Robot có thể ăn để lấy năng lượng như con người
Các nhà khoa học Anh chế tạo thành công một con robot có khả năng ăn và tiêu hóa thực phẩm để lấy năng lượng như con người.
Robot với kích thước 30 cm lọc tảo trong nước để làm thức ăn. Ảnh: Đại học Bristol.
Nhóm nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Robot thuộc Đại học Bristol, Anh, đang phát triển một con “robot mềm” có khả năng ăn sinh vật sống và tiêu hóa chúng để tạo ra năng lượng, thậm chí có thể chết đi khi hết tuổi thọ giống con người, Express hôm 8/11 đưa tin.
Robot trông như một sinh vật sống di chuyển trên mặt nước. Miệng của nó là một lớp màng polymer có nhiệm vụ lọc tảo trong nước, còn dạ dày là tế bào nhiên liệu vi khuẩn (MFC) có thể phân hủy các chất hữu cơ để chuyển đổi thành năng lượng.
Loại robot có thể tiêu hóa chất hữu cơ này được kỳ vọng sẽ sớm trở thành một công cụ quan trọng để giải quyết vấn đề tảo nở hoa trong các hệ sinh thái thủy sinh, xử lý hiện tượng phú dưỡng khiến sông ngòi ô nhiễm do dư thừa chất dinh dưỡng và làm sạch môi trường nước, Jonathan Rossiter, thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết.
Video đang HOT
“Chúng tôi muốn làm cho những con robot có khả năng ăn các chất ô nhiễm, sau đó tự phân hủy mà không để dấu vết khi chúng chết đi”, Rossiter nói.
Nhóm nghiên cứu cũng đang lập kế hoạch chế tạo một con robot hình người với trí thông minh nhân tạo, có khả năng ăn thực phẩm để lấy năng lượng giống trong các bộ phim khoa học viễn tưởng.
(Theo VnExpress)
Một trận bão có thể tạo ra điện cho Nhật Bản dùng 50 năm?
Một kỹ sư người Nhật Bản tin rằng sức mạnh của bão nhiệt đới có thể giúp nước này giải quyến vấn đề năng lượng xanh
Năng lượng từ một trận bão có thể đủ cho Nhật Bản sử dụng 50 năm.
Trước sự cố hạt nhân Fukushima vào tháng 3.2011, điện hạt nhân được dự đoán sẽ đáp ứng 60% nhu cầu năng lượng của Nhật Bản đến năm 2100. Nhưng kế hoạch này đã đổ vỡ sau khi thảm họa động đất và sóng thần khiến 19.000 người thiệt mạng và gây rò rỉ hạt nhân.
Hiện tại, Nhật Bản nhập khẩu khoảng 84% nhu cầu năng lượng và nhiều lò phản ứng hạt nhân đang ngừng hoạt động vì Tokyo muốn loại bỏ nguồn năng lượng này. Những nỗ lực khai thác điện gió vẫn chưa thành công.
Các turbin chạy bằng sức gió ở Nhật Bản được thiết kế theo kiểu châu Âu và thường bị hư hỏng khi đối mặt với các cơn bão mạnh. Do vậy, chính quyền Tokyo đã chuyển hướng sang sử dụng năng lượng mặt trời.
Nhưng kỹ sư Atsushi Shimizu nhận thấy Nhật Bản có lợi thế về năng lượng gió hơn so với năng lượng mặt trời. Bởi vậy, ông đã quyết định bỏ việc vào năm 2013 để thành lập công ty Challenergy với mục đích phát minh turbin gió có thể chóng chọi với bão mạnh.
Turbin gió có thể chịu được bão mạnh do công ty Challenergy thiết kế.
Ông Shimizu và các cộng sự đã tạo ra hay thay đổi quan trọng trong thiết kế của các turbin gió truyền thống. Đầu tiên, họ thiết kế một trục thẳng đứng có thể chịu đựng được những hình thái gió bất thường ở Nhật Bản.
Họ cũng thực hiện một số cải tiến để điều chỉnh tốc độ của các cánh quạt nhằm đảm bảo chúng không bị mất kiểm soát khi gặp phải gió bão. Vào tháng 7 vừa qua, mẫu turbin đầu tiên do công ty Challenergy phát minh đã được lắp đặt tại tỉnh Okinawa.
Ông Shimizu cho rằng năng lượng từ một trận bão có thể đủ cho Nhật Bản sử dụng 50 năm. Theo Phòng thí nghiệm khí tượng và hải dương học Đại Tây Dương, một cơn bão nhiệt đới mạnh có thể tạo ra năng lượng tương đương khoảng công suất phát điện trên thế giới.
"Tôi muốn lắp đặt máy phát điện sức gió của chúng tôi tại sân vận động quốc gia mới", ông Shimizu nói. "Hoặc ở tháp Tokyo, vì tháp Eiffel của Pháp cũng được lắp turbin gió vào năm ngoái".
Theo Huy Phong (Theo CNN) (Dân Việt)
Mỹ thử nghiệm "kích thích não" cho quân nhân Quân đội Mỹ vừa thử nghiệm thành công phương pháp kích thích điện não nhằm tăng khả năng tập trung và hiệu quả công việc cho quân nhân khi thực hiện các nhiệm vụ nhiều áp lực. Phi công điều khiển máy bay không người lái chịu nhiều áp lực Theo báo Anh The Guardian, những binh sĩ tham gia thí nghiệm được...