Rò rỉ đoạn ghi âm Thổ Nhĩ Kỳ lên kế hoạch ‘đánh’ Syria
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan hôm 27.3 đã gọi hành động tung lên Youtube đoạn ghi âm các quan chức an ninh cấp cao trong nước thảo luận về khả năng can thiệp quân sự vào Syria là “ác độc”.
Một người lính Thổ Nhĩ Kỳ đang đứng gác tại thị trấn Ceylanpinar, nằm trong khu vực biên giới với Syria – Ảnh: Reuters
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã ra lệnh chặn trang chia sẻ video trực tuyến này, theo Reuters. Được biết, đoạn ghi âm có kèm theo cả ảnh các quan chức liên quan được đăng tải nặc danh lên Youtube.
Reuters cho biết đoạn ghi âm nói trên ghi lại buổi thảo luận mật về khả năng Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành các chiến dịch quân sự tại Syria, giữa ông Hakan Fidan, người đứng đầu cơ quan tình báo Thổ Nhĩ Kỳ, với Ngoại trưởng Ahmet Davutoglu, Phó chỉ huy bộ tham mưu Yasar Guler, cùng các quan chức cấp cao khác.
Phát biểu tại một cuộc họp báo, ông Davutoglu xác nhận có cuộc họp này, đồng thời cho biết “đã có một cuộc tấn công điện tử được tiến hành để chống phá Thổ Nhĩ Kỳ. Đây rõ ràng là một lời tuyên chiến đối với Thổ Nhĩ Kỳ”.
Video đang HOT
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cho biết đã thực hiện “một biện pháp hành chính” để chặn Youtube, một tuần sau khi chính phủ nước này chặn Twitter.
Thủ tướng Erdogan hiện đang là mục tiêu tấn công của một loạt các tin nặc danh trên mạng internet, tố cáo ông tham nhũng.
Ông Erdogan đã bác bỏ cáo buộc này và cáo buộc ngược lại giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gulen, một cựu đồng minh chính trị, là người đã phát động một chiến dịch gây rối cho mình trước cuộc bầu cử ngày 30.3.
Giáo sĩ Gulen, người được rất nhiều thành viên trong lực lượng cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ sùng bái, đã bác bỏ việc mình có liên quan đến các tin nặc danh trực tuyến trên, theo Reuters.
Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết cuộc thảo luận mật nói trên là một cuộc họp mang tính xử lý khủng hoảng, bàn về các mối đe dọa từ cuộc nội chiến tại Syria và khẳng định một số đoạn trong băng ghi âm đã bị chỉnh sửa.
Cuộc thảo luận xoay quanh khả năng thực hiện một chiến dịch quân sự nhằm bảo vệ lăng mộ của Suleyman Shah, người ông của nhà sáng lập đế chế Ottoman, vốn nằm trong một vùng phía bắc Syria, hiện đang do các phiến quân Hồi giáo kiểm soát, Reuters cho hay.
Thổ Nhĩ Kỳ xem lăng mộ này thuộc chủ quyền của nước mình và điều này đã được quy định trong một hiệp ước được ký kết với Pháp hồi năm 1921, khi Syria vẫn đang bị Pháp đô hộ.
Hiện có khoảng hơn 20 lính đặc nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ canh gác lăng mộ nói trên.
Theo TNO
Mỹ bàn các biện pháp trừng phạt Nga
Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ ngày 3.3 tiến hành thảo luận các biện pháp trừng phạt đối với những hành động quân sự của Nga tại Ukraine.
Lực lượng các binh sĩ trong quân phục không có phù hiệu được cho là lính Nga ở khu tự trị Crimea thuộc Ukraine - Ảnh: Reuters
"Hành động can thiệp quân sự của Nga vào Ukraine rõ ràng vi phạm luật quốc tế", Reuters dẫn lời thượng nghị sĩ Robert Menendez, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, vào ngày 3.3.
Ủy ban này đang thảo luận về khả năng áp đặt các lệnh trừng phạt chống lại một số cá nhân người Nga và những người Ukraine hợp tác với Nga, từ cấm visa, đóng băng tài sản cho đến hoãn hợp tác mua bán khí tài quân sự, theo ông Menendez.
Đồng thời, ủy ban này cũng chuẩn bị các hồ sơ pháp lý nhằm thông qua khoản vay 1 tỉ USD cho Ukraine, ông Menendez cho biết thêm.
Cũng trong ngày 3.3, tờ Telegraph (Anh) cho biết Mỹ cũng đã hoãn các cuộc đàm phán, hội đàm về hợp tác thương mại và đầu tư giữa Mỹ và Nga.
Trên tờ Telegraph, nhà báo người Anh Liam Halligan nhận định rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ không hề lo ngại các biện pháp trừng phạt, vì nhiều công ty của phương Tây đã đầu tư lớn vào Nga và những công ty này sẽ không để quyền lợi của họ bị đe dọa.
Lầu Năm Góc ngày 3.3 tuyên bố quyết định hoãn hợp tác quân sự với Nga bởi vì những hàng động quân sự của Nga tại Ukraine "Trước những hàng động quân sự của Nga tại Ukraine, chúng tôi hoãn tất cả các hợp tác quân sự giữa quân đội Nga và Mỹ", AFP dẫn lời người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby tuyên bố vào ngày 3.3. Ông Kirby cũng kêu gọi lực lượng Nga ở khu tự trị Crimea của Ukraine quay trở lại căn cứ của họ theo đúng thỏa thuận giữa Ukraine và Nga về việc đặt căn cứ quân sự Nga tại Crimea. "Chúng tôi kêu gọi Nga làm hạ nhiệt căng thẳng tại Ukraine", ông Kirby cho biết thêm. Trang tin Huffington Post ngày 3.3 dẫn kết quả các cuộc khảo sát gần đây cho rằng đa số người Mỹ mong muốn Mỹ tránh xa cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Theo TNO
Nga sẽ trả giá đắt cho hành động quân sự tại Ukraine? Các nhà phân tích nhận định rằng Nga sẽ phải gánh chịu hậu quả nặng nề về mặt kinh tế lẫn chính trị, hơn là đạt được lợi ích gì, khi can thiệp quân sự vào Ukraine, theo AFP. Các binh sĩ trong quân phục không có phù hiệu, được cho là quân Nga, hiện diện tại khu tự trị Crimea - Ảnh:...