Rò rỉ phóng xạ gây ung thư, chủ tịch TEPCO lại cúi đầu
Các nhà chức trách Nhật Bản vừa cho biết họ đã phát hiện thấy hàng tấn nước nhiễm phóng xạ, trong đó có chất phóng xạ stronti có khả năng gây ung thư rò rỉ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima.
Tờ Kyodo đưa tin, các nhà chức trách Nhật Bản lần đầu phát hiện thấy chất phóng xạ stronti có khả năng gây ung thư dưới đáy biển, gần nhà máy điện hạt nhân đang bị tê liệt – Fukushima I.
TEPCO cho hay các đồng vị phóng xạ stronti-89, stronti-90 đã được tìm thấy trong các mẫu đất lấy từ đáy biển – nơi cách bờ biển khoảng 3km, cách nhà máy điện hạt nhân Fukushima khoảng 20km về phía bắc và phía nam. Họ đã phát hiện thấy từ 10 tới 44 becquerels/ kg stronti-90 – đồng vị này có chu kì bán rã là 29 năm.
Nhà máy điện hạt nhân Fukushima hiện đang bị rò rỉ chất phóng xạ có khả năng gây ung thư
NHK đưa tin, Shigeharu Kato, một thành viên của Ủy ban An toàn Hạt nhân (NSC) của Chính phủ Nhật Bản cho rằng cần phải tiến hành điều tra thêm để xem liệu các chất phóng xạ này có thể tích lũy trong sinh vật biển hay không, và nếu có thì chúng được tích lũy như thế nào.
Video đang HOT
Cơ quan An toàn hạt nhân và Công nghiệp Nhật Bản cho biết, khoảng 15 tấn nước với nồng độ nhiễm xạ thấp đã bị rò rỉ từ một bể chứa của nhà máy điện hạt nhân đang bị hư hỏng Fukushima ra bờ biển Thái Bình Dương – nơi cách Tokyo khoảng 240 km về phía Bắc.
Trước thực trạng này, công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) cho hay hiện họ vẫn đang điều tra nguyên nhân của vụ rò rỉ, đồng thời cũng đã tiến hành ngăn chặn sự rò rỉ ngay khi phát hiện thấy điều đó vào chiều qua (28/6).
Một lượng lớn nước đã bị nhiễm xạ ở các mức độ khác nhau đang được tích lũy trong các bể chứa của nhà máy điện hạt nhân này sau khi chúng được sử dụng để làm mát các lò phản ứng bị hư hại do trận động đất và sóng thần xảy ra vào hôm 11/3 vừa qua.
Chủ tịch TEPCO cúi đầu nhận lỗi trước gần 9.000 cổ đông
Hiện TEPCO đang cố gắng sử dụng một hệ thống khử nhiễm nhằm làm sạch nước phóng xạ. Sau đó, họ có thể sẽ tái sử dụng chúng để làm lạnh các lò phản ứng. Tuy nhiên, tính tới thời điểm hiện tại, họ vẫn đang gặp phải một số trục trặc kĩ thuật.
Tại cuộc họp với các cổ đông của TEPCO vừa diễn ra vào hôm qua, Chủ tịch Masataka Shimizu của công ty này đã chính thức lên tiếng xin lỗi vì sự cố trên. Cuộc họp bắt đầu vào sáng ngày hôm nay tại khách sạn Tokyo với sự tham dự của hơn 8.600 cổ đông, con số gấp đôi so với kỉ lục được thiết lập vào năm ngoái.
Ông Shimizu không chỉ xin lỗi vì sự rò rỉ chất phóng xạ ở đây đã khiến hàng nghìn người buộc phải sơ tán khỏi nơi cư trú, mà còn xin lỗi vì đã để công ty lỗ ròng hơn 15 tỷ USD tính đến cuối tháng 3.
Hiện các nhà chức trách ở đây vẫn đang tìm cách khắc phục sự cố trên
Một trận động đất mạnh 9 độ richter đã làm rung chuyển khu vực phía đông bắc Nhật Bản vào hôm 11/3 vừa qua, gây ra một cơn sóng thần dữ dội và các vụ nổ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Kể từ đó, một cuộc khủng hoảng hạt nhân đã xảy ra và đây được xem là cuộc khủng hoảng hạt nhân lớn nhất của nhân loại kể từ sau thảm hoạ Chernobyl năm 1986.
Thảm hoạ chập đôi này đã phá huỷ 151.000 ngôi nhà, khiến ít nhất 15.000 người thiệt mạng và 9.893 người khác hiện vẫn đang mất tích. Chính phủ nước này cho hay tổng thiệt hại sau thảm hoạ trên có thể lên tới 184 tỷ USD.
Theo VTC
TEPCO dùng nước đã khử phóng xạ làm mát các lò
Ngày 27/6, Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) thông báo đã bắt đầu làm mát các lò phản ứng hạt nhân gặp sự cố tại nhà máy điện Fukushima số 1 do thảm họa động đất và sóng thần ngày 11/3, bằng cách sử dụng nguồn nước đã qua khử chất phóng xạ từ một hệ thống xử lý nước sạch vừa được lắp đặt.
Lính cứu hỏa Nhật Bản phun nước làm nguội lò phản ứng số 3. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Ông Goshi Hosono, cố vấn đặc biệt của Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan về ứng phó với thảm họa hạt nhân, cho biết việc khởi đầu bơm nước làm mát các lò phản ứng bằng nước đã qua hệ thống khử phóng xạ là một bước đi quan trọng hướng tới mục tiêu hạ nhiệt một cách ổn định đối với các lò phản ứng hạt nhân từ số 1 đến số 3.
Ngoài ra nó giảm thiểu lượng nước nhiễm phóng xạ cao còn tích lũy trong nhà máy điện Fukushima số 1 do bơm nước từ bên ngoài vào.
Hệ thống khử chất phóng xạ nêu trên của TEPCO trong thời gian đầu đã sản xuất được khoảng 1.805 tấn nước sạch.
Theo thống kê, còn khoảng 110.000 tấn nước có độ nhiễm phóng xạ cao, trong đó có chất lỏng rò rỉ từ các lò phản ứng bị hỏng, hiện đang còn tích lũy bên trong các nhà tua bin của nhà máy điện hạt nhân Fukushima và một số khu vực phụ cận, đồng thời có nguy cơ tiếp tục tràn ra biển Thái Bình Dương.
Theo ông Hidehiko Nishiyama, người phát ngôn của Cơ quan An toàn công nhiệp và hạt nhân Nhật Bản, biện pháp bơm nước làm mát nêu trên có thể làm giảm bớt lượng nước bị ô nhiễm chất phóng xạ, đồng thời giảm nguy cơ nước ô nhiễm bị tràn ra ngoài./.
Theo TTXVN
Thêm 1 nhân viên của TEPCO bị nhiễm xạ nặng Công ty điện lực Tokyo (TEPCO) ngày 20/6 cho biết lại có thêm một tác nghiệp viên tham gia sứ mệnh phục hồi Nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 phơi nhiễm lượng phóng xạ vượt quá tiêu chuẩn 250 milisievert/năm. Công nhân nhà máy điện Fukushima 1 khắc phục sự cố. (Nguồn: AFP/TTXVN) Như vậy, tính đến nay số tác nghiệp viên...