“Robin Hood của giới hacker”: “Cướp” hơn 200 ngân hàng để… giúp người nghèo
Tên hacker này trở nên nổi tiếng không chỉ bởi sự nguy hiểm của mình mà còn ở những suy nghĩ và hành động lạ lùng, ngược lại với số đông tội phạm khác.
Hacker là thuật ngữ để nói về những người vô cùng giỏi trong công nghệ máy tính, đặc biệt là về bảo mật. Tuy nhiên, không ít người trong số họ sử dụng tài năng của mình để làm những điều phi pháp. Lịch sử thế giới đã nhiều lần chứng kiến những thảm họa mà “hacker mũ đen” gây ra, từ những vụ trộm tiền với số lượng khổng lồ tới các thông tin mật bị đánh cắp rồi rao bán… Chân dung của những kẻ mang nỗi ám ảnh kinh hoàng với các chuyên gia bảo mật sẽ được làm rõ trong loạt bài “ Những haker nguy hiểm nhất lịch sử” dưới đây.
Cho dù bị bắt, hacker này vẫn luôn mỉm cười.
Hamza Bendelladj sinh năm 1988 tại Tizi-Ouzou, một tỉnh nằm ở phía Bắc Algeria (một đất nước được xem là có nhiều bất ổn về chính trị).
Tuy lớn lên trong điều kiện còn nhiều hạn chế thế ngay từ nhỏ, cậu bé Hamza đã có một niềm đam mê rất lớn với máy tính, đặc biệt là tìm tòi và mã hóa các dòng lệnh. Lớn lên, Hamza theo đuổi chuyên ngành Khoa học máy tính và trở thành một sinh viên xuất sắc của trường.
Ngoài kỹ thuật mã hóa đã đến mức “bậc thầy”, Hamza còn có thể sử dụng thành thạo 5 ngoại ngữ khác nhau. Ai cũng nghĩ rằng tương lai Hamza sẽ là một lập trình viên hàng đầu, tuy nhiên, chàng thanh niên này lại sử dụng tài năng cho mục đích khác khi trở thành hacker “mũ đen”.
Hamza là một hacker rất có tiếng tăm với mật danh “Bx1″ ở thế giới ngầm. Anh và nhóm bạn của anh đã tạo nên một phần mềm độc hại vào năm 2009 với tên là SpyEye.
Trước khi SpyEye được ra đời thì cả thế giới đang đau đầu với phần mềm độc hại Zeus. Sau khi Zeus im hơi lặng tiếng một thời gian thì SpyEye đã xuất hiện. Điều đặc biệt và khiến các nhà bảo mật thêm một phen lo sợ chính vì SpyEye là bản nâng cấp của Zeus.
Ước tính 1,4 triệu máy tính ở Mỹ và những nơi khác đã nhiễm SpyEye. Người sử dụng phần mềm vô tình kích hoạt SpyEye sẽ bị ăn cắp các thông tin đăng nhập tài khoản trực tuyến, những thông tin về thẻ tín dụng, mật mã, tài khoản kể cả địa chỉ của từng nạn nhân có liên kết với ngân hàng sẽ được chuyển về máy tính cá nhân của anh ta.
Không chỉ lấy tiền từ các ngân hàng, Hamza còn bán các thông tin người dùng với giá từ 1.000 USD đến 8.000 USD/tài khoản.
Video đang HOT
Bô Tư phap Hoa Ky mô ta SpyEye la môt ma đôc ngân hang ưu viêt đa lây nhiêm vao 50 triêu may tinh trên toan câu tư năm 2010 tơi 2012, gây thiêt hai gân 1 ty USD cho cac ca nhân va cac tô chưc tai chinh toan câu.
Hamza sau đó nhanh chóng nằm trong top đầu những tội phạm công nghệ bị FBI truy nã trên khắp thế giới cùng với những người bạn của mình, do đã dùng các mã độc để tấn công hơn 200 ngân hàng và lấy đi hơn 280 triệu USD.
Sau 3 năm bị truy nã gắt gao, ngày 6/1/2013, Hamza đã bị bắt tại Thái Lan khi đang đi du lịch cùng vợ con.
Tuy nhiên, trong khi với phương Tây, Hamza không khác gì một tên tội phạm đặc biệt nguy hiểm và cần bắt giữ ngay lập tức thì ở quê nhà, Hamza Bendelladj là tin tặc được hàng triệu người Algeria thần tượng.
Lý do là bởi trong số hơn 280 triệu USD lấy được, Hamza dành phần lớn để quyên góp cho các tổ chức từ thiện tại Palestine và châu Phi để giúp đỡ người nghèo và trẻ em lang thang cơ nhỡ. Đó là lý do tại sao nhiều người gọi Hamza là “Robin Hood thời hiện đại”.
Sau khi bị bắt, rất nhiều người ủng hộ anh đã bắt đầu một chiến dịch bảo vệ Hamza. Kết quả Hamza đã bị kết án 15 năm tù giam, án phạt được coi là khá nhẹ so với những gì mà hacker này gây ra.
———–
Mời độc giả đón đọc loạt bài tiếp theo Những hacker nguy hiểm nhất lịch sử vào 4h ngày 8/9/2017.
Theo Danviet
Cái kết đắng của tên hacker thông minh và nguy hiểm nhất lịch sử Mỹ
Nhà tù Liên bang Manchester là nơi dành riêng cho phạm nhân được gán mác "cực kỳ nguy hiểm", bởi những vụ buôn lậu ma túy hay hiếp dâm, giết người. Đây cũng là nơi giam giữ một tên tội phạm rất đặc biệt, kẻ được mệnh danh là "hacker mũ đen" thông minh và nguy hiểm nhất nước Mỹ.
Hacker là thuật ngữ để nói về những người vô cùng giỏi trong công nghệ máy tính, đặc biệt là về bảo mật. Tuy nhiên, không ít người trong số họ sử dụng tài năng của mình để làm những điều phi pháp. Lịch sử thế giới đã nhiều lần chứng kiến những thảm họa mà "hacker mũ đen" gây ra, từ những vụ trộm tiền với số lượng khổng lồ tới các thông tin mật bị đánh cắp rồi rao bán... Chân dung của những kẻ mang nỗi ám ảnh kinh hoàng với các chuyên gia bảo mật sẽ được làm rõ trong loạt bài " Những haker nguy hiểm nhất lịch sử" dưới đây.
Jeremy Hammond - "hacker mũ đen" thông minh và nguy hiểm nhất nước Mỹ.
Tài năng đặt nhầm chỗ
Jeremy Hammond sinh ngày 8/1/1985 ở ngoại ô Chicago, bang Illinois. Từ nhỏ, cậu đã thể hiện niềm đam mê và năng khiếu với máy tính, mới 8 tuổi đã lập trình trò chơi, 13 tuổi xây dựng một cơ sở dữ liệu phức tap cho máy tính.
Khi là học sinh Trường Trung học Glenbard East, Hammond đã giành vị trí đầu bảng trong cuộc thi khoa học máy tính toàn khu vực. Ai cũng nghĩ rằng Hammond sẽ trở thành một lập trình viên tài năng trong tương lai.
Và đúng như mong đợi của nhiều người, gần 20 năm sau, Jeremy Hammond là cái tên được nhắc tới rất nhiều về khả năng máy tính thiên bẩm, chỉ có điều tài năng ấy lại phục vụ cho một mục đích không mấy trong sạch.
Jeremy Hammond chính là một tin tặc mũ đen khét tiếng hàng đầu ở Mỹ, kẻ đã tấn công và phá hoại hàng trăm trang web của các tập đoàn lớn, cơ quan chính phủ Mỹ.
Y cũng có liên quan trực tiếp đến các vụ tấn công mạng nhằm vào hệ thống máy chủ của hãng tình báo tư nhân Mỹ - Stratfor và một số trang web tình báo liên quan khác, bao gồm các nhà cung cấp thiết bị và cơ quan cảnh sát.
Ngoài việc đánh cắp hàng triệu tài khoản email từ máy chủ của Stratfor, tin tặc Jeremy Hammond còn đánh cắp 60.000 thông tin thẻ tín dụng của các khách hàng để chi tiêu bất hợp pháp với tổng trị giá lên đến 700.000 USD và đánh cắp thông tin cá nhân của 860.000 người. Phần lớn các chi tiêu này được thực hiện trên danh nghĩa của các hoạt động từ thiện.
Năm 2012, Jeremy Hammond là chủ mưu vụ đột nhập vào trang web Stratfor, nơi có khách hàng là Bộ Nội An Hoa Kỳ và Bộ Quốc phòng. Trước đó, anh ta còn làm việc với một nhóm hacker khác để quấy phá hệ thống mạng của hãng phim Sony Pictures.
Suốt 10 năm "hành nghề", Jeremy Hammond không một lần bị sờ gáy bởi hắn là một hacker tinh quái và cẩn thận, luôn sử dụng các phương thức bảo mật như trình duyệt Tor và giả dạng VPN.
Bạn bè, người thân của Hammond nhiều năm liền không hề hay biết anh ta là một trong những tin tặc khét tiếng trên thế giới dưới vỏ bọc là một nhân viên sửa chữa máy tính bình thường, lập trình viên cho một công ty quảng cáo nhỏ.
Bị bắt vì lý do không đỡ nổi
Với các hành vi phạm pháp trên mạng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh quốc gia và quốc tế, hắn trở thành tên tội phạm bị truy nã gắt gao nhất thế giới.
Một ngày năm 2013, khi đang ngồi với bạn, Jeremy nghe tiếng phá cửa. Mặc dù đã ngay lập tức chạy lên phòng mình và khóa chiếc Macbook chứa nhiều bằng chứng về những hoạt động hack phạm pháp của mình, Hammond vẫn phải sa lưới pháp luật sau đó.
Sai lầm chết người của tin tặc khét tiếng này chính là nằm ở mật khẩu gây sốc mà hắn cài đặt cho chiếc Macbook của mình: Chewy123. Chewy đơn giản là tên con mèo hắn nuôi.
Không ai có thể nghĩ rằng một hacker thông minh và cẩn thận lại có thể để một mật khẩu đơn giản và lỏng lẻo đến mức bất cứ ai chỉ cần bỏ vài phút suy luận, hay dùng phần mềm tìm mật khẩu cũng có thể tìm ra.
Phát biểu tại tòa, Jeremy cho biết: "Tôi làm những điều này vì tin rằng người dùng Internet có quyền được tiếp cận mọi thông tin về nơi họ đang sống cũng như những tổ chức đang làm gì sau lưng họ. Tôi tin những gì tôi làm là đúng".
Bản án 10 năm tù dành cho Hammond được coi là mức án cao nhất thuộc loại này trong lịch sử Mỹ.
-----------
Mời độc giả đón đọc loạt bài tiếp theo Những hacker nguy hiểm nhất lịch sử vào 4h ngày 7/9/2017.
Theo Danviet
Thụy Điển bất cẩn tiết lộ thông tin của gần như mọi công dân Dữ liệu cá nhân của hàng triệu hành khách cùng nhiều bí mật quân sự của Thụy Điển đã vô tình bị tiết lộ trong sự cố bảo mật lớn nhất lịch sử nước này. Thụy Điển bất cẩn tiết lộ thông tin của gần như mọi công dân Theo báo The Local (Thụy Điển), sự cố này đáng tiếc lại do chính...