiểu bang được quyền đồng ý hay không đồng ý triển khai Vệ binh Quốc gia cho chiến dịch này.
Sau tiết lộ của AP, trong buổi thuyết trình với báo chí hàng ngày, phát ngôn viên chính phủ Sean Spicer cải chính, nói rằng: "ó không phải là tài liệu của Nhà Trắng". Theo lời ông "bản tin của AP là 100% không đúng" và "không có kế hoạch nào như vậy". Bằng giọng tức giận, Spicer phê phán AP là "vô trách nhiệm" khi đưa ra tin này.
Nhân viên Bộ An ninh nội địa cho biết đã thảo luận dự án này từ ngày 17-2, nhưng đây mới chỉ là bản sơ thảo và cũng chưa được trình lên cho Bộ trưởng John Kelly chấp thuận.
Breitbart.com, mạng lưới truyền thông của phe cực hữu, trước kia do các cố vấn cao cấp của ông Donald Trump như Steve Bannon và Kellyane Conway điều hành, tố cáo AP đã loan "tin giả". Tuy nhiên tờ New York Daily News nhận xét là phát ngôn viên Sean Spicer không minh định rằng Nhà Trắng chưa bao giờ bàn đến một kế hoạch như thế.
Lên tiếng sau những tin đồn trên, Tổng Chưởng lý bang New York, Eric Schneiderman hôm 22-2 tuyên bố rằng Chính phủ liên bang Mỹ không có thẩm quyền pháp lý thực thi các lệnh trục xuất vừa ban hành ở cấp địa phương. Đài Sputnik của Nga trích lời ông Schneiderman cho biết: "Theo như các hướng dẫn pháp lý do văn phòng của tôi ban hành hồi tháng 1 vừa qua, các cơ quan thực thi luật pháp cấp địa phương và bang không bị buộc phải tham gia vào các chính sách trục xuất thiếu khôn ngoan và không hợp lý của Tổng thống Trump".
Theo Sputnik, ông Schneiderman lập luận rằng, các chỉ thị trên về cơ bản gây tổn hại lòng tin được thiết lập giữa các cơ quan thực thi pháp luật và các cộng đồng nhập cư, phá hoại an ninh quốc gia cũng như an toàn công cộng.
Theo nhận định của một số quan sát viên, cho dù chưa có quyết định cụ thể, việc để tiết lộ một dự án như vậy có thể là cố ý, nhằm đáp ứng sự mong đợi của những cử tri đã ủng hộ ông Trump trong thời kỳ tranh cử vì tin tưởng ông sẽ có một chính sách mạnh mẽ đối phó với di dân.
Các di dân bất hợp pháp hay chưa hoàn thành đầy đủ thủ tục nhập cư hợp lệ vẫn tiếp tục sống trong tình trạng lo âu cho số phận của họ từ khi ông Donald Trump đắc cử. Về lý tưởng, mọi người đều đồng ý rằng nước Mỹ là xứ sở của di dân, nhưng trải qua lịch sử, thái độ đối đãi của chính quyền và của những di dân đến trước đã có nhiều biến chuyển trong từng thời kỳ. Vào những giai đoạn mà đời sống kinh tế không dễ dãi, vì lợi ích riêng trước mắt, những người cũ nhìn dân mới nhập cư chỉ như là sự va chạm cạnh tranh, gây thiệt hại cho họ.
Lực lượng Vệ binh Quốc gia tuần tra biên giới Mỹ - Mexico năm 2015.
Theo Pew Research Center thì số di dân bất hợp lệ vào Mỹ, chủ yếu là từ Mexico, tăng dần mỗi năm, từ 3,5 triệu năm 1990 lên tới 12,2 triệu năm 2007, sau đó giảm dần và ổn định ở mức khoảng 11 triệu cho đến nay. Ông Donald Trump đã nhiều lần đe dọa trục xuất hết 11 triệu di dân bất hợp pháp và xây bức "trường thành" dài gần 2.000 dặm ở biên giới Mỹ-Mexico. Lời hứa hẹn ấy được một thành phần cử tri ủng hộ góp phần cho sự thắng cử của ông, và bây giờ di dân lo lắng chờ xem hành động.
Cũng theo Pew Research Center thì năm 2014, trong lực lượng lao động Mỹ có 8 triệu di dân bất hợp pháp - 5% - đã giảm dần từ năm 2009. Sáu tiểu bang tập trung 59% di dân bất hợp pháp là: California, Texas, Florida, New York, New Jersey, Illinois, tuy nhiên giảm dần từ 2009 đến 2014. Trong số các di dân này khoảng 41% đã sống ở Mỹ từ trên 10 năm. Số người mới đến chưa tới 5 năm chỉ có 7% so với 22% di dân bất hợp pháp từ tất cả các quốc gia khác.
California có khoảng 2,4 triệu di dân không đủ giấy tờ hợp lệ, 6,3% dân số tiểu bang, theo Pew Research Center. Nhưng Migration Policy Institute ước lượng California có hơn 3 triệu di dân bất hợp pháp, 70% đến từ Mexico, 480.000 từ Trung Mỹ và 412.000 từ châu Á.
Có khoảng 1,4 triệu di dân gốc Việt Nam ở Mỹ trong đó hơn 70% đến trước năm 2000. Di dân Việt đứng hàng thứ 6 trong các nhóm di dân, sau Mexico, Ấn ộ, Trung Quốc, Philippines và El Salvadore. Hiện nay 72% di dân gốc Việt đã nhập quốc tịch Mỹ, nhưng cũng có khoảng 2% là di dân không có giấy tờ hợp pháp.
Trong lúc chờ đợi mọi điều rõ ràng, di dân bất hợp pháp tại Mỹ đang nháo nhào. Hãng tin Reuters cho biết, số người tị nạn chạy sang Canada qua những khu vực biên giới xa xôi và không có chốt bảo vệ giữa nước này với Mỹ đã gia tăng trong mấy tuần gần đây, do lo ngại về việc chính quyền Trump sẽ mạnh tay với người nhập cư trái phép.
Theo Bộ An toàn công cộng Canada, từ đầu năm đến ngày 13-2, đã có khoảng 3.800 người xin tị nạn ở Canada, tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, và có khả năng con số của cả năm sẽ tái lập mức đỉnh 36.867 người xin tị nạn ở nước này vào năm 2008. Thời tiết ấm dần lên có thể sẽ kéo theo con số người tị nạn gia tăng.
Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy người dân Canada có quan điểm trái chiều quanh việc nước này có nên tiếp nhận thêm người tị nạn. Tuy nhiên, ngay cả các nghị sỹ theo phái tự do của Canada cũng đã bắt đầu lắng nghe lo ngại của cử tri về một dòng người tị nạn tăng mạnh, chủ yếu là từ châu Phi, Trung Đông và châu Á.
Theo Mộc Thạch ( tổng hợp)
An ninh thế giới
Phản ứng bất ngờ của bà Clinton sau khi Trump thua kiện Bà Hillary Clinton bất ngờ đăng tải thông điệp trên Twitter sau khi tòa phúc thẩm liên bang số 9 giữ phán quyết đình chỉ lệnh cấm nhập cảnh của ông Trump. Bà Hillary Clinton có mặt tại lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20.1. Theo La Times, cựu ứng viên Tổng thống đảng Dân chủ không thường xuyên...