Rò rỉ văn bản kết luận giám định của cảnh sát về vụ Võ Hoàng Yên, ‘thần y’ sắp đến ngày ‘đền tội’?
Thời gian qua, bên cạnh ồn ào từ thiện của một loạt nghệ sĩ hạng A đình đám như Hoài Linh, Trấn Thành, Thủy Tiên, Đàm Vĩnh Hưng thì khán giả vẫn không quên dành sự chú ý tới vụ việc CEO Đại Nam Nguyễn Phương Hằng đệ đơn kiện danh y Võ Hoàng Yên.
Hôm 24/9, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM cho biết đã có quyết định phục hồi việc giải quyết nguồn tin về tội phạm vụ bà Nguyễn Phương Hằng (vợ ông Huỳnh Uy Dũng, tức Dũng “lò vôi” – Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đại Nam, tỉnh Bình Dương) tố cáo ông Võ Hoàng Yên (ngụ Bình Thuận ) lừa đảo và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản .
Mới đây, dân mạng truyền tay nhau một tờ văn bản thông báo kết luận giám định chữ ký của Võ Hoàng Yên và bà Nguyễn Phương Hằng . Cụ thể, trong văn bản này nêu rõ các tài liệu do ông Võ Hoàng Yên giao nộp theo biên bản giao nhận đồ vật, tài liệu hồi tháng 5 trong vụ việc lừa đảo, lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đã có kết luận chữ ký, chữ viết vào hôm 20/9/2021. Theo đó:
Văn bản giám định rò rỉ trên MXH được cho là từ phía bà Nguyễn Phương Hằng khi phần góc ảnh hiện logo chụp bằng điện thoại Vertu – giống với những bức ảnh nữ CEO chụp trước đó.
Video đang HOT
“Chữ ký, chữ viết họ tên Nguyễn Phương Hằng trên “ Sao kê tài khoản” đề tên chủ tài khoản Võ Hoàng Yên, số tài khoản xxx, đề ngày 17/01/2021 so với chữ ký, chữ viết của bà Nguyễn Phương Hằng, do cùng một người viết ra.
Chữ viết có nội dung “Tôi đã đọc bản trích lục ngân hàng này hợp lý – Số tiền kia tôi tặng ông Võ Hoàng Yên làm từ thiện” so với chữ viết của bà Nguyễn Phương Hằng, do cùng một người viết ra”.
Việc giám định chữ ký, chữ viết trên giấy tờ của Võ Hoàng Yên và bà Nguyễn Phương Hằng nhằm xác định mối liên hệ của cả hai trong vụ việc có thật không hay chỉ là người khác ngụy tạo. Theo kết luận giám định trên thì giấy tờ được là do chính những người liên quan viết và ký nên sẽ có giá trị pháp lý.
Cư dân mạng tranh luận sôi nổi về văn bản giám định trên
Một cư dân mạng phân tích: “Văn bản chỉ xác minh chữ ký thật trên tài liệu sao kê, có nội dung “tặng làm từ thiện ” có khả năng hình thành 1 giao kết dân sự. Nếu có cơ sở chứng minh ko làm từ thiện sử dụng sai mục đích thì có thể kiện đòi lại. Chỉ là xác minh chữ ký là thật chứ ko phải là kết quả điều tra, còn rất dài”.
Như vậy, nếu tờ văn bản trên là thật thì bước đầu tiên đã xác nhận được việc bà Nguyễn Phương Hằng có chuyển tiền cho ông Võ Hoàng Yên với mục đích làm từ thiện. Nếu ông Võ Hoàng Yên sử dụng tiền sai mục đích thì chắc chắn sẽ là cơ sở quan trọng cấu thành tội lừa đảo, lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như bà Hằng tố cáo trước đó.
Cậu IT Nhâm Hoàng Khang vừa nhận cú chốt "khét lẹt" từ nữ chủ tịch nếu "đụng đến sao kê quỹ Hằng Hữu"
Cậu IT mà "đụng chạm" đến sao kê quỹ Hằng Hữu thì sẽ nhận được kết quả như thế nào?
Mới đây, khi cậu IT Nhâm Hoàng Khang vừa cập nhật tình hình sao kê quỹ từ thiện Hằng Hữu trên trang cá nhân thì liền nhận được một cú chốt hạ kết quả.
Cụ thể, chủ tịch quỹ từ thiện Hằng Hữu tiết lộ cái kết cho việc cậu IT nếu "đụng chạm" đến tài khoản quỹ từ thiện Hằng Hữu và công ty cổ phần Đại Nam thì sẽ lặp tức "có người đưa đến công an".
Trước đó, Nhâm Hoàng Khang tiết lộ sẽ công khai đầy đủ 2248 trang giấy sao kê của quỹ từ thiện Hằng Hữu từ ngân hàng và có đóng dấu đầy đủ, không thiếu một trang nào. Cậu IT cũng tuyên bố thời gian cụ thể vào ngày 15/9/2021. Đồng thời, cậu IT ngầm khẳng định về tính chính xác và sẽ chịu trách nhiệm pháp luật nếu như công khai những tờ sao kê giả.
Theo tìm hiểu, vấn đề tiết lộ sao kê hoặc thông tin tài khoản của người khác có thể truy cứu là hành vi vi phạm pháp luật.
Trao đổi với Thanh Niên về vấn đề này, luật sư (LS) Trương Văn Tuấn (Đoàn LS TP.HCM) cho biết, việc tiết lộ thông tin tài khoản khách hàng nếu không được khách hàng đồng ý hoặc không thuộc các trường hợp pháp luật cho phép là hành vi vi phạm pháp luật được quy định tại Điều 14 luật Các tổ chức tín dụng năm 2010.
Căn cứ theo bộ luật Dân sự 2015 (BLDS), hành vi phát tán thông tin giao dịch ngân hàng nếu gây thiệt hại phải bồi thường. Theo khoản 2, Điều 387 BLDS 2015, trường hợp một bên nhận được thông tin bí mật của bên kia trong quá trình giao kết hợp đồng thì có trách nhiệm bảo mật thông tin và không được sử dụng thông tin đó cho mục đích riêng của mình hoặc cho mục đích trái pháp luật khác. Nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo khoản 3, Điều 387 BLDS 2015.
Đồng tình với quan điểm trên, LS Lê Trung Phát (đoàn LS TP.HCM) cho biết thêm, theo quy định về "bảo mật thông tin" tại Điều 14 của luật Các tổ chức tín dụng 2010 sửa đổi 2017, các tổ chức tín dụng phải đảm bảo bí mật thông tin liên quan đến tài khoản, tiền gửi và các giao dịch của khách hàng tại tổ chức tín dụng.
Do đó, hành vi để lộ sao kê tài khoản ngân hàng của khách hàng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với số tiền từ 30 - 40 triệu đồng theo quy định tại khoản 4 Điều 47 Nghị định 88/2019/NĐ-CP. Riêng nếu tổ chức tín dụng vi phạm, thì mức phạt là gấp hai lần mức phạt này.
Trưởng nhóm thiện nguyện Nhất Tâm nói gì khi bị chỉ trích sân si, chửi người khác là "đồ nhà quê ngu dốt"? Anh Trần Thanh Long cho biết các thành viên trong nhóm thiện nguyện Nhất Tâm ở TP.HCM đã bị quấy phá, tấn công rất nhiều và khẳng định mình không thay đổi những phát ngôn đã chia sẻ trên MXH. Mới đây, mạng xã hội chia sẻ rầm rộ một clip dài 34 phút với nội dung là "lời nhắn" của anh Trần...