Road Redemption và hành trình đầy chông gai để hồi sinh một huyền thoại bị lãng quên
Từ một cái tên tưởng chừng như bị lãng quên hoàn toàn trong quá khứ, với nỗ lực không biết mệt mỏi của đội ngũ phát triển, Road Redemption đã trở lại và mang đến cho game thủ những trải nghiệm tuyệt vời.
Với những game thủ thế hệ 8x và đầu 9x, cái tên Road Rash đã trở nên hết sức quen thuộc. Xuất hiện trên nhiều nền tảng khác nhau, từ Nintendo, Sega, PS1 và cả PC, Road Rash thực sự đã gắn bó với những năm tháng tuổi thơ tuyệt đẹp và không thể phai mờ.
Tính từ thời điểm phiên bản gần nhất được ra mắt vào năm 2000 (Road Rash: Jailbreak – PS1 và Game Boy), tựa game huyền thoại này gần như đã “ngủ quên” trong suốt một thời gian dài. Tuy nhiên, vào năm 2017, sau đúng 17 năm “vắng bóng”, cuối cùng Road Rash đã thức tỉnh với một diện mạo mới mang tên “Road Redemption”.
Không chỉ khác ở cái tên, Road Redemption còn là một sản phẩm vô cùng đặc biệt nếu so sánh với những người tiền nhiệm của nó. Đây không phải là game của Electronic Arts. Nó là sản phẩm của một đơn vị sản xuất độc lập có tên Pixel Dash Studios.
Để hiểu rõ hơn về quá trình phát triển của Road Redemption, có lẽ chúng ta nên quay trở về năm 2009, thời điểm mà trò chơi bắt đầu được thai nghén bởi Ian Fisch (sau này sẽ trở thành nhà đồng sáng lập của Pixel Dash Studios). Sau khi tập hợp được nhiều ý kiến của cộng đồng game thủ Road Rash, Ian Fisch đã gửi một bức “tâm thư” mong muốn EA phát triển một phiên bản mới cho tựa game này. Tuy nhiên, đáng tiếc là cha đẻ của Road Rash đã phớt lờ chuyện này.
Video đang HOT
Sau nhiều năm chờ đợi trong tuyệt vọng, cuối cùng Ian đã quyết định chuyển hướng sang tự học lập trình và thiết kế để phát triển game. Đến năm 2013, dự án Road Redemption chính thức được công bố trên Kickstarter, một kênh huy động vốn từ cộng đồng cực kỳ phổ biến. Sau chiến dịch huy động, Road Redemption thu được 173.000 USD (~ 4 tỷ VNĐ). Đây có thể coi là những viên gạch đầu tiên cho sự phát triển của Road Redemption như ngày nay.
Sau khi có được những đồng vốn đầu tiến, quá trình phát triển của Road Redemption đã được tăng tốc. Theo kế hoạch ban đầu, tháng 8/2014 chính là thời điểm để game chính thức phát hành trên toàn thế giới. Tuy nhiên, vì nhiều sự cố khác nhau, Road Redemption liên tục bị lùi ngày ra mắt. Đến cuối năm 2014, trò chơi mới chỉ phát hành theo dạng Early Access trên Steam.
Bẵng đi trong suốt 2 năm, đến tháng 4/2016, Road Redemption đã tung một bản cập nhật lớn để tối ưu hóa các tình năng trong game. Động thái này còn như một lời khẳng định rằng trò chơi vẫn đang trong quá trình phát triển chứ không hụt hơi hay có nguy cơ bị hủy bỏ như nhiều lời đồn đoán.
Đến quý 3 năm 2016, Road Redemption tiếp tục rời ngày phát hành sang năm 2017. Và đây chính là bước hoàn thiện cuối cùng để game có thể ra mắt chính thức vào tháng 10/2017. Như vậy, kể từ năm 2009, dự án Road Redemption đã trải qua rất nhiều chông gai và thử thách mới có thể đến tay game thủ như ngày hôm nay.
Từ một cái tên tưởng chừng như bị lãng quên hoàn toàn trong quá khứ, với nỗ lực không biết mệt mỏi của đội ngũ phát triển, Road Redemption đã trở lại và mang đến cho game thủ những trải nghiệm tuyệt vời. Đan xen giữa quá khứ và hiện tại, một cảm xúc thật khó diễn tả với mọi game thủ tham gia vào trò chơi này.
Để mua và tải Road Redemption, các bạn có thể truy cập tại đây.
https://store.steampowered.com/app/300380/Road_Redemption/?curator_clanid=1370293
Theo GameK
Huyền thoại Diablo bản gốc được 'hồi sinh', giá 10 USD
Blizzard bất ngờ đem trò chơi nhập vai đình đám một thời Diablo (1996) quay trở lại. Hiện game đang được bán trên trang GOG với giá 9,99 USD.
Hôm 7/3, các nhà phát triển của Blizzard bất ngờ thông báo Diablo bản đầu tiên đang được bán trên cửa hàng bán game số GOG với giá 9,99 USD. Điều này gây bất ngờ vì từ trước đến nay hãng luôn độc quyền kiểm soát các game và chỉ bán trên cửa hàng riêng.
Diablo 1996 đặt nền móng cho nhiều tựa game nhập vai ngày nay. Ảnh: Blizzard.
Theo The Verge, bạn có thể trải nghiệm Diablo (1996) bằng 2 cách khác nhau. Đầu tiên, theo cách truyền thống, đồ họa trong game chỉ ở mức 20 khung hình trên giây (FPS) SVGA và có thể kết nối với những người chơi khác thông qua dịch vụ Battle.net cổ điển.
Hoặc bạn chọn cách chơi hiện đại hơn với đồ họa được nâng cấp. Các lỗi game đã được sửa cùng sự tương thích cho Windows 10.
Chúng tôi khá thất vọng khi trò chơi mang tính biểu tượng này không có sẵn cho người chơi. Vì vậy tôi rất vui khi làm việc với đội ngũ GOG để khắc phục điều đó. Trong tương lai, chúng tôi hy vọng game thủ sẽ hào hứng quay trở lại với tựa game kinh điển này", phó chủ tịch Blizzard, Rob Bridenbecker nói.
Người chơi có thể thưởng thức game theo 2 cách cổ điển và hiện đại. Ảnh: Blizzard.
Bên cạnh đó, hãng cũng tiết lộ sẽ tiếp tục cung cấp các tựa game cổ điển Warcraft: Orcs & Humans và Warcraft II trên nền tảng GOG thay cho Blizzard Store truyền thống.
Good Old Games (GOG) là trang web bán game bản quyền tương tự Steam. GOG chuyên bán các game cũ, hay và DRM Free (không có bảo vệ nội dung số).
Huyền thoại làng game nhập vai Diablo 1996 Diablo phiên bản đầu tuy không gây ấn tượng nhiều với game thủ Việt Nam bằng Diablo 2 nhưng nó đã đặt nền móng vững chãi cho series game nhập vai đình đám này.
Theo news.zing.vn
Tựa game huyền thoại Boom Online chuẩn bị hồi sinh trên nền tảng Mobile Ở thời điểm hiện tại, nhà phát hành Nexon đã chính thức mở cửa đăng ký trước Boom M - phiên bản Mobile chính chủ của tựa game huyền thoại Boom Online Trong những năm trở lại đây, mảng game Mobile luôn được các nhà phát hành ưu tiên khi nó ngày càng chiếm thị phần lớn và đem lại những khoản doanh...