Robot hợp tác: Tương lai của ngành tự động hóa và điều khiển tại Việt Nam?
Với hàng loạt tiện ích cùng chi phí phải chăng, thiết bị robot hợp tác được đánh giá sẽ xuất hiện ngày càng nhiều hơn trong dây chuyền sản xuất tại các công ty Việt Nam.
Theo thống kê,tại Đông Nam Á, Singapore đang dẫn đầu việc sử dụng robot với 488 con/10.000 lao động, tiếp theo là Thái Lan và Malaysia với 45 con và 34 con. Theo dự đoán, Việt Nam sẽ không nằm ngoài xu thế khi mà các doanh nghiệp sẽ ngày càng sử dụng robot nhiều hơn trong các dây chuyền sản xuất của mình.
Tại đây, các cobot hay còn gọi là robot hợp tác được đánh giá sẽ đóng một vai trò ngày một lớn hơn trong thị trường tự động hóa và điều khiển tại Việt Nam.
Theo bà Shermine Gotfredsen, TGĐ Công ty Universal Robots khu vực Đông Nam Á và Châu Đại Dương cho biết, cobot – những robot được thiết kế để làm việc cùng với con người một cách an toàn đang giúp các doanh nghiệp ở mọi quy mô tiếp cận với quá trình tự động hóa.
Video đang HOT
Bà Shermine Gotfredsen giới thiệu một cobot của công ty Universal Robots
“Cobot có những lợi thế đáng kể so với những robot truyền thống như: có thể triển khai linh hoạt, thích hợp với không gian nhỏ; công tác cùng làm việc bên cạnh con người; ai cũng có thể lập trình robot, không yêu cầu chuyên môn cao; chi phí tiết kiệm với thời gian hoàn vốn nhanh”, bà Shermine Gotfredsen cho biết.
Cũng theo bà Shermine Gotfredsen, việc sớm áp dụng công nghệ tự động hóa sẽ cho phép các nhà sản xuất vượt trội hơn đối thủ của mình, giúp họ giải quyết nhiều vấn đề như gia tăng chi phí hoạt động, cung cấp môi trường làm việc thân thiện với vấn đề về sức khỏe, an toàn và nhân quyền của người lao động.
Đây là điều cần thiết để các doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động trên toàn cầu có thể duy trì được tính cạnh tranh.
Theo vtv
Virus khiến dây chuyển sản xuất ngưng trệ, iPhone X liệu có bị trì hoãn?
Nhiều khả năng iPhone X thế hệ 2018 và một số thiết bị khác sẽ gặp ảnh hưởng về số lượng do vụ tấn công nhắm vào một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng sản phẩm.
iPhone X thế hệ 2018 là dòng sản phẩm được mong đợi nhất năm, nhưng có khả năng sẽ bị trì hoãn do gặp phải vấn đề từ chuỗi cung ứng linh kiện.
Công ty sản xuất chất bán dẫn Đài Loan là TSMC mới đây đã buộc đóng cửa một số nhà máy của mình sau khi hệ thống của họ bị virus máy tính tấn công.
TSMC là nhà sản xuất chất bán dẫn lớn nhất trên thế giới - nơi cung cấp linh kiện cho các công ty hàng đầu như AMD, Apple, Nvidia hay Qualcomm.
Đại diện của TSMC cho biết virus đã lây nhiễm vào một "số công cụ trong dây chuyền sản xuất" và gây ảnh hưởng cùng lúc tới hệ thống tại nhiều nhà máy. Công ty cũng chỉ ra rằng nhà máy của họ chưa từng bị hacker tấn công trước đây.
"TSMC chưa từng bị tấn công bởi vi rút trước đây", CFO Lora Ho của công ty cho biết. "Đây là lần đầu tiên ghi nhận một cuộc tấn công bằng virus gây ảnh hưởng tới dây chuyền sản xuất của chúng tôi". Tuy nhiên, Lora không tiết lộ về liệu cuộc tấn công có gây ảnh hưởng tới Apple hay không, cũng như thiệt hại về doanh thu sau khi xảy ra vụ việc.
Bên trong một nhà máy sản xuất, lắp ráp linh kiện của TSMC.
Vụ tấn công đến vào thời điểm quan trọng đối với TSMC, khi họ đang làm việc ngày đêm để kịp ra mắt sản phẩm cho hàng loạt hãng công nghệ lớn trong mùa thu năm nay.
TSMC được cho là đối tác duy nhất trong khâu sản xuất chip xử lý A12 của Apple - vốn dự kiến sẽ được sử dụng trên các dòng iPhone mới năm nay. Đây là sản phẩm đầu tiên sử dụng quy trình 7nm giúp chipset trở nên nhỏ hơn, nhanh hơn, tiết kiệm điện.
Theo: Dantri
Robot đã có thể vẽ tranh như họa sĩ Cuộc thi robot vẽ tranh trên toàn thế giới vừa diễn ra, đáng ngạc nhiên là có nhiều tác phẩm dự thi xuất sắc như tranh từ họa sĩ. Theo báo cáo từ Futurism, có đến 10 đội bao gồm các robot và người sáng tạo phải cạnh tranh với hơn 100 tác phẩm nghệ thuật để giành giải thưởng tại cuộc thi...