Rộ tin Disney lồng tiếng Việt cho phim Marvel: Fan phản ứng dữ dội!
Được biết, kế hoach hoá bản địa phim của Disney sẽ bắt đầu vào năm 2021 hoặc cũng có thể là ngay năm sau…
Mới đây, trên khắp các cộng đồng fan của Disney và Marvel rộ lên thông tin Nhà Chuột sẽ “bản địa hoá” các phim của mình. Và kế hoạch này dự kiến sẽ bắt đầu vào năm 2021.
Cụ thể hơn, kế hoạch này sẽ bắt đầu bằng việc Disney sẽ cung cấp bản lồng tiếng Việt cho những bộ phim của hãng và các công ty nhỏ hơn. Trong đó có Marvel, Pixar,… Ngoài ra, trên dịch vụ trực tiếp sắp tới của Nhà Chuột là Disney cũng sẽ có phiên bản lồng tiếng Việt.
Trước thị trường Việt Nam, Disney cũng đã thực hiện chiến dịch bản địa hoá các bộ phim của hãng tại các thị trường lớn và một số nước không cung cấp bản gốc – bản tiếng Anh. Tại thị trường Việt Nam, theo một số tin đồn, bản lồng tiếng Việt sẽ được cung cấp song song với bản phụ đề.
Ngay khi tin đồn trên xuất hiện, người hâm mộ của Disney nói chung và Marvel nói riêng đã bị chia thành hai chiều hướng. Một số fan thấy chiến dịch này hoàn toàn hợp lý: “Lồng tiếng thì sao, có ai bắt các ông xem đâu. Mà cũng có phải là bỏ hẳn bản phụ đề đi đâu mà phản ứng ghê thế.”, “Có gì mà đừng nhỉ? Thế nào chẳng có suất lồng tiếng suất phụ đề. Nếu suất lồng tiếng ít khách thì dĩ nhiên các rạp sẽ đè nhiều suất phụ đề lên thôi. Các ông không xem thì để người khác xem. Hãng phim cũng chả sập được đâu.”
Video đang HOT
Trái ngược với những phản ứng tích cực ở trên là rất nhiều những ý kiến không đồng tình và cho rằng việc làm này là thừa thãi: “Lồng cho có thôi chứ xem bom tấn mà lồng tiếng thì mất 50% hấp dẫn rồi.”, “Riêng cái này thì đừng. Chúng tôi yêu tiếng nước tôi, Nhưng làm ơn đừng, Marvel đã làm đủ tốt rồi, đừng bày ra trò thêm nữa.”
Hãy cùng chờ đợi những thông tin chính thức từ Disney nhé.
Theo saostar
Ngoài việc kiếm bộn tiền, Disney có gì nhờ chiến thắng của 'Endgame' và 'The Lion King'?
Avengers: Endgame và The Lion King phiên bản live-action, hãng Disney kiếm về bộn tiền nhưng giá trị mà chúng tạo nên dường như chỉ có một: thế độc tôn của Disney!
Disney đang khẳng định vị thế ông vua không ngai của màn ảnh rộng thế giới thông qua chuỗi dự án làm lại và đế chế siêu anh hùng được yêu thích bậc nhất. Những ngày gần đây, tin vui liên tiếp đến với người hâm mộ nhà chuột: Avengers: Endgame vượt qua siêu phẩm Avatar để trở thành tác phẩm ăn khách nhất mọi thời đại, trong khi phiên bản live-action của The Lion King cũng xô đổ mọi kỷ lục phòng vé Bắc Mỹ.
Nhưng giá trị thực sự mà hãng Disney tạo nên cho điện ảnh thế giới là gì bên cạnh việc kiếm bộn tiện?
"Avengers: Endgame": Những con số không nói lên tất cả
Ngày 21/7, theo công bố của Variety, phim Avengers: Endgame chính thức vượt mặt siêu phẩm Avatar để trở thành bộ phim điện ảnh có doanh thu cao nhất mọi thời đại. Vào thứ bảy tuần này, tác phẩm bom tấn của Marvel đã đạt hơn 2,7892 tỷ USD tại phòng vé toàn cầu và sẽ dễ dàng có hơn 500.000 USD doanh thu bán vé cần thiết để vượt qua mức kỷ lục hiện tại 2,7897 tỷ USD của Avatar.
Như vậy, vị trí ông hoàng phòng vé mà siêu phẩm của đạo diễn James Cameron độc chiếm suốt một thập kỷ qua giờ đây đã thuộc về Avengers: Endgame của đế chế Marvel. Sau nỗ lực giành ngôi vương khi phát hành lần thứ hai, tác phẩm do hai anh em đạo diễn Russo cầm trịch đã có cái kết xứng đáng.
Tuy nhiên, Avengers: Endgame không thể có được vị trí ngôi vương nếu phát hành đơn lẻ giống Avatar. Bộ phim thực chất đã có một quá trình truyền thông kéo dài... 11 năm, kể từ khi tác phẩm siêu anh hùng đầu tiên của đế chế Marvel ra rạp. Vũ trụ điện ảnh siêu anh hùng đã tạo nên nền văn hóa đại chúng có sức lôi cuốn bậc nhất, biến những nhân vật thành thần tượng của khán giả đại chúng, xây dựng hình ảnh của các siêu anh hùng từ trong phim đến ngoài đời. Avengers: Endgame không chỉ là một bom tấn đơn thuần, nó mang sứ mệnh khép lại 3 giai đoạn đầu của một đế chế khổng lồ, ngay cả khi từng tác phẩm thuộc chuỗi phim không thực sự hoàn hảo.
Và những người hâm mộ, với tâm lý yêu thích ngai vàng, sẽ mặc nhiên coi sứ mệnh giúp Avengers: Endgame phá vỡ kỷ lục của Avatar thuộc về mình. Marvel càng không giấu giếm tham vọng, người hâm mộ càng quyết tâm. Còn nhà chuột cùng lúc thu về bộn tiền, dễ dàng quảng bá cho giai đoạn 4 của vũ trụ điện ảnh Marvel và thậm chí... truyền thông trước cho Avatar 2 chuẩn bị ra rạp năm 2021.
"The Lion King": Mắt xích vừa quan trọng vừa không cần thiết
Đối với chuỗi dự án làm lại, hãng Disney mang The Lion King trở lại, ứng dụng công nghệ hoạt hình máy tính tả thực ở trình độ cao, tái hiện hành trình giành lại ngai vương của sư tử Simba một cách sống động và chân thực hơn. Công nghệ CGI hiện không còn xa lạ đối với điện ảnh thế giới, được các nhà làm phim khai thác mạnh mẽ với mỗi đứa con tinh thần. Nhưng ở The Lion King phiên bản live-action, công nghệ hoạt hình máy tính tả thực được đưa lên tầm cao mới. Adam B. Vary, cây bút chuyên viết cho BuzzFeed News nhận xét: "The Lion King là một trải nghiệm tuyệt vời về kỹ xảo. Tôi chưa bao giờ xem tác phẩm nào như vậy trước đây và nó sẽ thay đổi cách nhìn của chúng ta về siêu phẩm này mãi mãi". Mike Ryan cua tơ Uproxx con goi đây la bô phim co ky xao đep măt nhât tư trươc tơi nay: "Bộ phim giông như môt cuôc cach mang trong nganh hiêu ưng điện ảnh vậy".
Nhờ những tiến bộ vượt bậc về mặt công nghệ, doanh thu ba ngày đầu tiên tại quê hương Bắc Mỹ của The Lion King phiên bản live-action lần lượt là 78,5 triệu USD, 61 triệu USD và 45,48 triệu USD. Từ các thị trường quốc tế, tác phẩm của Jon Favreau thu về 346 triệu USD. Trong năm nay, thành tích ra quân ở Bắc Mỹ của The Lion King chỉ đứng sau duy nhất Avengers: Endgame với 357 triệu USD.
Trong chuỗi dự án phim làm lại, The Lion King là mắt xích quan trọng giúp ông lớn Disney khẳng định vị thế người dẫn đầu về công nghệ. Thế nhưng, tác phẩm của đạo diễn Jon Favreau không được lòng giới chuyên môn. Những nhà phê bình nhận định phim The Lion King làm thỏa mãn thị giác song thiếu hụt về mặt cảm xúc. Bởi lẽ, sự chuẩn xác tuyệt đối trong tạo hình nhân vật khiến Simba, Mufasa, Scar, Nala mất đi nét biểu cảm sinh động giống con người. Bộ phim cũng không còn chất cổ tích kỳ ảo như phiên bản hoạt hình từng gắn bó với biết bao thế hệ.
Avatar với công nghệ 3D và The Lion King phiên bản 1994 đã tạo nên những bước chuyển vĩ đại của nền điện ảnh thế giới. Còn với Avengers: Endgame và The Lion King phiên bản live-action, hãng Disney kiếm về bộn tiền nhưng giá trị mà chúng tạo nên dường như chỉ có một: thế độc tôn của Disney!
Theo saostar
Marvel hi vọng Hugh Jackman tái xuất cùng Wolverine trong MCU Nhưng có vẻ đây sẽ là nhiệm vụ gần như bất khả thi dành cho Marvel... Với việc 21st Century Fox về chung một nhà với Disney, thì giờ đây Marvel đang chạy hết tốc lực để tìm ra phương án đưa các dị nhân và nhóm Fantastic Four vào MCU sao cho thích hợp và tài tình nhất. Đặc biệt, một trong...