Robot nấu ăn thông minh
Hình thức nhà hàng tự động hóa bắt đầu lên ngôi trong mùa dịch, vừa giải quyết vấn đề cắt giảm nhân sự, vừa đảm bảo vệ sinh thực phẩm bởi các món ăn sẽ được robot chế biến.
Robot nướng burger của Caliburger
Theo Fast Company, chuỗi nhà hàng tự động Spyce vừa mở lại sau thời gian đóng cửa. Đầu bếp trong Spyce là hệ thống robot tên The Infinite Kitchen có thể làm salad và các món nóng, tích hợp công thức nấu 49 món riêng biệt. Đĩa ăn sẽ được đặt trên băng chuyền rồi dừng lại ở các máy phân phối tự động có nhiệm vụ chia khẩu phần thích hợp cho mỗi suất ăn. Ngoài ra còn có một lò hấp siêu nhiệt để luộc mì, một bếp nướng để chế biến thịt và rau củ. The Infinite Kitchen có thể làm 350 suất/giờ, mỗi suất có giá trung bình 11 USD.
Các nhân viên duy nhất của Spyce là đội ngũ giao hàng sẵn sàng đem món ăn tới mọi nơi ở bang Boston (Mỹ). Việc tận dụng nguồn nhân lực sẽ giải quyết phần nào vấn nạn thất nghiệp. Thực đơn mới của Spyce có tính năng tùy chỉnh độ cay, lượng nước sốt, đáp ứng cầu ăn kiêng hay ăn chay của khách hàng.
Đồng sáng lập Michael Farid cùng ba người bạn đã có ý tưởng mở nhà bếp tự động từ lâu. Nhà hàng đầu tiên của họ mở năm 2018, nhưng vì hạn chế kỹ thuật nên nên phải đóng cửa một năm sau đó để nâng cấp hệ thống. Đại dịch đã củng cố ý tưởng nhà bếp tự động của anh, vì Spyce chỉ phục vụ đồ ăn mang đi. Michael Farid cho biết: “Chúng tôi chỉ phục vụ đồ ăn mang đi và giao hàng chứ không phải nhà hàng ăn tại chỗ”.
Hệ thống này được các cựu sinh viên Viện Công nghệ Massachusetts chế tạo
Trước Spyce đã có chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh Caliburger dùng robot Flippy có thể làm hơn 300 burger/giờ. Flippy là một cánh tay robot sáu trục do Miso Robotics thiết kế. Nhờ sử dụng nhiệt ảnh, camera và thị giác 3D, Flippy có thể biết khi nào thịt nướng chín vừa đủ.
Đại diện của Miso Robotics cho biết sử dụng robot nấu ăn có thể mang lại sự nhất quán về hương vị, khắc phục nhược điểm nêm nếm gia vị không đều của các đầu bếp. Nhưng mục tiêu lâu dài của Caliburger vẫn là “cải thiện điều kiện lao động của đầu bếp và nhân viên chứ không phải thay thế họ”.
Dù vậy, Flippy chỉ có chức năng trở thịt trên vỉ nướng, con người vẫn tham gia vào những công đoạn còn lại. Trong mùa dịch, Miso Robotics đang có kế hoạch nâng cấp Flippy thành Flippy ROAR, có thể trượt trên đường ray để di chuyển đến mọi vị trí trong nhà bếp.
Robot đưa pizza vào lò ở Zume
Spyce và Caliburger là những nhà hàng tự động hiếm hoi ở Mỹ có thể vực dậy sau thời gian phong tỏa vì dịch Covid-19. Đầu năm nay, thương hiệu Zume Pizza và Cafe X buộc phải đóng cửa các chi nhánh, cắt giảm nhân sự và tạm dừng hệ thống tự động hóa, đồng nghĩa với việc không phải chuỗi cửa hàng tự động nào cũng có thể “ăn nên làm ra” trong mùa dịch.
Robot pha cà phê của Cafe X
Chuỗi Cafe X ở San Francisco (Mỹ) dùng cánh tay robot đứng trong ki-ốt để pha cà phê, tuy vẫn phải có nhân viên nhận đơn từ khách. Còn Zume Pizza sử dụng hệ thống robot và trí tuệ nhân tạo để làm pizza. Ở đầu băng chuyền, một robot được bố trí để ép các khối bột trong vòng 9 giây, sau đó vỏ bánh pizza sẽ trượt trên băng đến vị trí phun và phết nước sốt theo yêu cầu của khách. Đến cuối băng chuyền sẽ có robot đưa bánh vào lò. Sau khi bánh chín, nhiệm vụ của nhân viên là đóng hộp vận chuyển.
Robot thông minh thu hoạch quả chín ở vườn chỉ trong tích tắc
Chú robot tương lai này sẽ giúp giảm bớt sức lao động đặc biệt dành riêng cho các chị em muốn thu hoạch các loại quả, như quả cà chua chín trong vườn của mình.
Chú robot có tên gọi Virgo 1 được sáng chế bởi một công ty mới khởi nghiệp chuyên về công nghệ Root AI có trụ sở tại Massachusetts.
Công ty này đã sử dụng trí thông minh nhân tạo để lập trình chú robot có thể hái cà chua và các loại trái cây khác khi chúng tới thời kỳ thu hoạch.
Cảm biến của chú robot có thể xác định được loại trái cây cần hái trong không gian 3D, phân tích độ chín trong thời gian làm việc để phân tích loại quả đó đã sẵn sàng để được thu hoạch hay chưa. " Nó có thể hoạt động trong cả môi trường nhiều tác động lộn xộn như cành và lá cây, thậm chí là cả các loại động vật trong tự nhiên", theo công ty Root AI cho biết.
Nếu Virgo 1 xác định được một trái cây đã chín, robot sẽ mở rộng cánh tay của nó, nắm lấy trái cây, xoắn nhanh và nhẹ nhàng tách nó khỏi cành mà không làm hỏng sản phẩm. Trong khi các robot tương tự bị hạn chế khi chỉ thu hoạch được một loại trái cây, phần mềm của Virgo 1 cho phép nó được lập trình cho bất kỳ loại trái cây hoặc rau nào mà chủ nhân muốn.
Với ưu điểm từ cánh tay robot có thể đi sâu vào những dây leo chằng chịt và hái một quả chín mà không để lại dấu vết nào. Chiếc máy còn di chuyển xung quanh cây trồng, dùng cánh tay robot của mình với những cảm biến 3D và nhẹ nhàng tiến đến mục tiêu.
Người đồng sáng lập Root AI, Josh Lessing giải thích với Boston Globe rằng sản phẩm có sử dụng máy ảnh giúp phân tích và điều khiển cánh tay của Virgo 1, đồng thời có chip xử lý video và phần mềm trí tuệ nhân tạo đã được huấn luyện bằng cách cho nhập hàng triệu hình ảnh về cà chua chín và chưa chín giúp nó thu hoạch chính xác ở mức cao.
Mặc dù hiện tại, hệ thống AI của Virgo 1 chỉ tập trung vào việc thu hoạch cây trồng, Lessing nói với Globe rằng anh hy vọng một ngày nào đó, hệ thống này sẽ được nâng cấp để quét và đánh giá sức khỏe của thực vật trong suốt quá trình sinh trưởng trong khu vườn.
Cùng với việc công nghệ phát triển và đa dạng như hiện nay, các mạng 5G Ultra Wideband của Verizon cũng ra đời với tốc độ cực nhanh, dung lượng lớn sẽ giúp các nhà nghiên cứu tiếp tục mở rộng các công nghệ hiện có như Virgo 1 nhằm cải thiện và tối giản sức lao động của con người trong hầu hết các lĩnh vực sinh hoạt của đời sống.
Video cách vận hành của Virgo 1.
Robot hút bụi Trung Quốc tự chia sẻ lời tục tĩu, nhà sản xuất đáp: 'Tạm thời không thể xóa!' Đôi khi những con robot hút bụi có thể được nhà sản xuất thêm vào các tính năng mới đầy kỳ quặc. Mới đây, một cư dân mạng ở Thượng Hải (Trung Quốc) đã chia sẻ trên Weibo phát hiện mới đầy kinh ngạc của mình. Đó là khi sử dụng ứng dụng đi kèm robot hút bụi để chia sẻ kết quả...