Rộ dịch vụ “thuê vợ” ở Thái Lan
Hiện tượng “thuê vợ” đang rất thịnh hành tại xứ sở chùa vàng khi hàng loạt du khách nước ngoài tới đây tìm kiếm các cô gái bản địa để thuê làm vợ. Và những phụ nữ này được gọi là “ trân châu đen”.
Các cô gái được thuê không những phải làm tròn chức trách như một người vợ mà còn trở thành các hướng dẫn viên du lịch cho các ông chồng ngoại quốc. Họ sẽ được bao tiền và chỗ ăn ở, thậm chí thoải mái mua sắm quần áo. Thời hạn “thuê vợ” tại Thái Lan muôn hình vạn trạng, có thể chỉ vài ngày hoặc một tuần, thậm chí kéo dài tới vài tháng hay cả đời. Tại các con phố tại khu Patong, đảo Phuket, bóng dáng của “trân châu đen” luôn dập dìu xuất hiện.
Rất nhiều vị khách nước ngoài tỏ ra hào hứng với loại dịch vụ kỳ lạ này. Hằng năm, họ đều đặn tới Thái Lan để “thuê vợ” và lưu lại trong vài tháng. Nhiều ông chồng hào phóng còn sắm sanh nhà cửa, tậu xe sang cho vợ. Nếu thực sự có tình cảm, họ sẽ tổ chức hôn lễ, sinh con đẻ cái và cùng nhau trở về quê hương của chồng.
Tuy nhiên, đó chỉ là những trường hợp hiếm hoi. Phần lớn, số phận của các cô gái này không hề khởi sắc. Họ chỉ tận hưởng cuộc sống đầy đủ về vật chất trong vài ngày hoặc vài tháng, rồi “đường ai nấy đi”. Một hành trình mới lại bắt đầu và các cô gái lại ra sức tìm kiếm mối khách khác để mưu sinh. Thậm chí, khi hợp đồng kết thúc, bóng dáng ông chồng ngoại quốc mất hút, các cô gái nhận ra đã có bầu. Lúc này, phần lớn trong số họ quyết định phá thai. Nhưng cũng có người giữ lại đứa bé để nuôi dưỡng.
Video đang HOT
Chính sự phát triển của công nghiệp tình dục tại Thái Lan đã khiến hiện tượng này ngày càng bung nở. Rất nhiều cô gái hành nghề này vì cuộc sống xô đẩy. Họ xuất thân từ gia đình nghèo khó, ít học. Chỉ khi lựa chọn con đường này, họ học lỏm được tiếng Anh, cách thức kiếm tiền và những chiêu giao tiếp, ứng xử khôn khéo với nam giới.
Theo BĐVN
Sốt "nghề" cho thuê vợ ở Ấn Độ
Tình trạng mất cân bằng giới tính đã ảnh hưởng tới hình thức hôn nhân, gia đình tại Ấn Độ, các hủ tục như tảo hôn, đổi hôn, thuê vợ...dần dần sốt trở lại và làm cho tình hình tội phạm ngày một phức tạp.
Theo kết quả điều tra dân số mới nhất, sự mất cân bằng giới tính tại Ấn Độ ở ở mức báo động. Thành kiến xã hội đối với phụ nữ khiến nạn nạo phá thai và giết hại các bé gái mới sinh vẫn tiếp tục cho tới bây giờ.
Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng mất cân bằng giới tính chính là "của hồi môn"-một vấn đề nhức nhối từ lâu tại Ấn Độ. Theo phong tục cưới xin tại đất nước này, nhà gái phải đưa "của hồi môn" sang nhà trai, "của hồi môn" ít hay nhiều quyết định địa vị của cô dâu mới trong nhà chồng.
Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ Jawaharlal Nehru đã từng nói: "của hồi môn là trở ngại của tiến bộ văn minh". Vì vậy, vào năm 1961, ông đã đưa ra luật chống của hồi môn nhưng không những không cấm được người dân mà lại làm cho tình hình tồi tệ hơn. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Ấn Độ trong những năm gần đây là sự tăng nhanh của những đám cưới sang trọng và giá trị của hồi môn khổng lồ, mỗi đám cưới bình thường ở Ấn Độ cũng tiêu tốn hết khoảng 15.000 USD.
Vì vậy, không chỉ có người nghèo mà những người có mức sống trung bình tại Ấn Độ cũng rất sợ phải sinh con gái. Tại Ấn Độ, lời nguyền rủa được cho là khủng khiếp nhất chính là "cầu cho bạn sinh con gái".
Hiện nay tại Ấn Độ, nhiều đại gia đình vẫn còn sống chung dưới một mái nhà, đặc biệt là ở nông thôn. Đất đai, tài sản trong nhà đều do người già nắm giữ, đến khi qua đời mới chia cho các con và chủ yếu là con trai, cháu trai. Vì vậy, nhiều người sẵn sàng sinh nhiều con trai để có thể được chia nhiều tài sản hơn. Bên cạnh đó, tập quán dựa vào con trai dưỡng già là một trong những nguyên nhân chính khiến người dân Ấn Độ vẫn còn tư tưởng trọng nam khinh nữ. Theo truyền thống, người già chủ yếu dựa vào con trai, nhà nào không có con trai, tài sản sẽ thuộc về con rể, điều đó không chỉ đồng nghĩa với việc nòi giống bị diệt vong mà cuộc sống về già cũng mất đi chỗ dựa.
Kết quả điều tra dân số lần thứ 15 được Ấn Độ công bố vào tháng 3 năm nay cho thấy, ngoài tổng dân số lên tới 1,2 tỷ người, dự kiến 10 năm nữa dân số Ấn Độ sẽ đông hơn Trung Quốc, điều khiến mọi người quan tâm hơn chính là tỷ lệ mất cân bằng giới tính tăng cao: cứ 1.000 bé trai mới có 914 bé gái (dưới 6 tuổi).
Mặc dù tại Ấn Độ, nam giới đã hơn nữ giới tới 40 triệu người nhưng xu hướng sinh con trai vẫn không hề giảm. Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc UNICEF đã phải đưa ra cảnh báo: Ấn Độ nếu không áp dụng các biện pháp cứng rắn thì tương lai sẽ phải đối mặt với các vấn đề xã hội nghiêm trọng khó lường".
Thực tế, không cần chờ tới tương lai, tình trạng mất cân bằng giới tính đã ảnh hưởng tới hình thức hôn nhân gia đình tại Ấn Độ, các hủ tục như đám cưới trẻ em, đổi hôn, thuê vợ...dần dần được khôi phục lại và làm cho tình hình tội phạm ngày một phức tạp.
Yadav là con của một gia đình nghèo khó, đến tuổi dựng vợ gả chồng, muốn cưới vợ và cũng đã có đối tượng nhưng nhà gái yêu cầu "đổi hôn", anh chỉ còn cách hứa gả con gái của chị mình cho nhà gái mặc dù cô bé mới 15 tuổi. Trước sự phản đối kịch liệt của cha cô bé, gia đình Yadav đành phải tìm em họ của Yadav thay thế, nhưng vì người em họ này mới 18 tuổi, ít hơn nhiều so với tuổi của con/cháu trai bên nhà Yadav muốn làm rể nên gia đình cô em họ cũng không đồng ý. Ngày cưới gần tới, áp lực đặt lên Yadav càng lớn, gia đình Yadav đã phải chạy khắp nơi, cuối cùng cũng tìm một cô gái 25 tuổi phù hợp, việc đại sự của anh cũng coi như hoàn thành một nửa.
Nếu ở bang Gujara, đàn ông muốn lấy vợ sẽ không phải lo lắng quá nhiều để tìm người "đổi hôn" như Yadav bởi nghề cho thuê vợ ở đây rất phát đạt, mỗi tháng chỉ cần phải trả khoảng 150 USD là có thể thuê được một cô vợ thậm chí còn có thể đổi thường xuyên.
Theo VietNamNet