Rõ ý đồ lấp 6.500m2 hồ Đống Đa, chính quyền tính thu hồi 4.200m2 bán đảo
Quận Đống Đa cho biết đang xem xét thu hồi 3/4 (khoảng 4.200m2) diện tích bán đảo hồ Hoàng Cầu mà Công ty cổ phần đầu tư phát triển Hà Thủy đang sử dụng.
Phương án tối ưu, hiệu quả nhất?
Sau khi báo Dân trí phản ánh việc lấp tạm 6.500m2 hồ Đống Đa (hay gọi là hồ Hoàng Cầu) và các chuyên gia đề xuất Hà Nội cần thu hồi luôn 5.600m2 bán đảo hồ này, chính quyền quận Đống Đa (Hà Nội) đã trao đổi với báo chí một số thông tin liên quan.
Ông Trịnh Hữu Tuấn, Phó chủ tịch UBND quận Đống Đa, cho biết từ tháng 7, khu vực hồ Đống Đa được quây rào để thực hiện Dự án cải tạo đồng bộ hạ tầng kỹ thuật cảnh quan đô thị hồ.
Dự án có tổng mức đầu tư hơn 297 tỷ đồng. Đơn vị trúng thầu thi công là Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam ( Vinaconex).
Toàn cảnh hồ Đống Đa (Ảnh: Bạch Huy Thanh).
Về việc lấp tạm khoảng 6.500m2 hồ Đống Đa để làm bãi tập kết vật liệu và thi công dự án, ông Tuấn cho biết qua tham khảo, chủ đầu tư và nhà thầu đánh giá phương án này là tối ưu, hiệu quả nhất.
“Ý đồ của phương án này là đẩy nhanh tiến độ dự án để người dân sớm được thụ hưởng, đồng thời công trình cũng nhằm mục đích hướng tới chào mừng đại hội Đảng các cấp vào năm sau.
Với phương án này, chúng tôi đánh giá sẽ rút ngắn thời gian thi công hơn và đối với công trình liên quan đến mặt nước này thì chất lượng công trình cũng được nâng cao hơn. Đồng thời việc giám sát của cộng đồng được thuận tiện và giám sát của chủ đầu tư, nhà thầu cũng được sát sao hơn”, ông Tuấn nói.
Theo ông Tuấn, Sở Xây dựng đã đồng ý phương án cho lấp tạm 10% diện tích hồ Đống Đa để thi công, 6.500m2 mặt nước hồ đã được lấp tạm là chưa vượt quá 10%. Sau khi thi công xong, quận cam kết khôi phục, hoàn trả lại diện tích mặt nước như ban đầu.
Video đang HOT
Trong quá trình tổ chức thực hiện dự án, quận đã thành lập hội đồng phản biện, từ HĐND quận đến các tổ chức, cơ quan khác… Mục đích cải tạo hồ Đống Đa liên quan đến môi trường, sinh hoạt của người dân nên quận làm rất cẩn trọng.
Xem xét thu hồi 3/4 bán đảo hồ Đống Đa
Với bán đảo hồ Đống Đa, ông Tuấn cho biết hiện Công ty cổ phần đầu tư phát triển Hà Thủy (Công ty Hà Thủy) đang được thành phố cho thuê đất và sử dụng hơn 5.600m2. Công ty này được thuê 50 năm, bắt đầu từ 2010.
“Chúng tôi báo cáo thành phố và dự kiến thu hồi khoảng 3/4 diện tích bán đảo (khoảng 4.200m2 – PV) để làm khu vực công cộng. Quận sẽ cải tạo đồng bộ cảnh quan khu vực này.
Quận Đống Đa và thành phố Choisy le Roi (Pháp) có quan hệ kết nghĩa lâu năm, chúng tôi sẽ báo cáo thành phố và dự kiến xây dựng một biểu tượng của hai thành phố tại khu vực trung tâm bán đảo hồ Đống Đa, việc này cũng nhằm tăng cường tình hữu nghị giữa hai nước Việt Nam – Pháp. Phối cảnh khu vực bán đảo thiết kế chủ yếu là cây xanh và quảng trường”, ông Tuấn nói.
Người dân và các chuyên gia kỳ vọng TP Hà Nội sẽ thu hồi toàn bộ khu vực bán đảo hồ Đống Đa để làm khu vực công cộng đúng nghĩa (Ảnh: Bạch Huy Thanh).
Ông Tuấn cho hay khi đặt vấn đề thu hồi diện tích bán đảo phải nghĩ đến quyền lợi các bên, gồm chủ đầu tư đang được cho thuê đất, Nhà nước và người dân, trong đó quyền lợi người dân được đặt lên cao nhất. Vấn đề này hiện chờ ý kiến của liên ngành và quyết định của thành phố.
Về phía doanh nghiệp, bà Hoàng Thị Thùy Dương, Phó tổng giám đốc Công ty Hà Thủy, cho biết công ty được TP Hà Nội cho thuê hơn 5.600m2 diện tích bán đảo từ năm 2010 với thời hạn 50 năm.
Công ty đã đầu tư vào khu vực này khoảng 30 tỷ đồng, hiện có một tòa nhà 2 tầng đang được kinh doanh giải khát, có hơn 10 nhân viên làm việc tại đây; xung quanh là khu vực công cộng, người dân vẫn vào tập thể dục, không thu phí.
Theo bà Dương, hàng năm công ty nộp tiền thuê đất theo yêu cầu của thành phố, những năm 2010 phải nộp khoảng hơn 500 triệu đồng/năm, sau đó thành phố điều chỉnh tăng dần và gần nhất là gần 3 tỷ đồng/năm.
Công ty đã có văn bản đề xuất TP Hà Nội và quận Đống Đa đồng ý cho công ty được tự bỏ tiền để cải tạo khu vui chơi giải trí bán đảo hồ Đống Đa, nhằm đồng bộ với Dự án cải tạo đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan đô thị hồ Đống Đa mà quận làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, đến nay thành phố chưa có quyết định cuối cùng về việc này.
Đại diện Công ty Hà Thủy cho biết chưa nhận được thông tin chính thức về việc dự kiến thu hồi 3/4 diện tích bán đảo hồ Đống Đa.
Theo bà Dương, công ty đã đầu tư số tiền lớn vào khu vực bán đảo này nên mong muốn tiếp tục được thành phố cho thuê đất.
Về trường hợp thành phố thu hồi một số diện tích hoặc toàn bộ khu vực bán đảo hồ Đống Đa, bà Dương cho hay nếu thành phố quyết định như vậy thì công ty cũng sẽ chấp hành nhưng doanh nghiệp sẽ bị thiệt hại nhiều. Phía công ty mong được làm việc cụ thể với các bên liên quan để đảm bảo quyền lợi.
Sạt lở núi đe dọa trường mầm non và nhiều nhà dân ở Quảng Ngãi
Tại huyện miền núi Sơn Hà (Quảng Ngãi) vừa phát hiện thêm điểm sạt lở núi Mang Kà Muồng ở xã Sơn Bao, đe dọa trường mầm non và nhiều nhà dân dưới chân núi.
Ngày 25.9, UBND H.Sơn Hà (Quảng Ngãi) cho biết, theo phản ánh của người dân địa phương, chính quyền xã Sơn Bao và H.Sơn Hà đã tiến hành khảo sát điểm sạt lở núi Mang Kà Muồng ở thôn Nước Tang, xã Sơn Bao (H.Sơn Hà).
Vết sạt lở mới phát hiện trên núi Mang Kà Muồng, thôn Nước Tang, xã Sơn Bao (H.Sơn Hà, Quảng Ngãi). ẢNH: PHẠM ANH
Theo UBND H.Sơn Hà, đây là điểm sạt lở núi mới phát hiện. Tại hiện trường sạt lở núi Mang Kà Muồng, đoàn kiểm tra phát hiện điểm sạt lở núi đã xuất hiện các vết nứt đất dài 60 m, đoạn sụt lún sâu nhất khoảng 2 m.
Dưới chân núi Mang Kà Muồng, đoàn kiểm tra thấy đất, đá đã sạt xuống bên dưới trên khu đất trồng keo 2 năm tuổi của các hộ dân ở đây. Vết sạt lở này cho thấy nguy cơ sạt lở xảy ra bất cứ lúc nào.
Đoàn kiểm tra thực địa tại vết sạt lở núi Mang Kà Muồng. ẢNH: PHẠM ANH
Lên phương án di dời dân khẩn cấp khi có mưa lớn dài ngày
Ông Phan Anh Quang, Phó chủ tịch UBND H.Sơn Hà cho biết, ông cùng đoàn đi kiểm tra vết sạt lở núi. Nơi vết lún sâu nhất, khi leo xuống bên dưới đã che khuất khỏi đầu người. Theo ông Quang, vết sạt lở này xảy ra khi những ngày qua xuất hiện mưa giông vào buổi chiều trên địa bàn. Nếu mưa liên tục chừng vài ba ngày, vết sạt lở này sẽ diễn biến khó lường.
Điểm sạt, nứt trên núi Mang Kà Muồng. ẢNH: PHẠM ANH
Đáng chú ý, vết sạt lở này đang đe dọa trực tiếp nhà ở của 4 hộ dân (hơn 20 nhân khẩu), điểm trường mầm non Hướng Dương có 1 cô giáo và 27 trẻ cùng nhà văn hóa thôn dưới chân núi.
Bên cạnh đó, nguy cơ sạt lở còn gây ảnh hưởng đến nhà ở của 5 hộ dân sống lân cận, 5.000 m 2 đất nông nghiệp phía trên đỉnh núi và rừng keo trồng.
Ngoài ra, vết sạt lở xảy còn có nguy cơ gây tắc nghẽn tuyến đường ĐH77 nối dài đi hồ chứa nước Nước Trong, ảnh hưởng đến đời sống của 80 hộ dân xóm Mang Kà Muồng, Nhà máy thủy điện Nước Trong, nhà điều hành Trạm quản lý thủy nông số 7, điểm Trường tiểu học Sơn Bao.
Ông Quang cho biết, hiện cô giáo và 27 học sinh mầm non đã được di dời ra khỏi trường, mượn nơi khác dạy học để tránh sạt lở núi Mang Kà Muồng. Với các nhà dân dưới chân núi, xã Sơn Bao sẽ theo dõi chặt chẽ, khi mưa lớn và kéo dài sẽ đưa dân ra khỏi nhà, đến nơi trú ngụ an toàn.
Ngoài ra, UBND xã Sơn Bao còn tổ chức dựng biển cảnh báo nguy hiểm, rào lưới B40 để hạn chế đá lớn lăn ra đường và thông báo rộng rãi cho nhân dân trong vùng biết để phòng tránh nguy hiểm.
Xóm nhà ở dưới chân núi Van Cà Vải, TT.Di Lăng (H.Sơn Hà, Quảng Ngãi) bị sạt lở, đang được chính quyền khắc phục. ẢNH: PHẠM ANH
Ngoài vết sạt lở núi Mang Kà Muồng, UBND H.Sơn Hà còn cho biết, tại thôn Làng Bồ, TT.Di Lăng (H.Sơn Hà) cũng đang có vết sạt lở núi rất đáng ngại, đe dọa khoảng 30 hộ dân sống dưới chân núi. Địa phương đang theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết và lên phương án di dời dân khẩn cấp khi có mưa lớn dài ngày.
Người đàn ông kể lại phút thoát khỏi căn nhà bị núi lở đè sập ở Thanh Hoá Cả gia đình 4 người ở huyện Lang Chánh, Thanh Hóa may mắn thoát chết khi ngôi nhà bị đất đá từ trên núi lở tràn xuống làm đổ sập. Chiều 24/9, ông Lê Hữu Tuân, Bí thư Đảng ủy xã Yên Thắng, huyện Lang Chánh (Thanh Hóa), cho biết chính quyền địa phương cùng với người dân đã hoàn thành việc tháo...