‘Robot hoang dã’: Hậu trường kỳ công đưa khán giả đắm chìm trong hành trình khám phá thế giới hoang dã đầy mãn nhãn
Robot hoang dã (tựa gốc: The Wild Robot) tiếp tục là một trong những dự án phim thành công do Dreamworks thực hiện với sự đồng hành của Universal Pictures.
Để tạo nên một tác phẩm được đánh giá cao cả về mặt nội dung và hình ảnh, đội ngũ nhà DreamWorks đã bước vào quá trình sản xuất kỳ công kéo dài hàng tháng liền. Đây cũng là dự án phim cuối cùng mà DreamWorks tận dụng đội ngũ của hãng, trước khi chính thức chuyển sang loại hình sản xuất cộng tác với các công ty tư nhân bên ngoài.
Để làm nên câu chuyện cô robot Roz trở thành một phần của đời sống hoang dã, DreamWorks đã bắt tay vào thực hiện những đầu việc khó nhằn nào?
“Nữ chính” được tham khảo từ kịch câm, thiết kế chi tiết đến cổng USB
Roz, hay Rozzum 7134 là thành quả của sự hợp tác sáng tạo giữa nhiều bộ phận khác nhau trong ekip Robot hoang dã dựa trên mô tả trong truyện gốc của Peter Brown. Đội ngũ thiết kế đã tạo ra một nhân vật robot có vẻ ngoài hiện đại, bắt mắt nhưng vẫn chiếm được tình cảm của người xem – một “bài toán” khó khi chính Brown cũng từng chật vật trong việc định hình giới tính và khía cạnh cảm xúc của Roz.
Cảm hứng thiết kế Roz đến từ việc nghiên cứu công nghệ chế tạo robot của nhiều công ty công nghệ lớn nhỏ khác nhau, cùng với đó là kỹ thuật kịch câm của các nghệ sĩ kinh điển như Charlie Chaplin hay Buster Keaton, từ đó giúp Roz có những đường nét sinh động, độc đáo về mặt hình thể và cảm xúc, vì nhân vật này cũng khá “kiệm lời” và làm nhiều hơn nói. Thêm vào đó, Roz còn được tham khảo từ nhiều nhân vật robot nổi tiếng trên màn ảnh Hollywood như C-3PO và R2-D2 của Star Wars, Robby của Forbidden Planet…
Bên cạnh đó, phần tạo hình Roz được trang bị nhiều tính năng đa dạng như cổng USB, móng vuốt leo trèo, cánh tay đa chức năng, thiết bị hỗ trợ thính giác, ngón tay phóng lửa và ổ cứng tách rời có thể chuyển đổi thành máy phát điện. Đặc biệt, hệ thống đèn của Roz tự động bật khi trời tối và sử dụng mã Morse để truyền tải thông điệp cụ thể, với xanh da trời là trò chuyện, khởi động và ánh sáng bổ sung vào ban đêm, vàng là cảnh báo, ắc-quy đang cạn dần, còn đỏ là báo hiệu nguy hiểm.
Video đang HOT
Các loài vật đa dạng được tạo nên gần như không cần đến CGI
Bên cạnh Roz thì Robot hoang dã còn gây chú ý bởi dàn thú vật trên đảo hoang, cũng là “gia đình mới” của Roz. Để tạo nên những nhân vật thú linh hoạt, nổi bật như ngỗng con Brightbill, cáo đỏ Fink, chồn Pinktail, hải ly Paddler, diều hâu Thunderbolt… đội ngũ sáng tạo đã thực hiện chuyến thăm quan nghiên cứu tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên để tìm hiểu hình thái và cấu tạo cơ thể của các loài vật. Kiến thức thu được từ chuyến đi này đã giúp họ thiết kế ngoại hình và chuyển động chân thực cho 47 loài vật xuất hiện trong phim.
Không chỉ có hình dáng mà ngay cả các chi tiết nhỏ, chẳng hạn như đôi mắt đều được thiết kế dựa trên bộ phận của các loài thú có thật trong tự nhiên, đúng với tôn chỉ “tạm rời xa CGI” và trở về với thiết kế thủ công của ekip đạo diễn Chris Sanders, mang lại vẻ chân thực và sống động cho các nhân vật. Ngoài ra về phần lồng tiếng, ekip cũng lấy cảm hứng từ thể loại phim và kịch câm giống với trường hợp của Roz. Nhóm diễn viên lồng tiếng gồm toàn sao như Lupita Nyong’o, Pedro Pascal, Kit Connor, Bill Nighy, Stephanie Hsu… tập trung vào việc thúc đẩy cảm xúc thông qua các hành động cường điệu và biểu cảm cơ thể, từ đó bật lên lời thoại một cách tự nhiên, dù cho có những nhân vật có vô cùng ít thời lượng lên tiếng.
Thiết kế chi tiết đến 102 triệu sợi lông vũ
Ngoài dàn nhân vật chủ chốt thì bối cảnh của Robot hoang dã cũng đem đến cho đoàn phim nhiều thử thách, nhưng cũng là những sáng kiến tuyệt vời. Một trong những cảnh ấn tượng nhất của phim là khi Roz phát hiện ra một thân cây phủ kín bướm. Để tạo nên khoảnh khắc đặc biệt này, đội ngũ có tên Đám đông và Hiệu ứng đã tạo ra 80.000 con bướm bằng kỹ xảo.
Chưa kể, ekip Robot hoang dã còn chú trọng mô phỏng chuyển động của lông và da động vật một cách chân thực chứ không chỉ là hình ảnh hay chất giọng giống ngoài đời. Để xử lý khối lượng công việc đồ họa khổng lồ, đặc biệt là trong cảnh di cư với hàng ngàn con vật và hàng triệu sợi lông, ekip đã sử dụng kỹ thuật tạo độ chi tiết khác nhau cho các nhân vật dựa trên khoảng cách. Trong cảnh di cư, có tổng cộng 28.710 con ngỗng và 102.838.147 sợi lông vũ được tạo ra, cho thấy tinh thần làm việc chuyên nghiệp và đảm bảo tính thẩm mỹ, độ chân thực cho các cảnh quay cận đến từ đội ngũ nhà DreamWorks.
Thông qua sự kết hợp giữa công nghệ tiên tiến và sự sáng tạo nghệ thuật, Robot hoang dã hứa hẹn tạo nên một thế giới đầy sống động và chân thực, nơi con người và thiên nhiên hòa quyện một cách tuyệt vời cùng một câu chuyện cảm động, sâu sắc về tình thân và thiên nhiên, chắc chắn sẽ xứng tầm với một sản phẩm chủ chốt của DreamWorks trong năm 2024.
Robot hoang dã (tựa gốc: The Wild Robot) đang chiếu tại rạp.
'Robot hoang dã': Bối cảnh thơ mộng và âm nhạc đầy cảm xúc tạo nên một kiệt tác điện ảnh đáng nhớ
Robot hoang dã (tựa gốc: The Wild Robot) là dự án hoạt hình trọng điểm của DreamWorks trong năm 2024, mang đến một trải nghiệm hình ảnh hoàn toàn mới lạ, độc đáo và cuốn hút.
Hành trình của robot tên Roz tại một hòn đảo hoang, khi cô bất đắc dĩ trở thành mẹ nuôi của một chú ngỗng con trở nên đáng trông chờ hơn bao giờ hết. Bên cạnh câu chuyện thú vị, đạo diễn Chris Sanders còn sở hữu một đội ngũ bùng nổ, mang đến những hiệu ứng hình ảnh và âm nhạc đầy chất lượng.
Nhà soạn nhạc từng thắng Oscar và loạt giải danh giá
Về phần âm nhạc, ekip Robot hoang dã đã mời được một trong những soạn giả từng thắng giải Oscar là Kris Bowers. Trước đó, Bowers đã từng chịu trách nhiệm sản xuất nhạc phim cho hàng loạt tác phẩm chất lượng, thắng đậm giải thưởng như Green Book, King Richard, The Color Purple...
Bên cạnh Oscar, nhạc sĩ sinh năm 1989 còn từng thắng giải Emmy, và nhiều lần được đề cử Quả cầu vàng, Critics' Choice... chứng tỏ cho tài năng của anh. Khi tham gia làm nhạc cho Robot hoang dã, Kris Bowers lấy nguồn cảm hứng từ việc anh vừa lên chức bố. "Trong vài năm qua, tôi quan sát mối quan hệ bố con chúng tôi và cảm xúc khi trở thành phụ huynh thế nào, tôi và vợ cảm thấy ra sao cũng giống với cách Roz đang học để làm việc tương tự. Ngoài ra, tôi cũng muốn tri ân đến bố mẹ của mình, đặc biệt là mẹ tôi và những gì mà mẹ và vợ tôi đã hi sinh với thiên chức này", Bowers cho biết. Ngoài ra, anh tiết lộ đã nhớ về thời thơ ấu, những lúc ngồi trước TV để xem Tom Và Jerry hay Looney Tunes để có thể làm nên những giai điệu bổ trợ cho câu chuyện của Robot hoang dã.
Bộ đôi ca khúc gốc đến từ ca - nhạc sĩ từng thắng tượng vàng Grammy
Bên cạnh phần nhạc phim, Robot hoang dã còn mang đến cho khán giả hai ca khúc hoàn toàn mới, được sáng tác riêng cho phim bởi Maren Morris. Morris từng thắng 30 giải thưởng lớn nhỏ khác nhau, được xem là một trong những giọng ca đồng quê 9X nổi bật với 5 giải Viện hàn lâm nhạc đồng quê, 3 giải Billboard và 1 tượng vàng Grammy danh giá.
Hai ca khúc mà Maren Morris mang đến cùng ekip của mình mang tên Kiss the Sky và Even when I'm not. Theo chia sẻ từ Morris, cô và đội ngũ của mình đã có niềm cảm hứng dạt dào để viết nên bài hát Even when I'm not sau khi xem qua bộ phim hoàn chỉnh lần đầu tiên. Ca khúc này sẽ được lồng vào phần credit phim, trong khi Kiss the Sky sẽ được tận dụng trong một cảnh cao trào đáng trông chờ.
Phong cách hoạt hình "rời xa CGI", chịu ảnh hưởng từ nhiều sản phẩm kinh điển
Để tạo nên Robot hoang dã, đạo diễn Chris Sanders đã dày công nghiên cứu, tham khảo hằng hà sa số những tư liệu về hoạt hình khắp thế giới, từ Đông sang Tây. Theo chia sẻ của Sanders tại sự kiện San Diego Comic Con 2024, Robot hoang dã có phong cách hoạt hình lấy cảm hứng sâu sắc từ thế giới Ghibli màu nhiệm của đạo diễn lừng danh Hayao Miyazaki, cũng như các thước phim Disney kinh điển mà ông từng có cơ hội tham gia thiết kế sản xuất, như Vua sư tử, Người đẹp và quái vật, Mulan...
Tuy vậy, Sanders vẫn có tầm nhìn của riêng mình, làm nên một Robot hoang dã có phong cách độc đáo, đáng nhớ. Lấy ý tưởng như "một bức tranh của Monet và một khu rừng của Miyazaki", Robot hoang dã được sản xuất in-house 100% tại xưởng DreamWorks, và vinh dự là bộ phim cuối cùng nhận được đặc ân này trước khi hãng chuyển sang cộng tác với các xưởng tư nhân trong tương lai. Đó là lý do mà Robot hoang dã mang đậm tính chất của DreamWorks, mang đến một câu chuyện cổ tích nhưng lồng ghép trong đó là yếu tố hiện thực, thông điệp sâu cay về cuộc sống dễ dàng chạm đến trái tim và sự rung động của người xem.
Trong một phỏng vấn gần đây, Chris Sanders khẳng định Robot hoang dã là một bộ phim "dồi dào" những yếu tố thu hút chứ không đơn giản, trong đó sự sâu sắc về cảm xúc được thúc đẩy bởi hiệu ứng hình ảnh, đồ họa mới mẻ, giống như một quyển truyện thiếu nhi được dàn lên màn ảnh hơn là công nghệ 3D, CGI tân tiến. "Tôi rất may mắn khi DreamWorks, xét về tính công nghệ, đã đạt đến trình độ có thể tạm rời xa khỏi CGI quen thuộc để thử sức những thứ mới lạ hơn. Phần đồ họa của The wild robot được phát triển rất nhiều từ Mèo đi hia: Điều ước cuối cùng ( Puss in Boots: The Last Wish) và Những kẻ xấu xa ( The Bad Guys), nhưng đã vượt xa hơn rất nhiều. Khi xem phim, bạn đang nhìn vào một cuộc đột phá về công nghệ", Sanders khẳng định.
Robot hoang dã (tựa gốc: The wild robot) hiện đang chiều tại các rạp trên toàn quốc.
Hai lần kết hợp tạo nên siêu phẩm từ DreamWorks và đạo diễn tài năng Chris Sanders Robot hoang dã (tựa gốc: The Wild Robot) đang nhận được sự chú ý rộng rãi của khán giả toàn cầu khi nhận được 100% "cà tươi" của Rotten Tomatoes, được nhiều chuyên gia đánh giá là phim hoạt hình hay nhất năm 2024. Bộ phim đánh dấu lần thứ 3 đạo diễn Chris Sanders cộng tác với DreamWorks sau một loạt thành...