“Robot cảm tử” dọn rác vũ trụ
Có thể nói bãi rác lớn nhất của Trái đất chính là ở bên ngoài không gian.
Mô hình robot cảm tử được các nhà khoa học kỳ vọng sẽ là cỗ máy dọn rác vũ trụ.
Ở quỹ đạo Trái đất thấp – vùng không gian xung quanh cách mặt đất hành tinh của chúng ta khoảng 1.200 dặm (2.000 km), nơi có hơn 3.000 vệ tinh không còn hoạt động và hàng chục triệu mảnh vỡ nhỏ va chạm vào lẫn nhau xung quanh khí quyển.
Mỗi mảnh đang di chuyển ở vận tốc hàng chục nghìn dặm một giờ. Đôi khi, hai mảnh lớn của những thứ gọi là “ rác không gian” đâm vào nhau, vỡ thành nhiều mảnh vụn hơn, trong đó mỗi mảnh nhỏ đều có thể gây hư hại nghiêm trọng đến các vệ tinh và tàu vũ trụ.
Đó là một vấn đề thực sự nghiêm trọng. Và mới đây, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đã công bố kế hoạch giải quyết vấn đề đó, trong đó có liên quan đến việc sử dụng robot.
Trong một sứ mệnh mang tên gọi là ClearSpace-1, ESA sẽ phóng một robot bốn tay thử nghiệm vào vũ trụ để nó ôm lấy một vệ tinh không còn hoạt động bằng những cánh tay cơ khí của nó, ôm chặt vật thể và sẽ tự hủy cùng vật thể kia bằng cách đâm thẳng xuống bầu khí quyển Trái đất.
Tác động của việc loại bỏ một vệ tinh chết khỏi quỹ đạo cũng giống như múc một xô nước ra khỏi hồ Superior vậy. Nhưng các quan chức đứng đằng sau sứ mệnh này nói trong một tuyên bố rằng, họ hy vọng dự án sẽ mở đường cho một công việc mới dọn dẹp các mảnh vỡ không gian mà bầu khí quyển của nhân loại đang rất cần.
“Vấn đề mảnh vỡ không gian đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết”, Luc Piguet, người sáng lập và là CEO của ClearSpace, công ty khởi nghiệp loại bỏ rác Thụy Sĩ hợp tác với ESA trong sứ mệnh cho biết trong tuyên bố.
Video đang HOT
“Ngày nay, chúng ta có gần 2.000 vệ tinh hoạt động trong không gian và hơn 3.000 vệ tinh chết. Và trong những năm tới, số lượng vệ tinh sẽ tăng theo mật độ lớn, với nhiều chòm sao vệ tinh khổng lồ được tạo thành từ hàng trăm hoặc thậm chí hàng nghìn vệ tinh được lên kế hoạch bay vào quỹ đạo Trái đất thấp”.
Nhu cầu về một chiếc “ xe kéo” vũ trụ để loại bỏ các vệ tinh không còn hoạt động và nhường chỗ cho những chiếc mới là rất cấp bách, Piguet nói.
Dự kiến sẽ khởi động vào năm 2025, sứ mệnh ClearSpace-1 sẽ thử nghiệm cơ bắp ôm của robot của họ trên một mảnh rác cỡ trung bình mang tên gọi là Vespa, mà Vega của ESA phóng lên độ cao cách Trái đất khoảng 500 dặm (800 km) vào năm 2013.
Mảnh vỡ hình nón này nặng khoảng 220 lbs. (100 kg), khiến nó trở thành mục tiêu tương đối nhẹ và dễ bắt trong nhiệm vụ đầu tay của robot.
Vẫn chưa thể xác định nhiệm vụ này liệu có chứng tỏ được là một cách hiệu quả để dọn rác quỹ đạo của Trái đất hay không.
Trong khi đó, nhiều quốc gia và cơ quan khác đã đề xuất các phương pháp loại bỏ rác khác, bao gồm triển khai các lưới nhỏ và sử dụng tia laser gắn trên vệ tinh để bắn tan các mảnh vụn không gian vào khí quyển.
Thực sự, chúng ta quả là đang sống trong 1 thời gian thú vị đối với việc kinh doanh trong lĩnh vực thu gom rác không gian!
Đức Mạnh
Theo giaoducthoidai.vn
Bắc Cực trôi nhanh từ Canada sang Nga, trái đất sắp đảo ngược?
Trung tâm của vùng đất gọi là Bắc Cực giờ đã cách rất xa vùng được đánh dấu trên bản đồ trái đất và các chuyên gia cảnh báo nó đang tiếp tục trôi nhanh chưa từng thấy.
Cơ quan Khảo sát địa chất Anh (BGS) và Trung tâm Thông tin môi trường Quốc gia Mỹ vừa phát hành bản cập nhật mới nhất cho Mô hình Từ tính Thế giới, cho thấy Cực Bắc từ tính, thứ được cho là điểm trung tâm của vùng đất Bắc Cực và là mốc quan trọng cho các hệ thống định vị của các chính phủ, quân đội, hàng không... và các thiết bị định vị cá nhân như điện thoại của bạn, đã bị trôi xa khỏi vị trí truyền thống.
Đầu năm nay, BGS và Cơ quan quản lý Khí quyển và đại dương Quốc Gia Mỹ từng phải cập nhật lại mô hình từ tính này, nhưng từ đó đến nay, cực Bắc tiếp tục trôi thêm một đoạn khá dài nữa.
Mô hình Từ tính Thế giới mới, với bên phải là vùng Bắc bán cầu. Các dấu chấm kèm năm màu đó phản ánh điểm cực Bắc, trong đó điểm cực Bắc của năm 1900 đã rất xa cực Bắc ngày nay
Theo đó, gọi vùng đất tuyết phủ phía Bắc Canada là "Bắc Cực" như thế kỷ 20 không còn chính xác nữa. Từ cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, điểm cực Bắc trung tâm đã rời khỏi bờ biển Canada. Năm 2020, "Bắc Cực" thực sự chính là... vùng nước lạnh giá giữa Bắc Băng Dương, và có thể trong tương lai không xa, Bắc Cực sẽ là vùng đất phía bờ bên kia - Siberia của Nga.
Ước tính cực từ này đã thầm lặng di chuyển khỏi vị trí cũ hàng trăm km, với tốc độ hiện tại nhanh đến đáng sợ: 50 km/năm. Điều này cũng có nghĩa điểm cực Bắc đã rời xa đường kinh tuyến gốc đi qua Đài thiên văn Greenwich của Anh từ lâu, khiến hàng loạt bản đồ và mô hình định vị bị sai lệch nghiêm trọng.
Bản đồ "trôi" của Cực Bắc - ảnh: BGS
Theo các nhà khoa học, đây là sự dịch chuyển nhanh nhất được ghi nhận ở Bắc bán cầu của trái đất từ giữa thế kỷ 16 và đây là sự tàn phá lớn cho các hệ thống định vị trên toàn cầu.
Nguyên nhân chủ yếu được cho là do sự chuyển động của luồng chất lỏng sâu trong lõi hành tinh. Tuy nhiên việc theo dõi sự chuyển động của dòng chảy này rất khó khăn, bởi nó nằm sâu tận 3.000 km. Cực Nam trái đất di chuyển ít hơn, có thể do dòng chảy sâu ở khu vực đó ổn định hơn.
Cực quang phương Bắc ngày càng mờ nhạt khi quan sát từ Canada, bởi lẽ, vùng đất đó không còn là Bắc Cực! - ảnh: SHUTTERSTOCK
Điều này cho thấy có thể trái đất sắp trải qua một lần đảo ngược: Bắc Cực thành Nam Cực, và ngược lại. Trong bối cảnh ngày nay, lần đảo ngược này có thể gây thiệt hại lớn cho lưới điện, hệ thống viễn thông, các vệ tinh và tàu vũ trụ. Bởi lẽ khi đảo ngược, từ trường của trái đất - tấm lá chắn cho hành tinh khỏi bão mặt trời - sẽ suy yếu. Bão mặt trời lại là thứ có thể tàn phá khủng khiếp cho các hệ thống nói trên.
Lần đảo ngược cuối cùng của trái đất xảy ra khoảng 780.000 năm về trước, khi trên trái đất đã có nhiều loài thuộc chi người đi lang thang và xây dựng những bộ lạc sơ khai, nhưng người hiện đại Homo Sapiens chúng ta thì còn lâu mới ra đời. Ước tính hành tinh của chúng ta đã đảo ngược hàng trăm lần trong suốt lịch sử, trong đó giai đoạn "điên cuồng" nhất rơi vào kỷ Cambri, đảo tới 26 lần trong mỗi triệu năm, theo nghiên cứu của Viện Vật lý địa cầu Paris (Pháp).
A. Thư
Theo nld.com.vn/Sputnik, Daily Mail
Những con chim đang thay đổi thời gian di cư do biến đổi khí hậu Một nghiên cứu mới cho thấy, các loài chim di cư có tuyến đường đi qua châu Mỹ đang thay đổi thời gian di chuyển của chúng để ứng phó với biến đổi khí hậu, Nhóm các nhà nghiên cứu hợp tác quan sát hành vi di cư vào ban đêm của hàng trăm loài chim cho thấy thời gian và mật độ...