Robot khử khuẩn phòng cách ly thay nhân viên y tế
Robot đã chính thức thay thế nhân viên làm công tác khử khuẩn phòng cách ly tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi, TPHCM sau thời gian vận hành thử nghiệm.
Theo đó, sau thời gian vận hành thử nghiệm, bổ sung các chi tiết và hoàn thiện sản phẩm theo đơn đặt hàng của Hội đồng khoa học công nghệ Sở Y tế TPHCM, robot khử khuẩn đã chính thức thay thế nhân viên làm công tác khử trùng các phòng cách ly tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi.
Ngoài việc tự động phun xịt hoá chất khử khuẩn, robot còn có chức năng lau sàn nhà sau khi phun và tự phun, khử khuẩn mình trước khi ra khỏi phòng.
Ban Giám đốc Bệnh viện dã chiến Củ Chi đánh giá cao chức năng của robot này và đã làm giảm số lượng nhân viên chuyên làm công tác khử khuẩn phòng.
Video đang HOT
Robot chờ mở cửa buồng cách ly áp lực âm để vào làm công tác khử khuẩn buồng
Được biết, robot khử khuẩn phòng cách ly là công trình khoa học công nghệ mang tính sáng tạo xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn của công tác phòng chống dịch trong môi trường bệnh viện.
Với mục tiêu vừa đảm bảo các yêu cầu nghiêm ngặt về công tác khử khuẩn các phòng cách ly điều trị vừa đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế, Sở Y tế TPHCM đã đặt hàng “Vườn ươm sáng tạo” thuộc Trung tâm Công nghệ thông tin của Bệnh viện Quân dân Y miền Đông chế tạo ra một loại robot chuyên làm công tác phun thuốc khử khuẩn phòng cách ly.
Trong thời gian tới, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM và Bệnh viện điều trị Covid-19 Cần Giờ cũng sẽ được trang bị robot khử khuẩn này.
Nguyệt Minh
Ứng phó dịch Covid-19, TP.HCM đã chuẩn bị hơn 12.600 chỗ cách ly
3 phương án đối phó dịch Covid-19 vừa được Sở Y tế báo cáo UBND TP.HCM và Bộ Y tế, nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế, kiểm soát lây lan trong cộng đồng.
Bệnh viện điều trị Covid-19 Cần Giờ.
TP.HCM hiện có 5 bệnh viện điều trị Covid-19 gồm: Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (400 giường), Bệnh viện dã chiến Củ Chi (300 giường), Bệnh viện điều trị Covid-19 Cần Giờ (600 giường), Bệnh viện Nhi đồng thành phố (100 giường) và Bệnh viện Nhi đồng 2 (100 giường).
Nếu thành phố có 50-100 ca nhiễm (tương ứng 30 ca nặng và 740 trường hợp nghi ngờ), thành phố sẽ cần 840 giường bệnh và 30 giường hồi sức ở 5 bệnh viện trên; 123 bác sĩ và 277 điều dưỡng đáp ứng điều trị.
Tình huống thứ hai, nếu có 100-200 ca nhiễm (tương ứng 60 người bệnh nặng và 1.200 trường hợp nghi ngờ), thành phố sẽ cần huy động 1.400 giường bệnh và 60 giường hồi sức; 208 bác sĩ và 476 điều dưỡng.
Trong trường hợp nghiêm trọng nhất, nếu thành phố có 200-500 ca nhiễm, kịch bản đối phó được chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn 1 là khi có 300 ca nhiễm (tương ứng 90 ca bệnh nặng và 2.200 trường hợp nghi ngờ), thành phố cần 2.500 giường bệnh và 90 giường hồi sức; 368 bác sĩ và 826 điều dưỡng. Lúc này, ngoài số giường bệnh của 5 bệnh viện trên, thành phố sẽ chuyển công năng Bệnh viện Ung bướu cơ sở 2 ở quận 9 (quy mô 1.000 giường) để tiếp nhận bệnh nhân.
Giai đoạn 2 là trường hợp có 500 ca, tức dịch lan rộng (tương ứng 150 ca bệnh nặng và 3.200 người nghi ngờ nhiễm), thành phố cần 3.700 giường bệnh và 150 giường hồi sức; 548 bác sĩ và 1.246 điều dưỡng. Ngoài việc tiếp tục mở rộng quy mô giường bệnh, thành phố sẽ huy động tất cả khu cách ly của các bệnh viện để tiếp nhận bệnh nhân, điều trị các trường hợp nghi nhiễm với khoảng 1.200 giường và 20 giường hồi sức.
TP.HCM đã chuẩn bị hơn 12.600 chỗ cách ly; 2.300 giường bệnh, trong đó 1.000 giường sẵn sàng nhận người bệnh.
Bạch Dương
4 bệnh nhân Covid-19 ở TP.HCM khỏi bệnh trong hôm nay Trong ngày hôm nay, TP.HCM dự kiến có thêm 4 bệnh nhân xuất viện gồm 1 ca tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi và 3 ca tại Bệnh viện điều trị Covid-19. Sở Y tế TP.HCM cho biết hệ thống giám sát dịch bệnh, tình hình dịch bệnh Covid-19 tại TP.HCM đến nay xác định có 54 trường hợp nhiễm Covid-19. Trong...