Rò rỉ thiết kế máy bay ném bom tàng hình mới của Trung Quốc
Trung Quốc nhiều khả năng đang phát triển loại máy bay ném bom chiến lược tàng hình của riêng mình, với khả năng tấn công các mục tiêu sâu trong lãnh thổ đối phương mà không bị phát hiện, tạp chí Foreign Policy đưa tin.
Ảnh một mô hình được cho máy bay ném bom tàng hình mới của Trung Quốc.
Foreign Policy mới đây đã đăng tải các bức ảnh được cho là chụp một mô hình máy bay ném bom tàng hình mới của Trung Quốc. John Reed, một nhà phân tích quân sự, cho rằng máy bay này có thể sẽ thay thế cho các máy bay ném bom H-6 hiện đang được triển khai trong hải quân và không quân Trung Quốc.
Chuyên gia Reed lưu ý rằng, trong các trường hợp của máy bay chiến đấu tàng hình J-31 và máy bay không người lái tàng hình Li Jian, chính phủ Trung Quốc thường khoe các mô hình máy bay cỡ nhỏ với thế giới vài năm trước khi phiên bản kích cỡ thật xuất hiện.
Ông Reed cho hay, từ bức ảnh có thể thấy rằng máy bay ném bom tàng hình tương lai của Trung Quốc là sự kết hợp của máy bay ném bom tàng hình PAK DA và máy bay chiến đấu tàng hình PAK FA của Nga và máy bay chiến đấu tàng hình YF-23 của Mỹ, vốn thất bại trước YF-22 Raptor cuộc trong cuộc đua để trở thành máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 đầu tiên trên thế giới.
Video đang HOT
Máy bay tàng hình của Trung Quốc được thiết kế để tránh radar của đối phương, tấn công các căn cứ và tàu cách xa Trung Quốc bằng tên lửa hành trình. Ngoài ra, nhiều nhà quan sát tin rằng J-20, máy bay chiến đấu tàng hình đầu tiên của Trung Quốc, quá to đối với một máy bay chiến đấu. Vì lý do này, J-20 có thể được sử dụng như một máy bay ném bom tàng hình.
Đồ họa mô phỏng máy bay ném bom mới của Trung Quốc.
Các diễn đàn của Trung Quốc trên mạng internet nói rằng máy bay ném bom mới có thể dài 27,7m và sải cánh là 22m. Máy bay này nhỏ hơn tất cả các máy báy nem chiến lược của Nga và Mỹ, như B-1 Lancer hay Tu-22M, nhưng to hơn chút ít cho với máy bay ném bom chiến thuật F-15E Strike Eagle của Mỹ. Máy bay ném bom mới của Trung Quốc cũng bị đồn là có bán kính hoạt động dưới 3.200km.
Theo Foreign Policy, các tin đồn rằng Trung Quốc sẽ mua một phi đội các máy bay ném siêu âm T-22M từ Nga nhiều khả năng là không chính xác. Các quan chức Trung Quốc thậm chí còn nói rằng mua một thiết kế từ những năm 1970 như T-22M không có nhiều ý nghĩa lắm vì các radar của Mỹ có thể dễ dàng phát hiện chúng từ xa. Điều này có thể là dấu hiệu chứng tỏ hải quân và không quân Trung Quốc nhận thấy nhu cầu về một máy bay ném bom tàng hình có khả năng ngăn chặn đối phương từ xa.
Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn còn lâu mới có thể phát triển một máy bay ném bom tàng hình của riêng mình, bất chấp ảnh mô hình bị rò rỉ. Các khoản đầu tư như vậy có thể là quá nhiều cho quân đội Trung Quốc, vốn đang mua một loạt các hệ thống vũ khí khác, mới hơn, từ các chiến đấu cơ tàng hình cho tới các vũ khí kỹ thuật số và chống vệ tinh.
Ảnh vẽ mô phác họa vũ khí mới của Trung Quốc.
Theo Dantri
Bao giờ Trung Quốc theo kịp Mỹ về quân sự?
Khi cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates nói rằng Trung Quốc "có thể đe dọa khả năng phô diễn sức mạnh Mỹ cũng như hỗ trợ các đồng minh ở Thái Bình Dương" và Đô đốc Robert Willard - nguyên Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương nhấn mạnh "sự phát triển quân sự của Trung Quốc vượt quá ước tính của chúng tôi" thì nhiều người đã lo ngại.
Liệu quân đội của Trung Quốc có phát triển đúng theo tốc độ như vậy và Mỹ do suy thoái kinh tế, do dính líu tới nhiều cuộc chiến khác đang tự mình xuống dốc?Theo nhiều nhà phân tích, may thay là chưa cần phải quá lo lắng. Dù Trung Quốc đã nỗ lực để tạo ra một đội quân linh hoạt, có khả năng, nhưng họ vẫn còn con đường rất dài trước khi có thể hy vọng thách thức được Mỹ. Cần phải có thêm nhiều con số và một nền kinh tế tốt hơn nữa mới hy vọng sở hữu lực lượng tác chiến hiệu quả.
Và đây là vài phân tích về khả năng quân sự của Trung Quốc so với Mỹ:
Binh lính Về phương diện nhân lực, đội quân 2,2 triệu người của Trung Quốc nhiều hơn 1,4 triệu người của Mỹ (chưa kể gần 700.000 nhà thầu quốc phòng). Tuy nhiên, vấn đề chất lượng thì hoàn toàn khác biệt. Lực lượng Mỹ được triển khai thường xuyên kể từ thời Chiến tranh vùng Vịnh, trong khi quân đội Trung Quốc (PLA) chưa từng tác chiến kể từ những năm 1970. Tương tự như vậy, chính sách Một con của Trung Quốc có thể là vấn đề khác. Các gia đình ra sức yêu chiều con cái, không muốn chúng trải qua những kiểu huấn luyện nặng nhọc, thậm chí chỉ là kỹ năng cơ bản như giặt là.
Như nhà phân tích Drew Thompson nhấn mạnh: "Nếu có quá yêu cầu đặt ra khi tuyển tân binh, thì PLA có thể tự thấy họ thích hợp với chiến tranh hiện đại, nhưng thực tế là không có một binh lính nào sẵn sàng chiến đấu". Mỹ cũng sẽ trải qua khó khăn tương tự, như trong một báo cáo quân sự cho thấy rằng "75% thanh niên tuổi từ 17-24 khó có thể tham gia quân ngũ vì thể chất không phù hợp, không tốt nghiệp trung học hay có hồ sơ phạm tội".
Không lực Mỹ sở hữu số máy bay gấp ba lần Trung Quốc - nước vẫn đang tìm tòi và chế tạo máy bay chiến đấu của riêng họ. Điểm yếu lớn nhất của Trung Quốc nằm ở ngành công nghiệp động cơ; loại máy bay chiến đấu tàng hình J-20 (với mục tiêu cạnh tranh F-22 hoặc F-35 của Mỹ) vẫn phụ thuộc vào động cơ Nga hoặc một số loại động cơ nội địa yếu hơn.
Trung Quốc bù đắp điểm yếu này bằng cách mua một số máy bay Su-35 và tìm hiểu động cơ của Nga. J-20 sẽ chưa đi vào hoạt động cho tới năm 2017 và không biết sẽ phải mất bao lâu để Trung Quốc sản xuất được đủ số lượng. Cần nhấn mạnh rằng, nó phải có khả năng tàng hình nhiều hơn để trở thành loại chiến đấu cơ hữu dụng. Máy bay này cũng phải sở hữu vũ khí chống máy bay và chống hệ thống phòng không, chức năng rađa, tương tác điện tử với các hệ thống khác để trở thành thứ vũ khí linh hoạt và đáng tin cậy.
Hiện tại, Trung Quốc bù đắp thiếu hụtbằng cách sở hữu một trong những hệ thống tên lửa đất đối không lớn nhất, hiện đại nhất trên thế giới.
Hải quân
Cũng như trước đây, hải quân Trung Quốc không thể so sánh được với hải quân Mỹ, không chỉ về số lượng mà còn trong cả đào tạo. Mỹ có 10 tàu sân bay đang triển khai, trong khi Trung Quốc chỉ có một chiếc (mua từ Liên Xô cũ) hiện dùng cho mục tiêu đào tạo và đánh giá. Sẽ phải mất nhiều năm trước khi nócó thể trở thành tàu sân bay đích thực, đảm nhận sứ mệnh ở khoảng cách xa và thực hiện các hoạt động chiến đấu. Tuy nhiên, Trung Quốc đang phát triển lực lượng tàu ngầm hạt nhân, được trang bị tên lửa đạn đạo có khả năng đánh trúng mục tiêu cách xa 7.400km. Nước này chủ yếu triển khai các khả năng xa bờ như điều tàu chiến và tàu hỗ trợ tới bờ biển phía đông châu Phi năm 2008. Nhưng Trung Quốc vẫn tụt hậu xa so với Mỹ trong việc duy trì các sứ mệnh tuần tra toàn cầu. Hiện tại, các khả năng hải quân nguy hiểm nhất của Trung Quốc nằm ở hệ thống tên lửa đạn đạo chống hạm và tên lửa dẫn đường - đảm bảo cho họ khả năng ngăn chặn đáng kể các tàu sân bay Mỹ.Bức tranh toàn cảnh Trung Quốc đang trỗi dậy nhanh chóng, cả về kinh tế lẫn quân sự. Họ đang đào tạo quân đội cho nhiều nhiệm vụ khác nhau, và cùng lúc đó phát triển mạnh các tài sản không quân, hải quân để có thể trở thành một cường quốc toàn cầu. Tuy nhiên, quá trình ấy đòi hỏi nhiều thập niên để hoàn tất. Trung Quốc cần thời gian để xây dựng không chỉ công nghệ cho tác chiến hiện đại, mà còn phát triển kỹ năng cần thiết cho lực lượng để triển khai các hệ thống một cách hiệu quả. Trong khi đó, Trung Quốc đã phát triển các khả năng ngăn chặn, sử dụng tên lửa phòng không và chống hạm để vô hiệu hóa sức mạnh của Mỹ. Mỹ vẫn giữ lợi thế đáng kể với Trung Quốc do sở hữu những công nghệ hiện đại nhất và đội quân thiện chiến nhất. Bởi thế, trước tiên, Trung Quốc phải phát triển các khả năng toàn cầu, tham gia sứ mệnh triển khai quân sự ở nước ngoài, binh lính có kinh nghiệm tác chiến thực sự trước khi hy vọng có thể thách thức Mỹ.
Theo Dantri
Trung Quốc phát triển mẫu chiến đấu cơ tàng hình thứ ba Báo giới Đài Loan ngày 24/12 cho biết Trung Quốc đã phát triển được chiếc chiến đấu cơ tàng hình thứ ba với khả năng cất cánh/hạ cánh thẳng đứng. J-18, một trong 3 mẫu chiến đấu cơ tàng hình của Trung Quốc Thông tin được tờ Want Daily và Want China Times đăng tải. Theo đó cộng đồng quân sự thế giới...