Robot đầu tiên trên thế giới có thể “tám” vô tư với người
Cuộc trò chuyện ngoài không gian đầu tiên trên thế giới giữa một robot và một phi hành gia sẽ diễn ra trong thời gian ngắn nữa, theo Dailymail.
Chú robot có khả năng giao tiếp này có tên là Kirobo – được ghép từ “Kibo” (trong tiếng Nhật có nghĩa là “hy vọng”) và từ “robot”. Kirobo được chế tạo để tham gia vào một chuyến du hành vào vũ trụ của các phi hành gia Nhật Bản vào tháng 8 tới.
Thử nghiệm này là sự hợp tác giữa Công ty Quảng cáo & Quan hệ công chúng Dentsu, Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ (Đại học Tokyo), Robo Garage và Tập đoàn Toyota.
Kirobo là robot đầu tiên trên thế giới được phóng vào không gian để trò chuyện với các phi hành gia – Ảnh: Dailymail
Vừa qua, các nhà phát triển dự án Kirobo đã tập trung tại Tokyo để chứng minh khả năng giao tiếp của chú người máy nhỏ bé này.
Yorichika Nishijima, giám đốc dự án, chia sẻ: “Người đầu tiên bay vào vũ trụ là người Nga, người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng là người Mỹ, và chúng tôi muốn người Nhật là người đầu tiên mang vào không gian một robot có thể giao tiếp với con người”.
Tomotaka Takahashi, Giám đốc điều hành của Robo Garage, đồng thời là phó giáo sư của Đại học Tokyo, cho biết ông hy vọng những chú robot như Kirobo sẽ thật sự có ích trong việc hỗ trợ các phi hành gia làm việc trong không gian. Ông nói: “Khi người ta nghĩ về việc đưa một robot vào không gian, họ có xu hướng tìm kiếm những robot có khả năng làm công việc về thể chất. Nhưng tôi nghĩ rằng phải có một loại robot chú trọng vào việc liên lạc và truyền thông tin.”
Vì Kirobo không cần phải thực hiện các hoạt động thể chất, nên nó được thiết kế nhỏ hơn so với hầu hết các robot được sử dụng để đưa vào không gian. Kirobo chỉ nặng gần 1kg và cao 34cm.
Mirata là cộng sự trên đất liền của Kirobo, chúng gần như giống hệt nhau nhưng Mirata lại không được thiết kế để đi vào vũ trụ. Thay vào đó, nó có khả năng tìm hiểu ghi nhận thông tin thông qua các cuộc hội thoại.
Trong buổi ra mắt, Fuminori Kataoka, tổng giám đốc dự án đến từ tập đoàn Toyota, hỏi Kirobo ước mơ của “cậu ấy” là gì và chú robot đã trả lời: “Tôi muốn tạo ra một tương lai nơi mà con người và robot có thể sống hòa hợp cùng nhau”.
Video đang HOT
Dự kiến, Kirobo sẽ được phóng từ Trung tâm Vũ trụ Tanegashima vào ngày 4.8.2013.
Theo ihay
Những tác phẩm tuyệt vời làm từ chiếc máy tính 25 USD
Cỗ máy tính với kích thước chỉ xấp xỉ tấm thẻ tín dụng Raspberry Pi, đã chiếm được rất nhiều cảm tình của cộng đồng các nhà phát triển kể từ ngày ra mắt. Không chỉ phát triển phần mềm, nhiều người còn dành thời gian phát triển các bộ khung và giao diện kết nối thú vị cho sản phẩm này. Chúng ta hãy cùng điểm qua những tác phẩm như vậy.
Game thùng cỡ nhỏ
Dàn game thùng cỡ "búp bê" hiển thị trên màn TFT 2,4 inch này được làm từ nhựa đặc chế cắt bằng lade, phần mềm giả lập MAME và dĩ nhiên là máy Raspberry Pi, bảo đảm sẽ gợi lên nhiều ký ức của các game thủ già đời. Điều ấn tượng nhất là tác giả Jeroen Domburg - theo như anh này tự giới thiệu trên blog SpritesMods.com - chưa hề có kinh nghiệm làm việc Raspberry Pi trước khi bắt đầu vào dự án này.
Nền tảng điện toán mới này cung cấp cho các nhà phát triển và thiết kế một bộ công cụ hỗ trợ các ý tưởng liên kết hai thế giới thực và ảo. Raspberry Pi có lợi thế lớn là rất dễ tiếp cận và làm quen, những ai muốn thử sức có thể tiến hành lập trình bằng những ngôn ngữ phổ biến như Pythong. Vi xử lí trên bảng mạch để mở nhiều khả năng xử lí các tác vụ đồ họa, như trong trường hợp của Domburg, mở ra khả năng tái tạo những sản phẩm từ tận thập kỉ 80. Domburd thậm chí còn cung cấp sẵn biểu đồ thiết kế và mã nguồn cho những ai muốn thử làm theo.
Bộ vỏ Pibow Rainbow
Dự án Pibow nhắm tới việc tạo ra bộ case nhiều màu sắc thú vị cho Raspberry Rainbow. Do đích thân Paul Beech - tác giả của logo Raspberry Pi - thiết kế, các phiên bản Pibow lưu giữ được các đặc tính và kết nối cần thiết của chiếc máy siêu nhỏ trong khi vẫn bảo đảm tính thẩm mĩ. Các tác giả cung cấp hướng dẫn tự chế tạo trên trang Thingiverse. Những ai không có dụng cụ laser chuyên dụng để chế tạo khung nhựa có thể đặt mua Pibow với giá 33$ - với lời hứa từ tác giả rằng một phần lợi nhuận sẽ được trích lại để quyên tặng cho tác giả của Raspberry Pi.
Các case thiết kế từ mô hình 3D
Khi những nền tảng mở như Raspberry Pi ra đời, cộng đồng thường chỉ mất một thời gian ngắn để tái tạo lại mô hình 3D của máy. Điểm đặc biệt của cộng đồng Raspberry Pi là việc đảm bảo cả tính thẩm mĩ lẫn hiệu quả sử dụng - không như đối với Arduino, sản phẩm chỉ có lác đác một vài thiết kế trông như... hộp đen.
Từ đây, các thiết kế case có thể thay nhau ra đời, ví dụ như phiên bản nhiều màu sắc sau đây
Vẽ bằng ánh sáng
Kết hợp Raspberry với một bộ đèn LED RGB và một camera hỗ trợ chụp ảnh phơi sáng dài, ta có một bộ đồ vẽ ma thuật. Mặc dù các nhà phát triển có thể làm điều tương tự trên các nền tảng khác như Arduino, nhóm phát triển của AdaFruit cho rằng với khả năng xử lí tốt hơn và bộ nhớ lớn hơn của Pi, việc tạo ra những tác phẩm phức tạp dễ dàng hơn rất nhiều.
Các tác giả chỉ mất một vài ngày để chế tạo ra bộ sản phẩm có khả năng tạo ra những hình ảnh như trên. Trên trang chủ của họ cũng cung cấp sẵn hướng dẫn chi tiết cách làm và danh sách các thành phần cần thiết, ít nhất là để vẽ ra một vòng tròn ánh sáng tương tự.
Lập trình cho Minecraft
Mojang, tác giả của Minecraft, cũng đã vào cuộc. Mới đây họ đã công bố về ứng dụng iPhone chuyên dụng để sử dụng cơ chế của Minecraft trong thế giới thực và về việc họ sẽ port ứng dụng đó sang nền tảng Raspberry Pi.
Raspberry Pi vốn ra đời để phục vụ việc phổ biến hóa khoa học máy tính. Giờ đây các sinh viên hay bất cứ ai có hứng thú có thể vừa phát triển thế giới trong game, vừa tìm hiểu về các nền tảng công nghệ hỗ trợ cho việc phát triển đó. Giám đốc phát triển Owen Hill của Mojang có giải thích về định hướng của hãng này trên blog "Bạn có thể bắt đầu bằng việc chế tạo mọi thứ bên trong thế giới Minecraft bằng cách chơi truyền thống, nhưng một khi đã nắm được cơ chế mọi thứ trong đó vận hành, bạn có thể thử điều khiển chúng bằng cách mở code ra và bắt đầu lập trình. Chúng tôi sẽ giúp bạn học các kĩ năng mới qua Minecraft."
Bộ case bằng Lego
Một thiết kế hiệu quả là một thiết kế có thể ứng dụng được trên nhiều quy mô, sử dụng các chất liệu và màu sắc khác nhau, nhưng có lẽ chỉ những thiết kế chuẩn mực nhất mới có thể được hoàn thành bằng..... đồ chơi Lego. Vốn do một thành viên mới 12 tuổi của một câu lạc bộ chế tạo Robot sáng tạo nên, bộ case này đã nhanh chóng cháy hàng sau khi được thương mại hóa. Dù vẫn đòi hỏi thận trọng khi sử dụng, đây là một trong những thiết kế hiếm có được cả cộng đồng thiết kế, Lego và OSHW nể phục.
Chế tạo Robot
Người ta đã chế tạo hẳn trạm thời tiết, trạm điều khiển tự động hay thậm chí cả máy trạm từ Raspberry Pi, và giờ đây là một phiên bản dạng Robot của chiếc máy tính nhỏ gọn này. Cỗ máy tự động này không có chức năng gì đặc biệt cho lắm ngoài việc di chuyển và cảm nhận được chấn động từ 2 bên, nhưng khẳng định tiềm năng sáng tạo vô hạn từ những sản phẩm như Raspberry Pi và từ sự ủng hộ của cộng đồng.
Kính điện toán
Cần gì phải dài cổ chờ đợi Google Glass khi mà chỉ với 382$, một chút thời gian, một chút kiến thức và kiên nhẫn thử nghiệm, bạn sẽ có một bộ kính thông minh chạy Linux để đeo thử. Phát minh của Jarred Glick Stein đã giành giải nhất trong cuộc thi sáng tạo cùng Raspberry Pi hồi đầu tháng này, đặt nền móng cho việc chế tạo các sản phẩm điện toán thông minh đeo được trên người dựa trên những sản phẩm như Raspberry Pi.
Theo Genk
Robot đi học thay chủ nhân Devon Carrow-Sperduti (7 tuổi, Mỹ) đã sử dụng một loại robot giao tiếp thay thế cậu học ở trường khi cậu ốm. Devon điều khiển robot học thay cậu Bằng việc sử dụng 'Roboswot' - Vgo, Devon vẫn có thể tiếp tục theo kịp việc học với các bạn ở một trường tiểu học tại Buffalo (Mỹ). Devon có thể vừa ngồi tại...