Rộ nghi vấn tàu khu trục Trung Quốc mang ’sát thủ tàu sân bay’
Một số chuyên gia quân sự cho rằng, các tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường Type 055 của Trung Quốc có thể được trang bị tên lửa đạn đạo diệt tàu sân bay.
Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), Trung Quốc hồi cuối tháng trước đã cho hạ thủy tàu khu trục Type 055 thứ tám và cũng là chiếc cuối cùng trong lớp tàu này.
Giới chuyên gia quân sự nhận định, Type 055 là một trong những tàu tác chiến trên mặt nước đa năng và mạnh mẽ nhất thế giới, do nó có thể được trang bị nhiều loại vũ khí khác nhau như tên lửa hành trình chống hạm, tên lửa hạm đối không, các loại vũ khí chống tàu ngầm và nhiều loại tên lửa hành trình tấn công mục tiêu trên mặt đất.
Tuy nhiên, một số người đồn đoán các tàu khu trục trong tương lai của Trung Quốc có thể sẽ được nâng cấp thành biến thể “ Type 005A”, hoặc một lớp tàu mới có khả năng phóng các loại tên lửa “sát thủ tàu sân bay”.
Tàu khu trục Type 005. Ảnh: SCMP
Hiện quân đội Trung Quốc đã sở hữu một vài mẫu tên lửa diệt tàu sân bay, chẳng hạn như hai loại tên lửa đạn đạo DF-21D và DF-26B từng được phóng vào Biển Đông hồi tháng trước. Hay như tên lửa hành trình DF-17, loại tên lửa lượn siêu vượt âm đầu tiên trên thế giới.
Video đang HOT
Và dù chưa có báo cáo nào về các loại tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất trên được sử dụng bởi Hải quân Trung Quốc, nhưng báo cáo của Lầu Năm Góc về sức mạnh quân sự Bắc Kinh năm 2020 nêu rõ tàu khu trục Type 055 có thể mang theo các tên lửa đạn đạo chống hạm.
Chuyên gia nghiên cứu hải quân Lý Kiệt nói rằng, khó có khả năng các tàu Type 055 có thể mang được những tên lửa đạn đạo chống hạm thuộc dòng DF, bởi kích cỡ của các tên lửa trên quá to so với tàu khu trục. Tuy nhiên, tàu Type 055A có thể tích hợp tên lửa hành trình chống hạm siêu vượt âm giống như loại Zircon của Nga.
“Nếu các tàu khu trục có thể được trang bị loại tên lửa chống hạm tiên tiến như vậy, thì khả năng chống tiếp cận của Hải quân Trung Quốc sẽ được nâng cao rất nhiều”, SCMP dẫn lời ông Lý nói.
Chuyên gia phân tích quân sự Chu Trấn Minh nhận xét, Hải quân Trung Quốc sẽ không vội vàng phát triển hàng loạt kiểu tàu mới, mà thay vào đó sẽ tập trung vào việc cải tiến hoạt động của những tàu khu trục mới được đóng hiện nay, cũng như điều chỉnh sự phối hợp của những con tàu này với hạm đội lớn hơn.
“Tôi tin rằng, tốc độ đóng tàu có thể chậm lại trong vòng 10 năm tới, và có thể sẽ xuất hiện nhiều thay đổi mới ở các mẫu tàu hiện có. Việc nghiên cứu và phát triển các công nghệ thế hệ mới sẽ tiếp tục, nhưng các ứng dụng sẽ ít triệt để hơn”, ông Chu cho hay.
Trong khi đó, tạp chí Military Watch của Mỹ đưa ra một khả năng là Trung Quốc đang nâng cấp hệ thống năng lượng được trang bị trong các tàu khu trục thành loại động cơ điện hoàn toàn tích hợp, cho phép tàu sử dụng các loại vũ khí năng lượng như pháo laser hoặc pháo điện từ.
Khu trục hạm Trung Quốc có thể mang 'sát thủ tàu sân bay'
Tàu khu trục Type-055 của hải quân Trung Quốc có thể trang tên lửa đạn đạo diệt hạm cải tiến để tăng cường khả năng tấn công tàu sân bay.
Trung Quốc cuối tháng trước hạ thủy chiến hạm Type-055 thứ tám, chiếc cuối cùng thuộc lớp tàu khu trục lớn nhất từng được nước này chế tạo. Với lượng giãn nước 12.000 tấn, Type-055 cũng là khu trục hạm lớn thứ hai thế giới, chỉ sau lớp Zumwalt của Mỹ.
Chúng được thiết kế để tham gia nhóm hộ tống tàu sân bay do Trung Quốc phát triển, có thể phóng tên lửa hành trình chống hạm và tấn công mặt đất, tên lửa phòng không và ngư lôi chống ngầm. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng Bắc Kinh có thể tìm cách trang bị tên lửa đạn đạo diệt hạm để tăng cường khả năng tấn công cho những chiếc Type-055.
Tàu khu trục Type-055 đầu tiên của Trung Quốc duyệt binh trên biển hồi năm 2019. Ảnh: AP.
Quân đội Trung Quốc đang biên chế hai mẫu tên lửa đạn đạo diệt hạm có biệt danh "sát thủ tàu sân bay" gồm DF-21D và DF-26B, nhưng chúng đều là những tên lửa cỡ lớn và phóng từ mặt đất, được trang bị cho lực lượng tên lửa chiến lược.
Chưa có thông tin nào về nỗ lực hoán cải dòng DF-21D và DF-26B thành tên lửa phóng từ tàu chiến, nhưng báo cáo đánh giá năng lực quân sự Trung Quốc do Lầu Năm Góc công bố hồi đầu tháng nhận định những chiếc Type-055 có thể mang tên lửa đạn đạo diệt hạm khi đưa vào biên chế.
Chuyên gia hải quân Trung Quốc Lý Kiệt cho rằng khó có khả năng những chiếc Type-055 đã được trang bị tên lửa đạn đạo chống hạm, do các mẫu tên lửa này có kích thước quá lớn. Tuy nhiên, ông đánh giá lực lượng khu trục hạm Trung Quốc có thể được tích hợp tên lửa diệt hạm siêu vượt âm tương tự mẫu Zircon của Nga.
"Khả năng chống tiếp cận của quân đội Trung Quốc sẽ nâng cao đáng kể nếu thực hiện phương án này", Li nói.
Một số chuyên gia cũng cho rằng Bắc Kinh sẽ không vội vã đóng các mẫu tàu chiến mới, mà tập trung vào hoàn thiện khả năng hoạt động và hiệp đồng của những chiến hạm mới trong biên chế hiện nay. "Tốc độ đóng tàu có thể chậm lại trong 10 năm tới và xuất hiện nhiều thay đổi trên những loại tàu hiện nay", nhà phân tích Zhou Chenming ở Thượng Hải nêu quan điểm.
Hải quân Trung Quốc biên chế tàu Nam Xương, khu trục hạm Type-055 đầu tiên, hồi tháng 1 sau quá trình hoàn thiện và thử nghiệm trên biển dài hai năm rưỡi. Các chuyên gia nhận định hải quân Trung Quốc có thể cần khoảng 3 năm nữa để thử nghiệm và biên chế toàn bộ 8 chiếc Type-055.
Tàu chiến Đài Loan rời căn cứ sau khi đội tàu sân bay TQ hướng ra Thái Bình Dương Đài Loan đang theo sát hoạt động của nhóm tác chiến tàu sân bay Trung Quốc, sau khi nhóm tàu này rời căn cứ, hướng về phía tây Thái Bình Dương. Nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc. Theo SCMP, nhóm tác chiến tàu sân bay Trung Quốc do tàu Liêu Ninh đóng vai trò soái hạm, vượt ra...