Rộ tin thiết bị Trung Quốc có thể gián đoạn liên lạc quân sự Mỹ
Cục Điều tra liên bang Mỹ ( FBI) được cho là đã phát hiện khả năng thiết bị của Huawei ( Trung Quốc) làm gián đoạn liên lạc của Bộ Tư lệnh chiến lược Mỹ, phụ trách lực lượng hạt nhân.
Một trạm thu phát sóng di động ở vùng Trung Tây Mỹ. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH BIZ JOURNALS
Đài CNN ngày 23.7 dẫn các nguồn thạo tin cho hay Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) phát hiện thiết bị của công ty Huawei (Trung Quốc) có thể gây gián đoạn liên lạc của Bộ Quốc phòng Mỹ, bao gồm liên lạc của lực lượng giám sát vũ khí hạt nhân.
Hơn 10 nguồn tin cho biết rằng trong quá trình điều tra, FBI phát hiện thiết bị của Huawei gắn trên các tháp thu phát sóng di động gần những căn cứ Mỹ ở vùng Trung Tây có khả năng gây gián đoạn liên lạc Bộ Tư lệnh chiến lược Mỹ.
Video đang HOT
Các nguồn tin gồm những quan chức FBI đương nhiệm và cựu quan chức. “Điều này liên quan một trong những vấn đề nhạy cảm nhất. Nếu nó có thể bị gián đoạn thì đó sẽ là một ngày rất tồi tệ”, theo một cựu quan chức FBI.
Thu thập chứng cứ về khả năng dữ liệu bị lấy cắp và gửi ra nước ngoài là công việc khó khăn, nên hiện vẫn chưa chắc phía Trung Quốc có thu thập được dữ liệu nào từ thiết bị trên hay không.
Các nguồn tin cho hay chính phủ Trung Quốc đã bác bỏ nghi vấn theo dõi Mỹ. Huawei cũng bác bỏ thông tin cho rằng những sản phẩm của hãng có thể gây ảnh hưởng lĩnh vực liên lạc riêng của Bộ Quốc phòng Mỹ.
Trước đó vào ngày 21.7, Reuters dẫn 2 nguồn tin cho hay chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đang điều tra Huawei liên quan lo ngại về mối đe dọa đối với an ninh quốc gia, liên quan thiết bị gắn trên các tháp thu phát sóng di động gần những căn cứ quân sự.
Cuộc điều tra do Bộ Thương mại mở màn được tiến hành không lâu sau khi Tổng thống Biden nhậm chức. Tuy nhiên, bản tin khi đó cho biết chưa thể xác định khả năng thiết bị của Huawei có khả năng thu thập những thông tin nhạy cảm liên quan đến an ninh quốc gia hay không.
Tướng Mỹ cảnh báo Washington thiếu khả năng ngăn chặn các mối đe dọa từ đối thủ
Người đứng đầu lực lượng hạt nhân của Mỹ đã cảnh báo rằng Washington thiếu khả năng ngăn chặn các cuộc tấn công của đối thủ, trong bối cảnh mối đe dọa từ Nga đang tăng lên và vũ khí chiến lược của Trung Quốc đang được tăng cường nhanh chóng.
Tư lệnh STRATCOM Charles Richard trong một phiên điều trần tại Thượng viện vào tháng 3/2021 tại Washington. Ảnh: Getty Images
"Mỹ đang phải đối mặt với nhu cầu ngăn chặn khủng hoảng mà chúng ta mới chỉ trải qua một vài lần trong lịch sử đất nước", đài RT (Nga) dẫn lời Đô đốc Charles Richard, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Chiến lược Mỹ (STRATCOM) cho biết hôm 5/5. Vị Tư lệnh cũng nhắc lại những lo ngại về mối đe dọa ba bên mà ông từng cảnh báo với các nhà lập pháp hồi tháng 3, liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine.
Tướng Richard cho hay Mỹ và các đồng minh chưa từng phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nào tương tự chiến dịch quân sự của Nga vào Ukraine trong hơn 30 năm qua. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã sử dụng các mối đe dọa hạt nhân để ngăn chặn sự can thiệp của Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Trong khi đó, ông cho biết các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang theo dõi chặt chẽ cuộc chiến ở Ukraine và có khả năng sẽ sử dụng các giải pháp hạt nhân để mang lại lợi ích cho họ trong tương lai.
Ông Richard đã nhiều lần cảnh báo về hoạt động tăng cường năng lực hạt nhân của Trung Quốc. Vị Tướng này kêu gọi chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden cần xem xét lại việc tài trợ phát triển một loại tên lửa hành trình hạt nhân, năng suất thấp, có thể phóng từ tàu ngầm. Ông cũng tái nhấn mạnh vấn đề này vào hôm 5/5, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Ukraine làm tăng thêm tính cấp thiết của vấn đề tăng cường năng lực răn đe hạt nhân.
"Cuộc chiến ở Ukraine và quỹ đạo hạt nhân của Trung Quốc - đột phá chiến lược của họ - cho thấy chúng ta vẫn còn thiếu khả năng răn đe và đảm bảo an ninh đối phó với mối đe dọa", ông Richard nói và cho biết thêm rằng các lực lượng hạt nhân là "nền tảng" ngăn chặn các cuộc tấn công của Mỹ.
Hồi tháng 3, Tổng thống Biden đã đề xuất bổ sung thêm 30 tỷ USD chi tiêu quốc phòng của Mỹ lên 813 tỷ USD. Đề xuất bao gồm tăng 92% tài trợ cho Sáng kiến Răn đe châu Âu, lên 6,9 tỷ USD.
Chỉ huy STRATCOM cũng báo động việc thiếu hụt ngân sách và tình trạng phát triển trì trệ hơn nữa sẽ gây ra một số hậu quả nghiêm trọng. Ông nói: "Sự chậm trễ của chương trình vũ khí đã khiến chúng tôi bỏ lỡ thời điểm có thể giảm thiểu hoàn toàn rủi ro hoạt động".
Trung Quốc tăng cường cắt điện luân phiên để giảm khí phát thải Trung Quốc đang mở rộng chính sách cắt điện luân phiên và giảm sản lượng của các nhà máy do gặp trở ngại về nguồn cung điện, cũng như muốn thúc đẩy mục tiêu giảm khí phát thải. Chính sách cắt điện của Trung Quốc gây tác động đến sản lượng của các doanh nghiệp. Ảnh: Reuters Tờ Bloomberg đưa tin biện pháp...