Rò rỉ dữ liệu gây hoài nghi về số ca bệnh Covid-19 ở Trung Quốc
Dữ liệu rò rỉ từ Đại học Công nghệ Quốc phòng Quốc gia của Trung Quốc làm dấy lên hoài nghi về số ca nhiễm virus corona thực tế ở Trung Quốc có thể cao hơn báo cáo chính thức.
Tạp chí Foreign Policy và tổ chức báo chí độc lập 100Reporters ngày 13/5 cho biết nhận được dữ liệu rò rỉ trong Đại học Công nghệ Quốc phòng Quốc gia, trực thuộc Quân ủy Trung ương Trung Quốc.
Dữ liệu cập nhật thông tin về các ca nhiễm và tử vong vì virus corona ở hơn 230 thành phố của Trung Quốc. Nguồn tin của hai tổ chức báo chí đề nghị giấu tên vì tính nhạy cảm của việc chia sẻ dữ liệu quân sự. Dữ liệu vẫn chưa được công khai. Hai tổ chức báo chí đang tìm cách chia sẻ riêng với cộng đồng nghiên cứu.
Bác sĩ tại bệnh viện Hồ Bắc xem ảnh chụp CT phổi của bệnh nhân nhiễm virus corona. Ảnh: Getty.
Theo bài viết được Foreign Policy và 100Reporters đồng xuất bản, đây là tài liệu có quy mô lớn nhất từ trước đến nay được công bố về số ca nhiễm virus corona tại Trung Quốc.
Những thông tin trong gói dữ liệu rò rỉ trùng khớp với một công cụ theo dõi dữ liệu virus corona cũng do Đại học Công nghệ Quốc phòng Quốc gia Trung Quốc công bố. Chú giải của trường đại học về công cụ theo dõi dữ liệu cho biết họ lấy thông tin từ Bộ Y tế Trung Quốc, Ủy ban Y tế Quốc gia, truyền thông và các nguồn công khai khác.
Nguồn tin giấu tên cho biết dữ liệu rò rỉ cũng được lấy từ trường đại học này. Tuy nhiên, bản rò rỉ có quy mô lớn hơn bản đồ giám sát chính thức của trường này. Điểm khác biệt làm dấy lên nghi ngờ về số ca nhiễm thực tế so với những gì Trung Quốc chính thức công bố.
Dù không đảm bảo thể hiện toàn diện tình hình dịch bệnh, dữ liệu rò rỉ có quy mô rất lớn. Gói dữ liệu gồm hơn 640.000 dòng cập nhật thông tin về số ca bệnh ở những địa điểm cụ thể.
Video đang HOT
Mỗi dòng cập nhật thể hiện kinh độ, vĩ độ và số ca bệnh “được xác nhận” tại địa điểm đề cập. Thời gian dữ liệu được thu thập kéo dài từ đầu tháng 2 đến cuối tháng 4.
Đối với những địa điểm trong và xung quanh tâm điểm bùng phát dịch ở Vũ Hán, thuộc tỉnh Hồ Bắc, gói dữ liệu rò rỉ còn thể hiện số ca tử vong và số người “đã hồi phục”. Dữ liệu không thể hiện rõ cách thức nhóm tác giả thu thập thông tin xác định như thế nào là “được xác nhận” hay “đã hồi phục”.
Foreign Policy và 100Reporters lưu ý rằng Trung Quốc đã nhiều lần điều chỉnh cách tính số ca nhiễm và tử vong vì Covid-19 trên toàn quốc. Dịch bệnh bùng phát ở Trung Quốc trước khi hoàn chỉnh các biện pháp xét nghiệm trên diện rộng. Điển hình là đợt tăng đột biến số ca nhiễm ở Hồ Bắc vào giữa tháng 2, sau khi cơ quan y tế gộp thêm bệnh nhân được chẩn đoán bằng ảnh chụp CT phổi.
Ngoài những địa điểm cập nhật ca nhiễm được mô tả là bệnh viện, dữ liệu rò rỉ còn bao gồm một số địa điểm mang tên trùng với một số chung cư, khách sạn, siêu thị, nhà ga xe lửa, nhà hàng và trường học khắp Trung Quốc.
Theo báo cáo chính thức của chính phủ Trung Quốc, số ca nhiễm virus corona được xác nhận tại Trung Quốc đại lục là 82.919, tính đến ngày 13/5. Tổng số ca tử vong là 4.633 người.
Nhiều nước thời gian qua kêu gọi điều tra độc lập về dịch bệnh Covid-19 tại Trung Quốc vì các quan ngại về mức độ minh bạch và truy cập các kho dữ liệu chịu hạn chế.
Trung Quốc cũng đối diện nhiều cáo buộc từ Mỹ về che giấu nguồn gốc dịch bệnh. Đã xuất hiện hoài nghi trong giới nghiên cứu về độ tin cậy của số liệu do Trung Quốc cung cấp. Điển hình là lần điều chỉnh tổng số ca tử vong tại Vũ Hán tăng gần 50% vào giữa tháng 4, từ 2.579 lên 3.869 người.
3 phát kiến mới về công nghệ có thể tiêu diệt virus corona
Nhóm nghiên cứu tại Đại học New York, Mỹ (NYU) vừa phát triển thành công phương pháp mới, cung cấp năng lượng cho các phương tiện và cảm biến tự vận hành dưới nước.
Công nghệ mới biến nước máy thành chất sát khuẩn virus corona
Theo Tân Hoa Xã (THX), các chuyên gia ở Đại học Ben Gurion (BGU), Israel vừa phát minh, cho ra đời công nghệ giúp biến nước máy thành chất sát khuẩn virus Corona chủng mới. Loại nước sát khuẩn mới này có khả năng vô hiệu hóa hoàn toàn virus Corona OC43 ở người - loại virus có cấu trúc tương tự virus Corona gây bệnh Covid-19 hiện nay. Tóm tắt nguyên lý của công nghệ này như sau: Nước máy phải trải qua quá trình xử lý điện hóa chính xác, sau đó một công nghệ đơn giản sẽ được áp dụng để biến chúng thành chất khử trùng, sản phẩm được đựng trong chai nhựa hay bình chứa tái chế dùng lại.
Theo BGU, nước sát khuẩn mới này an toàn khi sử dụng nên rất phù hợp dùng trong các bệnh viện, nhà trẻ hay những nơi tương tự khác. Các vật dụng phòng dịch như khẩu trang hay găng tay cũng có thể sát khuẩn được bằng loại nước nói trên để dùng lại. Chưa hết, nó cũng có thể dùng để khử trùng quần áo, điều hòa không khí, tay nắm cửa, rèm cửa, các bề mặt và giường chiếu. Hiện nhóm đề tài BGU đang tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện để sóm đưa vào sử dụng đồng thời, bổ sung thêm cả chức năng mới, khử trùng vết thương.
Cảm biến sinh học phát hiện virus corona trong không khí
Phân ban Thí nghiệm Vật liệu cấp cao (EMPA) hợp tác với Bệnh viện Đại học Zurich và Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ phát triển thành công một cảm biến sinh học "một mũi tên trúng hai đích". Theo đó, cảm biến vừa phát hiện virus SARS-CoV-2 gây đại dịch Covid-19 lại có thể theo dõi chúng và nhiều loại virus khác tồn tại trong không khí tại những nơi đông người trong thời gian thực. Qua thí nghiệm ở virus gây ra dịch SARS tại Trung Quốc 2003, chủng rất gần với virus SARS-CoV-2 hiện nay cho thấy, thiết bị rất hữu dụng, phát hiện nhanh ngay từ giai đoạn virus bắt đầu bùng phát.
Theo Dr. Jing Wang, trưởng nhóm nghiên cứu, cảm biến sinh học này có thể phân biệt rõ các trận tự chuỗi RNA khá giống nhau của hai chủng virus corona nói trên trong vòng vài phút. Tuy không thể thay thế ngay cho các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm nhưng cảm biến nói trên được xem là biện pháp thay thế trong chẩn đoán lâm sàng, nhất là trong việc kiểm soát khẩn cấp đại dịch Covid-19 đang diễn ra hiện nay.
Tia cực tím đặc biệt tiêu diệt COVID-19
Đại học Columbia (UoC), Mỹ hiện đang thực hiện nghiên cứu mới phát triển đèn LED sử dụng tia cực tím đặc biệt để khử trùng bề mặt nhằm giảm sự lây lan của virus corona. Thực ra, khử trùng bằng tia UV không mới nhưng có nhược điểm là ảnh dưởng đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp thì nó lại là giải pháp tình thế hữu hiệu, hạn chế virus lây lan. Hơn nữa virus corona lại rất nhạy cảm với nhiệt độ và ánh sáng cực tím, nên hy vọng sẽ giúp con người chặn đứng đại dịch lan rộng.
Theo nhóm nghiên cứu, sản phẩm đèn LED UV từng được áp dụng để khử trùng nội thất trong ô tô nhưng với bước sóng thích hợp, tia UV-C có bước sóng khoảng 260-285 nm phù hợp với công nghệ khử trùng hiện tại song vẫn có hại cho da người, do đó chỉ sử dụng UV-C vào thời điểm không ai có mặt tại nơi khử trùng.
Tuy nhiên, có một loại tia cực tím đặc biệt gọi là tia cực tím tầm xa (far-UVC light) có tác dụng tiêu diệt mầm bệnh nhưng không gây hại cho con người, không nguy hiểm cho tế bào da. Vì lý do này, các chuyên gia Mỹ đang kêu gọi sử dụng loại bức xạ này để bảo vệ chống con người trước nguy cơ nhiễm virus corona.
Phương pháp tạo ra tia UV-C bằng cách đặt một tấm màng mỏng làm từ hợp kim gallium nitride (AlGaN) lên chất nền cacbua silic (SiC) có nguồn gốc từ chất nền sapphire vốn được sử dụng rộng rãi nhưng chi phí khá cao. Lợi thế của kỹ thuật này ở chỗ, chất nền SiC có cấu trúc tinh thể giống sapphire nhưng rẻ hơn, phù hợp cho việc sản xuất hàng loạt.
Tạo ra hiệu ứng chống vi rút cực kỳ hiệu quả, tiêu diệt tới 99% virus gây bệnh. Qua thử nghiệm trên 2 loại coronavirus theo mùa và hiện đang thử nghiệm trên chủng gây bệnh Covid-19 cho thấy kết, quả rất khả thi và hy vọng sẽ sớm được đưa vào sử dụng trong tương lai gần nhất.
Thử thuốc điều trị huyết áp trên người mắc Covid-19 Khoảng 560 người sẽ tham gia thử nghiệm nhằm tìm hiểu về tác dụng giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh Covid-19 khi dùng thuốc ức chế men chuyển angiotensin. Nghiên cứu thực hiện bởi các nhà khoa học tại Đại học Y khoa California San Diego, Mỹ. Tham gia thử nghiệm là những người có triệu chứng hoặc đang điều trị Covid-19...