Rộ tin Nga tắt hoạt động, sơ tán toàn bộ S-300 và S-400 khỏi chiến trường Syria
Truyền thông Israel cho biết, các hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không S-300 và S-400 của Nga đã dừng hoạt động và khả năng được sơ tán khỏi chiến trường Syria.
Theo tờ Debka của Israel, hiện nguyên nhân Nga cho vô hiệu hóa hoạt động của các hệ thống phòng không S-300 và S-400 vẫn chưa rõ. Song điều chắc chắn là không một hệ thống phòng không tầm trung nào của Nga tại Syria còn hoạt động.
Nga được cho đã cho tắt hoạt động của các hệ thống phòng không S-300 và S-400 ở Syria. (Ảnh minh họa)
Cụ thể, Debka dẫn nguồn tin quân sự từ Nga cho hay, các tổ hợp phòng không S-400 tối tân tại căn cứ không quân Hmeymim ở Syria đã hoàn toàn dừng hoạt động. Một nguồn tin còn cho biết thêm, không một hệ thống S-400 nào của Nga còn được kích hoạt trên lãnh thổ Syria.
Video đang HOT
Cách đây 3 tháng, Debka từng dẫn một nguồn tin quân sự khẳng định quân đội Syria xác nhận hệ thống phòng không S-400 của Nga được đặt bên ngoài căn cứ quân sự quan trọng của Syria ở phía tây Masyaf đã “ngưng hoạt động” mà cụ thể là các hệ thống radar của S-400 đã bị vô hiệu hóa.
Ngoài ra, cách đây vài tuần, máy bay vận tải quân sự của Nga được phát hiện nhiều lần xuất hiện phía trên căn cứ không quân Hmeymim. Thông tin này làm dấy lên khả năng Nga đã cho sơ tán các hệ thống tên lửa phòng không S-300 và S-400 khỏi Syria.
Tuy nhiên, cho tới nay chưa có lời bình luận chính thức nào từ phía quân đội Nga hay quân đội Syria về thông tin trên.
“Lý do vì sao Nga quyết định tắt các hệ thống phòng không còn nhiều giả thuyết, nhưng có thể là do sức ép của ngân sách hoặc khả năng Nga đã cho sơ tán các hệ thống này khỏi Syria”, tờ Debka kết luận.
Ngày 1/10/2018, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố chuyển giao hệ thống S-300 đầu tiên cho quân chính phủ Syria.
Động thái của Bộ Quốc phòng Nga được đưa ra sau vụ việc máy bay trinh sát IL-20 không may gặp nạn ở khu vực bờ biển Latakia vào ngày 17/9/2018. Vụ tai nạn khiến toàn bộ 15 người có mặt trên máy bay IL-20 thiệt mạng.
Sau vụ việc, Nga cáo buộc tiêm kích F-16 của không quân Israel cố tình dùng IL-20 làm lá chắn trước đòn phản công của hệ thống phòng không S-200 của quân đội Syria. Hậu quả S-200 đã không may bắn nhầm IL-20 và dẫn tới thảm kịch.
Minh Thu (lược dịch)
Theo infonet
Infographic: Mang chiến tăng T-72B3 sang Syria và bước đi đầy toan tính của Nga
Sau khi mang T-90 sang thị uy tại chiến trường Syria, Nga đã đạt được thành công vang dội trên thị trường xuất khẩu, bước tiếp theo họ lại mang T-72B3 sang chiến trường này nhằm phô trương dòng vũ khí chủ lực trên thị trường xuất khẩu?
Hiện tại T-72B3 và T-62M được Nga mang sang chiến trường Syria nhằm thế chỗ cho xe tăng T-90 trong các mũi tấn công của Sư đoàn Lực lượng đặc biệt 25 (lực lượng Tiger cũ) và Sư đoàn 4 thiết giáp Vệ binh cộng hòa.
Với tính năng kỹ chiến thuật khá tương đương T-90, T-72B3 là một lựa chọn được cho là khá hợp lý cho quân đội Syria nhằm đối phó với phiến quân. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng, việc đem chiến tăng T-72B3 đến Syria là bước đi đầy toan tính của Nga. Rõ ràng việc T-90 thể hiện xuất sắc tại chiến trường Syria đã giúp Nga thành công vang dội trên thị trường xuất khẩu. Vì thế việc để T-72B3 sang chiến trường này thị uy có thể nhằm mục đích quảng bá cho loại vũ khí này trong bối cảnh Nga còn cả chục nghìn chiếc T-72 thừa hưởng từ Liên Xô có thể nâng cấp lên chuẩn T-72B3 để xuất khẩu.
Xe tăng T-72B3 thừa hưởng những gói nâng cấp mạnh nhất trong dòng T-72. Những thay đổi bao gồm việc được trang bị pháo nòng trơn 2A46M cỡ 125mm có khả năng phóng tên lửa chống tăng 9M119 Svir hoặc 9M119M Refleks.
Các tên lửa này sử dụng hệ dẫn đường laser, tầm bắn 4-5km, trang bị đầu nổ kiểu tandem nặng 4,5kg. Ngoài ra, hệ thống điện tử của xe cũng được nâng cấp để tăng thêm tính hiệu quả khi tác chiến. Trong cuộc xung đột tại Syria cũng như tại miền Đông Ukraine, những chiếc T-72B3 đã phát huy rõ tác dụng khi tham chiến.
Theo danviet.vn
'Gia đình S': Kế hoạch bắn hạ F-35, F-22 Mỹ của Nga Hệ thống phòng không "gia đình S" của Nga gồm các thành viên: S-25, S-75, S-200, S-300, S-400, S-500 và S-600. Nga đã thừa hưởng một lượng lớn tên lửa đất đối không từ Liên Xô và đã cải thiện đáng kể các thiết kế từ thời Liên Xô. Đây là danh sách những thành viên đáng chú ý nhất trong "gia đình...