“Robot” hành chính
Trong 2 tháng qua, huyện miền núi cao Nam Trà My, Quảng Nam đã thực hiện chủ trương trả lương cho 100% cán bộ công nhân viên chức qua thẻ ATM. Điều oái ăm là toàn huyện này chưa có được 1 trụ ATM nào cả.
Hai thầy giáo méo mặt đẩy xe vượt rừng hơn 1 ngày đường từ xã Trà nam về huyện nhận lương – ảnh Vũ Trung.
Vì thế, cả ngàn cán bộ, CNVC phải sắp hàng nhiều ngày ở CN ngân hàng dịp cuối tuần để… rút tiền lương. Ngân hàng chỉ làm việc giờ hành chính, vì vậy, cả trăm cán bộ miền núi, giáo viên cắm bản phải bỏ dạy, trốn cơ quan để băng rừng 2 ngày đường về trung tâm huyện… rút lương. Ngân hàng cho biết, đến 2013 thì mới lắp đặt được trụ ATM ở thị trấn. Nghịch cảnh cười ra nước mắt này sẽ tồn tại dài lâu.
Video đang HOT
Khi chủ trương, chính sách của nhà nước có hiệu lực, lập tức cán bộ công chức nhà nước, cơ quan quản lý hành chính địa phương triển khai một cách cứng nhắc, bất chấp thực tiễn cuộc sống có phù hợp với những chính sách, chủ trương đó hay không. Hậu quả là chính sách không đi vào đời sống, chủ trương của nhà nước vô hiệu lực và người dân “nhờn thuốc”.
Nghị định 71CP có hiệu lực, theo đó có quy định xử phạt đối với phương tiện giao thông chưa sang tên đổi chủ, vừa triển khai đã vấp phải những nghịch cảnh trái khoáy, khôi hài, gây phản ứng dữ dội từ người dân. Những bất hợp lý, vướng mắc từ thực tiễn cuộc sống đã khiến cho điều khoản này không thể thực hiện được. Và tất nhiên, quy định này buộc phải hoãn.
Trước đó, ngày 5.8.2012, Nghị định 52CP về việc xử phạt nặng (đến 5 triệu đồng) khi nghe điện thoại tại các cây xăng dầu, vừa triển khai cũng không thể thực thi được ngoài đời sống vì những bất cập đến vô lý của nó. Điều này không phải là cá biệt, năm 2010, Nghị định 45CP về việc cấm hút thuốc lá nơi công cộng cũng rơi vào tình trạng… mất hiệu lực tương tự khi chẳng ai phạt, và không ai bị phạt hút thuốc nơi công cộng.
Một chủ trương, chính sách nhà nước khi ra đời, tất nhiên phải qua một quy trình nghiêm ngặt. Nhất là đối với những chủ trương có sự ảnh hưởng trực tiếp, đến rộng rãi người dân như các Nghị định vừa nêu trên thì cần thiết phải nghiên cứu trước thực tiễn, lấy ý kiến của các ban ngành, cơ quan liên quan khác.
Đặc biệt, nhà nước cần phải tham khảo ngay ý kiến của đối tượng được điều chỉnh trực tiếp bởi các chủ trương của mình. Tức là người dân phải có ý kiến. Thế nhưng, khi “làm” chính sách, quy trình này đã bị bỏ qua hoặc làm qua loa chiếu lệ.
Thực hiện trưng cầu dân ý, nói cách khác là người dân phải được tham gia phúc quyết các vấn đề liên quan đến họ, đến vận mệnh của quốc gia, dân tộc, thì những chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước mới đi vào thực tiễn cuộc sống, phát huy được dân chủ.
Theo laodong
Ngư dân rủ nhau vào nghiệp đoàn nghề cá
Ngày 20.11, thêm một nghiệp đoàn nghề cá ở tỉnh Tiền Giang được thành lập, thu hút gần 300 ngư dân tham gia.
Đoàn tàu đánh bắt xa bờ của ngư dân xã Kiểng Phước.
Đã có 3 nghiệp đoàn nghề cá được thành lập ở Tiền Giang, theo đó là 1.057 ngư dân trở thành nghiệp đoàn viên. Thấy rõ lợi ích của việc tham gia vào nghiệp đoàn, hàng ngàn ngư phủ tiếp tục rủ nhau tham gia vào tổ chức để được bảo vệ, giúp đỡ mỗi khi ra khơi.
Nhanh hơn dự kiến
Theo báo cáo của LĐLĐ huyện Gò Công Đông, từ khi triển khai vận động cho tới ngày ra đời, Nghiệp đoàn Khai thác hải sản xã Kiểng Phước chỉ kéo dài vài tháng, ngắn hơn nhiều với dự kiến. Gần 300 chủ tàu, thuyền trưởng, tài công, thủy thủ đã đồng lòng làm đơn xin gia nhập nghiệp đoàn. Điều tốt đẹp đó có được là do cuối năm rồi ở huyện Gò Công Đông đã ra đời Nghiệp đoàn Khai thác hải sản thị trấn Vàm Láng, lợi ích khi tham gia nghiệp đoàn đã được kiểm chứng trên thực tế, nghiệp đoàn có sức hấp dẫn thực sự đối với các ngư phủ.
Chủ tàu Võ Văn Phùng cho biết, từ lâu rồi nghề biển luôn có nhiều biến động, tai ương, mỗi lần tàu ra biển, cả chủ tàu lẫn ngư phủ đều nơm nớp lo âu. Những người làm nghề biển không biết dựa vào đâu, không có tổ chức nào bảo vệ cho mình. Vì vậy mà khi nghe có chủ trương thành lập nghiệp đoàn khai thác hải sản ở huyện nhà, những người làm nghề đánh bắt trên biển ở xã Kiểng Phước đã rủ nhau tham gia vào nghiệp đoàn. Còn ông Võ Văn Xồi - Chủ tịch lâm thời nghiệp đoàn, thì tin tưởng, với việc tham gia nghiệp đoàn, hàng ngàn ngư phủ sẽ có điều kiện được học tập về chủ trương của Đảng và Nhà nước về biển đảo, các chính sách, pháp luật liên quan đến nghề biển, đến người lao động, để từ đó họ tự giác chấp hành và biết cách tự bảo vệ mình.
Từng bước vững chắc
Ông Trương Văn Hiền - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Tiền Giang - cho biết, hiện LĐLĐ tỉnh cùng các ngành chức năng đang xúc tiến để tiếp tục thành lập 2 nghiệp đoàn khai thác hải sản trong thời gian tới, một ở TP.Mỹ Tho và một ở xã Tân Phước - huyện Gò Công Đông. Cùng lúc, nhiều địa phương khác có nhiều tàu đánh bắt xa bờ cũng xin xúc tiến thành lập nghiệp đoàn. Sự ra đời và hiệu quả hoạt động của các nghiệp đoàn trước đó đã có sức lan tỏa, thu hút sự quan tâm của cộng đồng ngư dân, họ đề đạt nguyện vọng xin được sớm vào nghiệp đoàn. Tuy nhiên, theo ông Hiền, tỉnh Tiền Giang chủ trương làm từng bước, chắc chắn, mỗi nghiệp đoàn ra đời phải thực sự vững vàng, xứng đáng là chỗ dựa của bà con ngư dân. Sau đó mới tiếp tục thành lập nghiệp đoàn khác. Toàn tỉnh Tiền Giang có khoảng 7.000 phương tiện đánh bắt trên biển với hàng chục ngàn ngư phủ, nếu làm tốt, sẽ có nhiều nghiệp đoàn khai thác hải sản mới ra đời, là chỗ dựa vững chắc cho hàng vạn ngư dân.
Có mặt tại lễ thành lập Nghiệp đoàn Khai thác hải sản xã Kiểng Phước sáng 20.11, ngư phủ Phạm Văn Dũng cho biết, anh có người bạn được vào Nghiệp đoàn Khai thác hải sản Vàm Láng cách đây 1 năm. Qua người bạn, anh biết nghiệp đoàn đem đến cho ngư phủ nhiều điều bổ ích, như: Những ngư phủ khó khăn được nghiệp đoàn giúp đỡ; tàu ra khơi luôn được nghiệp đoàn theo dõi sâu sát; khi tàu gặp khó khăn trên biển, có nghiệp đoàn trên bờ giúp tháo gỡ... Vì vậy mà anh Dũng rất háo hức xin vào nghiệp đoàn!
Theo laodong
Phòng, chống tác hại thuốc lá: Tuyên truyền cho NLĐ khu vực ngoài quốc doanh Điện Biên, Sơn La, Lai Châu là 3 tỉnh miền núi Tây Bắc, có nhiều dân tộc thiểu số cùng sinh sống; xuất phát điểm kinh tế thấp. Cơ sở hạ tầng thiếu thốn, trình độ dân trí thấp, đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn...đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối,...