Rộ tin đồn đảo chính ở Thái Lan, cảnh sát trong tình trạng báo động
Thái Lan đặt lực lượng cảnh sát chống bạo động trong tình trạng sẵn sàng tác chiến, bảo vệ các cơ sở trọng yếu tại tỉnh Phichit, động thái làm rộ tin đồn có âm mưu đảo chính.
Theo tờ Khaosod, cảnh sát chống bạo động Thái Lan đêm 9/2 được điều động khẩn đến bảo vệ khu vực trung tâm tỉnh Phichit, đặt trong tình trạng sẵn sàng tác chiến. Lệnh được ký bởi tỉnh trưởng và đóng dấu khẩn.
Hiện chưa rõ nguyên nhân vì sao quân lệnh khẩn được ban bố và liệu các tỉnh khác tại Thái Lan có ra quyết định điều động tương tự hay không. Công văn của tỉnh trưởng tỉnh Phichit chỉ cho biết việc huy động lực lượng an ninh là do “vấn đề cấp thiết của chính phủ”.
Xe thiết giáp được nhìn thấy ở phía bắc Bangkok hướng về tỉnh Lopburi. Ảnh: Twitter/ Andrew MacGregor Marshall.
Cảnh sát trưởng tỉnh Phichit, thiếu tướng Thawatchai Muannara, ngày 10/2 đã xác thực thông tin liên quan đến quyết định trên.
Tuy nhiên, ông cho biết lực lượng an ninh được huy động chỉ nhằm mục đích gìn giữ trật tự, trị an trước thềm bầu cử toàn quốc ngày 24/3.
Video đang HOT
Rạng sáng 10/2, đội xe thiết giáp đã di chuyển từ phía bắc thủ đô Bangkok đến tỉnh Lopburi, theo lời kể của nhiều nhân chứng.
Phía quân đội cho biết việc chuyển quân nhằm chuẩn bị cho đợt tập trận Hổ mang Vàng với quân đội Mỹ và các đồng minh.
Đêm 10/2, mạng xã hội Thái Lan bắt đầu rộ lên tin đồn về khả năng xảy ra đảo chính quân sự. “Đảo chính” cũng đang là từ khóa nóng nhất trên mạng xã hội nước này vào đêm 10/2.
Tỉnh Phichit nằm ở phía bắc thủ đô Bangkok đang có những diễn biến bất thường về an ninh, gây lo ngại về khả năng xảy ra đảo chính. Đồ họa: Google Maps.
“Hãy chấm dứt vòng luẩn quẩn này. Ngừng các cuộc đảo chính. Đã quá đủ rồi. Chúng tôi muốn bầu cử”, tài khoản Facebook tên Waaddao Chumaporn đêm 10/2 bày tỏ bức xúc.
“Tôi hy vọng những tin đồn về đảo chính là sai sự thật. Tôi tin rằng tiến tình dân cử có thể giải quyết mọi vấn đề. Chỉ cần chúng ta tin tưởng nhân dân”, Rangsiman Rome, ứng viên đảng Tiến đến Tương lai, chia sẻ.
Lần gần nhất xảy ra đảo chính tại Thái Lan là tháng 5/2014 đứng đầu bởi tướng Prayuth Chan-o-cha. Ông Prayuth đang giữ chức thủ tướng Thái Lan và lãnh đạo Hội đồng Hòa bình và Trật tự Quốc gia (NCPO).
Chuyên gia Virot Ali của Đại học Thammasat bày tỏ sự hoài nghi trước những động thái chuyển quân vừa qua ở Thái Lan. Thời điểm diễn ra các diễn biến bất thường này khiến giới quan sát bối rối, đặc biệt khi Thái Lan và Mỹ cùng các đồng minh sắp tiến hành cuộc tập trận thường niên quy mô lớn.
Theo Zing.vn
Cảnh sát Pháp được phép bắn đạn cao su để giải tán biểu tình
Ngày 1/2, Hội đồng Nhà nước, cơ quan cố vấn pháp lý hàng đầu của Pháp, đã cho phép lực lượng cảnh sát chống bạo động nước này sử dụng súng bắn đạn cao su trong việc giải tán đám đông biểu tình.
Người biểu tình "Áo vàng" tại thủ đô Paris, Pháp ngày 8/12/2018. Ảnh: THX/TTXVN
Trong một tuyên bố, Hội đồng trên cho biết mặc dù việc sử dụng súng bắn đạn cao su đã gây thương tích trong thời gian gần đây, song hội đồng nhận thấy sự cần thiết cho phép cảnh sát sử dụng loại vũ khí này vốn đặc biệt thích hợp trong giải quyết những trường hợp như vậy"- ám chỉ tới cuộc biểu tình "Áo vàng" thường chuyển thành các cuộc biểu tình bạo lực.
Một số tổ chức tại Pháp đã kêu gọi cấm cảnh sát chống bạo động sử dụng súng bắn đạn cao su, với lý do gây thương tích nghiêm trọng trong các cuộc biểu tình "Áo vàng". Tuy nhiên, hội đồng trên nhấn mạnh rằng việc sử dụng vũ khí sẽ được quy định chặt chẽ theo luật An ninh Nội địa.
Trước đó, ngày 30/1, Công đoàn CGT và Liên đoàn Nhân quyền Pháp đã đề nghị Hội đồng Nhà nước xem xét yêu cầu của họ cấm cảnh sát sử dụng súng bắn đạn cao su mà theo các tổ chức này là đã gây ra một số trường hợp bị thương nghiêm trọng trong cuộc biểu tình Áo vàng.
Theo số liệu của Bộ Nội vụ Pháp, kể từ ngày 17/11/2018, cảnh sát nước này đã bắn 9.228 viên đạn cao su được cho là gây ra hàng chục vụ thương tích, trong đó có một số trường hợp bị thương nghiêm trọng.
Hoạt động biểu tình của những người mặc Áo vàng nổ ra tại Pháp từ trung tuần tháng 11/2018, xuất phát từ làn sóng phản đối chính sách tăng giá nhiên liệu trước khi nhanh chóng lan rộng thành một chiến dịch biểu tình hàng tuần nhằm phản đối các chính sách của chính phủ.
Chính phủ Pháp đã thực hiện một số biện pháp nhằm xoa dịu tình hình như hủy bỏ chính sách tăng thuế nhiên liệu, công bố gói tăng lương trị giá 10 tỷ euro (11,5 tỷ USD) và giảm thuế cho những người thu nhập thấp hoặc những người về hưu. Tuy nhiên những nhượng bộ này bị cho là chưa thỏa mãn được phe biểu tình Áo vàng bởi họ yêu cầu một sự thay đổi chính sách cơ bản có lợi hơn cho nhóm người có thu nhập thấp.
Minh Châu (TTXVN)
Theo Tintuc
Israel triển khai lực binh khủng dọc Gaza: Trận chiến lớn sắp bùng nổ? Các lực lượng Quốc phòng Israel đã huy động một số lượng lớn binh sĩ, xe thiết giáp cũng như tăng chiến đấu dọc biên giới với Dải Gaza trong bối cảnh căng thẳng với các lực lượng Palestine leo thang. Israel đã "bật đèn xanh" sẽ tiếp tục oanh tạc Gaza trong bối cảnh căng thẳng leo thang với các lực lượng...