‘Robinson đời thực’ tuyệt vọng vì bị đuổi khỏi đảo hoang sau 30 năm
Sau 30 năm sống đơn độc trên đảo Budelli, Mauro Morandi được yêu cầu rời nơi đây vào cuối năm nay. Điều này khiến ông tuyệt vọng, không muốn xa cuộc sống gắn với thiên nhiên.
Mauro Morandi (81 tuổi) – được mệnh danh là “Robinson Crusoe của Italy” – sống một mình trên đảo Budelli kể từ năm 1989. Cuộc sống giữa hòn đảo thiên đường của ông sắp kết thúc sau 3 thập kỷ, bởi lệnh trục xuất từ chính quyền yêu cầu ông rời đi vào cuối năm nay, theo Guardian.
Morandi đến từ thành phố Modilia thuộc vùng Emilia-Romagna (Italy). Năm 1989, ông tình cờ đặt chân tới Budelli, hòn đảo ngoài khơi Sardinia nổi tiếng với bãi biển đầy cát hồng, sau khi thuyền bị hỏng trên đường đến Nam Thái Bình Dương.
Sự cố này giúp Morandi phát hiện người gác đảo sắp nghỉ hưu. Sau đó, ông từ bỏ chuyến phiêu lưu vượt đại dương, bán thuyền và đảm nhận công việc này.
Kể từ đó, Morandi sống trong căn chòi cũ, từng là nơi trú ẩn trong Thế chiến II, và biết hết mọi loại đá, cây cỏ và động vật của hòn đảo này.
Mauro Morandi được mệnh danh là “Robinson Crusoe của Italy” vì sống đơn độc trên đảo hơn 3 thập kỷ. Ảnh: Mauro Morandi.
Hiện, “Robinson Crusoe của Italy” phải đối mặt với cuộc sống bị xáo trộn khi nhà chức trách có kế hoạch biến đảo Budelli thành đài quan sát môi trường.
“Tôi đã quá quen với việc sống giữa thiên nhiên. Tôi sẽ làm gì khi quay lại Modena? Chơi bài và đến quán bar như những người ở độ tuổi 80? Bỏ đi!”, ông nói với Guardian qua điện thoại.
Video đang HOT
Morandi nói thêm: “Ý nghĩ phải trở lại sống trong một xã hội đối xử tệ với thiên nhiên thật đau khổ. Thiên nhiên cần được yêu thương và tôn trọng”.
Trong nhiều năm, Morandi đã bảo vệ Budelli, một phần của quần đảo Maddalena, khỏi bị phá hoại. Ông giữ cho các bãi biển của đảo nguyên sơ và hướng dẫn du khách ghé thăm nơi đây vào mùa hè về hệ sinh thái.
Vai trò của ông bị đe dọa khi công ty tư nhân sở hữu hòn đảo bị phá sản. Kế hoạch bán đảo vào năm 2013 cho Malcolm Harte – doanh nhân New Zealand cam kết giữ Morandi là người gác đảo – bị cản trở. Năm 2016, tòa án Sardinia phán quyết hòn đảo thuộc sở hữu của chính phủ Italy.
Budelli hiện được quản lý bởi ban quản lý Công viên quốc gia La Maddalena – đơn vị có kế hoạch trục xuất Morandi khỏi đảo vào cuối năm nay.
Morandi tuyệt vọng khi sắp phải rời hòn đảo Budelli. Ảnh: National Geographic.
Kế hoạch cuối cùng là biến Budelli thành một trung tâm giáo dục về môi trường. Khách du lịch đã bị cấm đi bộ trên bãi biển màu hồng và bơi trên biển từ những năm 1990. Họ có thể ghé thăm hòn đảo vào ban ngày bằng thuyền và được phép đi bộ dọc theo con đường phía sau bãi biển nổi tiếng.
Morandi vẫn chưa được thông báo chính thức về thời điểm phải rời đi.
“Tôi không có nhà ở bất cứ nơi nào khác. Tôi hiểu rằng họ cần phải làm việc trên đảo và tôi không thể ở lại khi điều này diễn ra. Nhưng tôi muốn biết liệu mình có thể trở lại sau đó và tiếp tục làm người bảo vệ đảo hay không”, ông nói.
Năm 2017, khi thông tin về việc trục xuất Morandi lần đầu xuất hiện, hàng nghìn người đã ký vào bản kiến nghị giữ ông lại trên đảo. Nhưng theo báo chí địa phương, việc trục xuất “Robinson Crusoe của Italy” hiện giờ có lẽ là không thể tránh khỏi.
Lần cuối cùng Morandi rời Budelli là để thăm con ở Modena vào năm 2018. Thực phẩm được chuyển đến cho ông bằng thuyền từ đảo chính Maddalena. Hệ thống năng lượng mặt trời tự chế giúp ông bật được đèn, dùng tủ lạnh và kết nối Internet.
Vào mùa đông, khi không có du khách ghé thăm, Morandi dành cả ngày để kiếm củi, đọc sách và ngủ.
Instagram có hơn 50.000 follow là nơi Morandi chia sẻ các bức ảnh tự chụp trên đảo. Ảnh: @maurodabudelli.
Sau nhiều năm tách biệt khỏi cuộc sống hiện đại, Morandi mở trang Instagram để chia sẻ các bức ảnh ông tự chụp trên đảo.
Morandi nói rằng dù bản thân không hề bị cảm lạnh trong suốt thời gian sống ở Budelli, ông vẫn lo lắng về đại dịch Covid-19 ở Italy, nhất là khi gia đình ông sinh sống ở một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nhất.
“Giờ tôi nhận thấy mọi người đang dần chủ quan và trở lại cuộc sống như trước đây. Con người thường quên rất nhanh”, ông nói.
Số đen, lợn rừng bỏ mạng bởi gia đình sư tử
Những hình ảnh được ghi lại ở đồng bằng Okavango.
Lợn rừng luôn là con mồi không dễ nhằn với sư tử thế nhưng, nếu đó là cuộc đụng độ giữa một con lợn rừng với cả bầy sư tử thì mọi chuyện lại khác. Sư tử áp đảo cả về số lượng lẫn sức mạnh.
Lợn rừng số đen chạm trán đàn sư tử
Cả đại gia đình sư tử nhiều thế hệ cùng đi săn lần này. Những con sư tử trưởng thành muốn làm mẫu cho con non trong chuyến đi săn lần này và mục tiêu của chúng là lợn rừng.
Sau khoảng nửa tiếng rình rập, một con lợn rừng đơn độc đi ngang qua bụi cỏ đã bị bầy sư tử tấn công. Một cuộc rượt đuổi nhanh chóng diễn ra và lợn rừng không có bất cứ cơ hội nào khi bị cả đàn sư tử quây bắt.
Nó nhanh chóng bị gia đình sư tử biến thành bữa ăn ngon
Mọi nỗ lực của lợn rừng đều không thể có phép màu nào. Mất khoảng hai mươi phút để đàn sư tử kết liễu con mồi của mình trước khi thưởng thức bữa ăn của mình. Còn những con sư tử con, chúng có được bài học quý giá về việc đi săn.
Những hình ảnh được ghi lại ở đồng bằng Okavango.
Rơi vào hàm sư tử, linh cẩu nhận kết thảm thương Những hình ảnh được nhiếp ảnh gia Chad Cocking mới đây ghi lại ở Vườn quốc gia Kruger. Linh cẩu là một trong những kẻ có thể đối đầu với sư tử. Trong nhiều cuộc chạm trán, linh cẩu thậm chí còn giành phần thắng trước chúa sơn lâm. Thế nhưng lần này thì lại khác. Linh cẩu đối đầu đơn độc với...