‘Rò rỉ’ chất thải của Fomosa có nồng độ pH vượt ngưỡng nguy hại
Hàng nghìn tấn chất thải có nồng độ pH vượt ngưỡng nguy hại theo quy chuẩn của Bộ TN-MT của Formosa được chuyển từ Hà Tĩnh ra Thái Nguyên theo dạng hàng hóa để tái chế.
Cần rà soát lại việc quản lý chất thải từ Formosa . ẢNH NGUYỄN DŨNG
Mới đây, cơ quan chức năng tỉnh Thái Nguyên đã chặn đứng kịp thời việc tái chế, tái sử dụng hàng nghìn tấn gang xỉ có giá trị pH vượt ngưỡng nguy hại, theo quy chuẩn của Bộ TN-MT, của Công ty TNNH gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Formosa Hà Tĩnh) tại địa bàn.
Ông Nguyễn Thế Giang, Phó giám đốc Sở TN-MT tỉnh Thái Nguyên, cho biết đã phối hợp với Sở TN-MT tỉnh Hà Tĩnh kiểm tra việc tái chế, tái sử dụng phế liệu gang xỉ có nguồn gốc từ (Formosa) tại địa bàn. Sau khi có kết quả, Sở này đã có văn gửi Sở TN-MT Hà Tĩnh.
Theo nội dung văn bản, Formosa chuyển giao gang xỉ cho Công ty TNHH Đầu tư Phát triển MHD Việt Nam (Công ty MHD) để tiếp tục chuyển giao cho 6 cơ sở trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên gồm: Công ty CP Công nghiệp Bắc Thái, Nhà máy thép máy thép Trường Sơn – Công ty TNHH Minh Bạch, Công ty TNHH sản xuất và thương mại Trường Huy, Công ty CP Cơ khí Gang thép, hộ kinh doanh Nguyễn Văn Kiên, và hộ kinh doanh Nguyễn Văn Sơn, sử dụng làm nguyên liệu sản xuất.
Sở TN-MT Thái Nguyên đã ra soát, kiểm tra các cơ sở nêu trên. Kết quả cho thấy, có 2/6 cơ sở là Công ty CP Công nghiệp Bắc Thái và Công ty TNHH sản xuất và thương mại Trường Huy có hợp đồng thu mua gang xỉ từ Công ty MHD để chế biến, với tổng khối lượng hơn 20.000 tấn. Trong đó, Công ty CP Công nghiệp Bắc Thái đã hợp đồng mua gang xỉ với Công ty MHD với khối lượng là 15.000 tấn, đã nhận chuyển nhượng gần 9.000 tấn; Công ty TNHH sản xuất và thương mại Trường Huy đã hợp đồng mua hơn 11.000 tấn, đã nhận chuyển giao đủ hơn 11.000 tấn gang xỉ này.
Có 2/6 cơ sở là hộ kinh doanh Nguyễn Văn Sơn và Nguyễn Văn Kiên mua gang xỉ từ Công ty MHD, nhưng thông qua đơn vị trung gian khác; có 2/6 cơ sở là Công ty TNHH Minh Bạch và Công ty CP Cơ khí Gang thép có hợp đồng mua gang xỉ từ Công ty MHD, nhưng chưa nhận chuyển giao gang xỉ.
Theo Sở TN-MT Thái Nguyên, có 3/6 cơ sở nêu trên không có chức năng nghiền tuyển gang xỉ là Công ty CP Công nghiệp Bắc Thái, Công ty TNHH Minh Bạch và Công ty CP Cơ khí Gang thép. Trên cơ sở kết quả kiểm tra, rà soát, Sở TN-MT Thái Nguyên sẽ tiếp tục xem xét hướng dẫn, xử lý.
Sở này cũng đề nghị Sở TN-MT Hà Tĩnh báo cáo Tổng cục Môi trường, Bộ TN-MT có hướng yêu cầu Công ty MHD dừng chuyển giao gang xỉ cho Công ty CP Công nghiệp Bắc Thái, Công ty TNHH Minh Bạch, do các công ty này chưa thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý về môi trường, hoạt động nghiền tuyển gang xỉ theo quy định. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ hoạt động chuyển giao gang xỉ Formosa cho Công ty TNHH sản xuất và thương mại Trường Huy…
Video đang HOT
Đáng chú ý, tiếp sau đó, Sở TN-MT Thái Nguyên lại có thêm văn bản gửi Sở TN-MT Hà Tĩnh cho biết đã lấy mẫu gang xỉ tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Trường Huy, mẫu bùn thải sau tuyển tại Công ty CP Công nghiệp Bắc Thái để phân định danh tính chất thải nguy hại theo QCVN 07:2009/BTNMT.
“Kết quả phân tích mẫu gang xỉ, mẫu bùn thải sau tuyển tại 2 cơ sở nêu trên cho thấy giá trị PH đều vượt ngưỡng nguy hại theo QCVN 07:2009/BTNMT”, văn bản do Phó giám đốc Sở TN-MT Thái Nguyên Nguyễn Thế Giang, ký nêu rõ.
Cực kỳ nguy hiểm!
Theo tìm hiểu của phóng viên, xuất phát của việc Công ty MHD có thể chuyển giao gang xỉ cho các đơn vị khác tại Thái Nguyên là từ sự đồng ý bằng văn bản của Tổng cục Môi trường, Bộ TN-MT.
Cụ thể, cuối tháng 9.2018, Tổng cục Môi trường có văn bản (do ông Hoàng Văn Thức, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường ký, gửi báo cáo Thứ trưởng Bộ TN-MT Võ Tuấn Nhân, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Nguyễn Văn Tài, lưu văn phòng) trả lời Công ty MHD về việc thu gom, vận chuyển và tái chế phế liệu gang xỉ phát sinh trong nước làm nguyên liệu sản xuất. Trong đó, khẳng định “phế liệu gang xỉ được phân loại, lựa chọn làm nguyên liệu làm sản xuất gang thép được coi là sản phẩm hàng hóa và được điều chỉnh theo quy định của pháp luật về sản phẩm hàng hóa”.
Cũng theo văn bản này, Công ty MHD được thu gom, vận chuyển với khối lượng 70.000 gang xỉ tấn/năm và chuyển giao cho cơ sở sản xuất sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu sản xuất gang thép.
Một số chuyên gia nhìn nhận, theo kết quả đo, phân tích mẫu gang xỉ do Trung tâm quan trắc tài nguyên và môi trường, thuộc Sở TN-MT Thái Nguyên thực hiện, thì gang xỉ do Công ty MHD chuyển giao có giá trị PH vượt ngưỡng nguy hại theo quy chuẩn, như vậy được coi là chất thải nguy hại. Việc chất thải này của Formosa lọt được ra ngoài, theo dạng hàng hóa, có thể mua bán, chuyển nhượng như vậy là cực kỳ nguy hiểm.
Trong việc này, cần xem xét lại văn bản của Tổng cục Môi trường ký. Bên cạnh đó, cần ra soát lại việc hợp chuẩn hợp quy chất thải từ Formosa, kiểm soát chặt chẽ hơn nhà máy này, để tránh nguy cơ thảm họa môi trường.
Trong ngày 9.5, phóng viên nhiều lần liên hệ với ông lãnh đạo Bộ TN-MT đề nghị được cung thông tin về việc “rò rỉ” chất thải có nồng độ pH vượt ngưỡng chất thải nguy hại của Formosa, nhưng không có phản hồi. Đồng thời, phóng viên liên hệ với ông Nguyễn Văn Tài, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường; ông Hoàng Văn Thức, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, nhưng đều không có phản hồi thông tin.
Theo Thanhnien
Thanh Hóa: Bất thường ngao chết trắng bãi
Hàng chục hecta ngao ở khu vực cửa biển của người dân xã Hải Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) bỗng dưng chết trắng bãi một cách bất thường. Ngao chết gây thiệt hại lớn về sản xuất, kinh tế khiến người dân hoang mang, lo lắng.
Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản Trần Đình Luân (ngoài cùng bên phải) kiểm tra tình hình ngao chết tại Hải Lộc
Ngao chết trắng bãi
Theo ghi nhận của Báo GD&TĐ, khoảng 1 tuần trở lại đây, ngao giống, ngao thịt của người dân nuôi thả tại khu vực cửa biển thuộc xã Hải Lộc, huyện Hậu Lộc đang đến thời kỳ thu hoạch bỗng dưng chết trắng bãi, không rõ nguyên nhân. Không những bị thiệt hại vì ngao chết, người nuôi ngao còn phải bỏ tiền ra thuê lao động đi nhặt ngao chết để tránh ảnh hưởng đến số ngao sống còn lại.
Theo thống kê, tại xã Hải Lộc, có 161/248 hộ có ngao nuôi chết từ 70 - 100%, còn lại các hộ khác có tỉ lệ ngao chết từ 30 - 70%. Ước tính ban đầu cả nghìn tấn ngao các loại chết. Trên bãi ngao rộng hàng chục hecta, ngổn ngang xác ngao, vỏ ngao phơi trắng bãi.
Hiện tượng ngao chết ồ ạt một cách bất thường đã khiến người nuôi ngao ở vùng ven biển này đối mặt với cảnh trắng tay, nợ nần chồng chất bởi toàn bộ số tiền đầu tư đã dồn hết cho ngao.Ông Phạm Văn Quý, thôn Lộc Tiên, xã Hải Lộc, cho biết: "Gia đình tôi và nhiều hộ dân có ngao nuôi chết đang lo lắng khi số tiền lớn đầu tư cho ngao giống, đầu tư bãi nuôi ngao đều phải đi vay mượn bỗng dưng mất hết".
Chị Tô Thị Lợi, ở thôn Tân Lộc, xã Hải Lộc, cho biết: Gia đình chị đầu tư hơn 1 tỉ đồng để nuôi 1,5 ha ngao giống, nay bỗng nhiên ngao chết hết, khiến gia đình chị lâm cảnh nợ nần. Chị Lợi rất hoang mang và lo lắng khi tới đây gia đình không biết lấy gì để trả nợ ngân hàng.
Còn gia đình anh Trịnh Văn Kiên, ở thôn Lộc Tiên, xã Hải Lộc - người đã có thâm niên gần 10 năm nuôi ngao cho hay, gia đình vay vốn ngân hàng chung với anh em đầu tư nuôi gần 4 ha ngao. Nếu ngao không chết hàng loạt như vậy, thì vụ này gia đình cũng có tiền lãi để trả nợ ngân hàng. Thế nhưng, đến thời điểm này, 70% diện tích nuôi ngao thịt và ngao giống của gia đình đã trôi đi theo dòng nước biển, thiệt hại chưa thể tính được.
Từ 12 giờ - 14 giờ hàng ngày là thời điểm thủy triều rút xuống, vì thế trên đầm ngao rộng lớn ở vùng biển Hải Lộc, hàng trăm lao động được các chủ đầm ngao thuê lại khẩn trương ra nhặt vỏ ngao để đem đi đổ. Có những gia đình vừa thuê nhặt sạch bãi hôm nay, ngày mai số ngao nằm dưới bùn đất lại ngoi lên và chết trắng bãi. Không những thiệt hại về tiền đầu tư nuôi ngao, mà người dân ở đây còn phải bỏ ra hàng chục triệu đồng để thuê nhân công dọn dẹp bãi ngao.
Chủ tịch UBND xã Hải Lộc Nguyễn Quốc Tý cho biết: Hiện, toàn xã có 171 hộ nuôi ngao với tổng diện tích 170ha. Trong đó, có nhiều hộ ngao chết 100%, có hộ ngao chết 60 - 70%. Hàng ngày, UBND xã cử người theo dõi sát diễn biến và thống kê mức độ thiệt hại dongao chết, để báo cáo cơ quan cấp trên, với mong muốn tìm ra nguyên nhân dẫn đến việc ngao chết hàng loạt.
Người nuôi ngao phải thuê lao động đi thu gom vỏ ngao chết Ảnh T.G
Ngao chết không phải do dịch bệnh
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Long - Phó Chủ tịch UBND huyện Hậu Lộc, cho biết: Trước tình trạng ngao chết hàng loạt trong những ngày vừa qua, chính quyền huyện Hậu Lộc đã báo cáo lên cơ quan chức năng và đề nghị cơ quan chuyên môn vào cuộc kiểm tra, truy tìm nguyên nhân ngao chết. Đến chiều 2/4, đại diện Tổng cục Thủy sản, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I (Bộ NN&PTNT) cùng Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa đã đi khảo sát tình hình ngao chết tại huyện Hậu Lộc.
Chính quyền huyện Hậu Lộc đang khẩn trương triển khai các công tác tuyên truyền, tăng cường giám sát, kiểm tra việc chấp hành về bảo vệ môi trường, lập hồ sơ xử lý hành chính đối với các cơ sở, hộ sản xuất kinh doanh, các cơ sở chế biến thuỷ hải sản vi phạm các quy định của pháp luật về môi trường...
Theo báo cáo của ngành nông nghiệp Thanh Hóa, từ trung tuần tháng 3 đến nay, tại vùng nuôi ngao tập trung của huyện Hậu Lộc gồm các xã Đa Lộc, Hải Lộc, Minh Lộc có hiện tượng ngao nuôi thuộc mọi kích cỡ gồm ngao giống, ngao thịt, ngao cám chết bất thường với tỉ lệ 30 - 70%, cá biệt có hộ tỉ lệ ngao chết trên 70% với quy mô diện tích khoảng gần 60 ha (xã Hải Lộc khoảng 40 ha, xã Đa Lộc gần 20 ha, xã Minh Lộc gần 10 ha). Hiện tại, việc ngao chết rải rác vẫn tiếp diễn.
Đến ngày 1/4, kết luận từ Chi cục Thú y vùng III cho thấy trong 3 mẫu ngao đều âm tính với ký sinh trùng Perkinsus (là bệnh nguy hiểm có khả năng lây lan thành dịch và phải công bố dịch). Các chỉ tiêu về định lượng Vibrio tổng số ở 5 mẫu nước và 3 mẫu ngao đều trong ngưỡng giới hạn cho phép. Phân tích chỉ tiêu thành phần vô cơ ở 5 mẫu nước đều không phát hiện các chỉ tiêu kim loại asen, chì và thủy ngân.
Như vậy, qua các xét nghiệm bệnh và chỉ tiêu môi trường từ Chi cục Thú y vùng III cho thấy: Ngao nuôi chết không phải do dịch bệnh; ngao không bị nhiễm tảo độc, kim loại nặng (chì, thủy ngân, cadimi) và chất độc hại. Ngao chết do có sự kết hợp giữa các yếu tố thời tiết giao mùa, ít mưa nên việc thanh thải các chất độc hại trong đất bãi nuôi bị ngưng trệ, tích tụ, ảnh hưởng đến việc trao đổi khí với bề mặt, kết hợp với mật độ ngao thả dày dẫn đến việc cạnh tranh thức ăn và không gian sống, nên khi gặp điều kiện thời tiết thay đổi và biến động, ngao dễ bị sốc và chết. Một số bãi nuôi ngao vùng ven sông có tỉ lệ bùn che phủ cao dẫn đến ngao chết do sặc bùn...
Thế Lượng
Theo GD&TĐ
Hải quan Lạng Sơn có thêm Phó Cục trưởng Sáng nay ngày 5/4, tại trụ sở Cục Hải quan Lạng Sơn, Tổng cục Hải quan tổ chức Lễ công bố Quyết định bổ nhiệm chức danh Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn đối với ông Vũ Tuấn Bình. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Công Bình trao quyết định bổ nhiệm có thời hạn ông Vũ Tuấn...