Rise of Nightmares – Những cơn ác mộng
Game thủ sẽ vào vai Josh đối mặt với binh đoàn quái quỷ của tên bác học tâm thần Viktor để cứu vợ và chuộc lại lỗi lầm của mình.
Kì nghỉ đến Romania của đôi vợ chồng trẻ Josh và Kate không được vui vẻ vì tính nghiện rượu của Josh, thế nhưng rắc rối đó vẫn chưa là gì đến khi đoàn tàu bị trật bánh và Kate bị bắt cóc bởi Ernst – một gã khổng lồ có bộ mặt người máy, đằng sau đó là Viktor, tên bác học tâm thần đã tạo ra những thí nghiệm kết hợp giữa thể xác con người với máy móc. Để cứu vợ và chuộc lại lỗi lầm của mình, Josh phải đối mặt với binh đoàn quái quỷ của Viktor và những sản phẩm ghê rợn của lão.
Trước khi có thể cùng Josh bước vào cuộc phiêu lưu, người chơi phải có bộ công cụ Kinect để chuyển đổi những hành động của mình thành hành động của Josh, tính năng điều khiển cảm ứng của Kinect vừa là ưu và cũng là khuyết điểm của Rise of Nightmares. Bạn sẽ dùng cơ thể để điều khiển Josh di chuyển trong môi trường game: quay người sang trái hoặc phải để rẽ hướng và đặt một chân về trước để đi thẳng. Bạn sẽ thỏa mãn khi thực hiện những cú chém ác liệt về phía zombie, đá tung cửa để mở lối… nhưng cũng sẽ không ít lần khó chịu với cơ chế này.
Trong tòa lâu đài của Viktor có rất nhiều cạm bẫy chết người, chẳng hạn như gai nhọn bất ngờ đâm lên từ sàn nhà hay những lưỡi dao sắc nhọn từ trên cao rơi thẳng xuống đầu người chơi. Trong những tình huống như vậy, cơ chế điều khiển của game tỏ ra rất vụng về và hạn chế, gây khó khăn trong việc né tránh chúng, thậm chí dù cố gắng chạy nhanh qua (bằng cách đặt chân xa hơn bình thường) cũng chẳng mấy hiệu quả, thêm vào đó là tầm nhìn của Josh luôn cố định về phía trước khiến bạn khó quan sát, phát hiện ra bẫy. Game cung cấp tính năng auto-walk hỗ trợ người chơi trong việc di chuyển, chỉ cần giơ tay phải lên và giữ yên, Josh sẽ tự động tìm đường đi, nhưng thực sự tính năng này cũng chẳng giúp ích được gì nhiều.
Trong khi đó khâu chiến đấu có phần tốt hơn, cơ bản nhất là sử dụng nắm đấm của Josh. Bằng cách giơ hai tay trước mặt như những võ sĩ đấm bốc, bạn sẽ tự động nhắm vào kẻ địch gần nhất và phòng vệ trước những đòn tấn công của mục tiêu, sau đó là dùng nắm đấm để “tẩm quất” chúng. Nhưng đối mặt với bọn zombie nửa người nửa máy của Viktor thì đôi tay không phải là thứ giúp bạn sống sót, mà là những vũ khí nằm rải rác trong tòa nhà. Đáng tiếc những món “đồ chơi” này khá nhạt nhẽo và vô vị, chỉ là móc đấm sắt, chày giã thịt, rìu đốn gỗ, ba-toong, máy cưa và những thứ khá lạ mắt như móc đấm điện, kìm, súng bắn axít, máy xay thịt, thậm chí cả cánh tay kim loại của lũ zombie.
Cũng tương tự như những game hành động khác, vũ khí trong game sẽ hao mòn dần khi sử dụng và cuối cùng là hư hẳn, nhưng hãy yên tâm vì những thứ này dễ dàng tìm được trong môi trường xung quanh. Bên cạnh đó game còn hỗ trợ người chơi bằng hệ thống hướng dẫn hành động hiển thị ở góc phải màn hình, cho bạn biết nên làm gì vào những thời điểm trong game cũng như cách dùng vũ khí bằng hành động thực tế.
Video đang HOT
Để tấn công, người chơi phải thực hiện những hành động tương ứng với món vũ khí đang sử dụng: chặt chém với rìu, mã tấu đấm những cú nảy lửa với móc sắt hay cắt xén với kìm. Bạn còn có thể tận dụng những cái bẫy trong tòa nhà để xử lý lũ quái vật nhanh gọn: chỉ cần “dụ” chúng đến gần bẫy, chọn đúng thời điểm và tung một cú đá trời giáng là xong. Đa phần những con zombie trong game khá “yếu sinh lý”, chỉ cần vài đòn là bạn có thể hạ gục dễ dàng, nhưng cũng có một vài loại khó xơi, đòi hỏi bạn phải quan sát và tấn công cẩn thận, tận dụng những thứ có trong tay để tiêu diệt, ví dụ như những con shieker phát siêu âm buộc bạn phải bịt chặt tai lại, tạo cơ hội cho lũ lâu la “sờ mó”. Nhìn chung, khía cạnh chiến đấu của game khá dễ dàng, bởi bạn chỉ việc phòng thủ khi zombie tấn công và tấn công khi chúng sơ hở, như thể đánh theo lượt. Dù việc khám phá cách sử dụng những vũ khí trong game khá thú vị, nhưng gameplay của Rise of Nightmares vẫn chưa đủ chiều sâu và sự đa dạng.
Những con trùm tay sai của Viktor trông khá “gấu” nhưng thực tế cũng chẳng khác bọn quái vật bình thường bao nhiêu, chúng chỉ được tăng thêm sức mạnh và dai máu hơn, dù vậy bạn cũng đừng nên xem thường những đòn đánh mạnh mẽ của chúng. Hệ thống chỉ dẫn sẽ liên tục đưa ra miêu tả cho bạn thực hiện, bạn có thể xoay người né cú đâm của đối phương hay cúi đầu tránh đường chém mạnh bạo. Tuy nhiên không phải lúc nào bạn cũng có thể thực hiện được những điều này, bởi cơ chế điều khiển của game không được nhạy bén cho lắm nếu không muốn nói là hạn chế, điển hình như khi bạn muốn mở một cánh cửa hay gạt công tắc, bạn thường không thể làm ngay được mà phải giữ tay trong giây lát, đến khi màn hình hiện chữ “Interact” thì mới có thể tương tác với chúng được.
Rise of Nightmares đã thể hiện một tòa lâu đài ma ám với những khung cảnh rùng rợn, chết chóc, những công cụ tra tấn ghê tởm, những phần cơ thể rời rạc của con người từ các thí nghiệm điên khùng của Viktor… tất cả đã tạo nên một ấn tượng đáng nhớ cho người chơi. Thêm vào đó là những khoảnh khắc hồi hộp, căng thẳng như khi gã quái vật Ernst đi ngang qua Josh, bạn phải cố gắng đứng bất động bởi hắn có thể cảm nhận âm thanh khi bạn di chuyển.
Rise of Nightmares không phải là một game thật sự hay với nhiều khuyết điểm, hạn chế trong gameplay, nhưng với những nét hấp dẫn riêng và tính năng điều khiển cảm ứng thú vị với Kinect, đây vẫn là một game nên thử qua nếu bạn có điều kiện.
Theo Game Thủ
Những "cơn ác mộng" offline trong làng game online Việt
Có những điều vẫn khiến game thủ... phát điên hay nhẹ nhàng hơn là mất cảm tình khi tham gia sự kiện offline game tại Việt Nam.
Đi offline GO mình chơi luôn là một niềm vui với game thủ. Ngoài việc là cơ hội hiếm hoi để gặp gỡ những người bạn ảo trong game, đi offline game thủ còn được biết thêm về tương lai game, nhận quà. Nói chung, đây là dịp để nâng cao sự gắn bó của game thủ với game và NPH. Tuy nhiên, có những điều sẽ khiến họ... phát điên hay nhẹ nhàng hơn là mất cảm tình.
Sai giờ
Một trong những sai lầm phổ biến nhất của NPH là tổ chức sự kiện muộn hơn giờ ghi trên giấy mời hoặc được công bố. Điều này ngoài lý do có thể là do những sự cố, trục trặc trong khâu tổ chức còn có thể có nguyên nhân từ phía NPH muốn "trừ hao" sự cao su của game thủ. Thông thường, khoảng thời gian chậm trễ này giao động từ 30 phút tới 1h. Cá biệt, có một số game hẹn 7h nhưng... 9h mới bắt đầu.
Phải công nhận là không phải game thủ nào cũng đến đúng giờ nhưng sử dụng biện pháp này sẽ khiến cho những game thủ chân chính (đúng giờ) thất vọng và bực mình. Hơn nữa, việc tổ chức muộn của NPH khiến cho nhiều game thủ "quen mui" và đã muộn nay còn muộn hơn.
Trong thời gian delay như đã nói ở trên, các NPH thường chọn biện pháp là chiếu clip quảng cáo để bù lại khoảng trống. Việc này không có gì là sai nhưng nó tạo cảm giác ức chế cho những người đi sớm và chăm chú theo dõi màn hình. Việc phải xem đi xem lại một quảng cáo trong thời gian cả tiếng đồng hồ với nội dung ngắn ngủn lập đi lập lại có thể khiến bất cứ ai... phát điên.
Loa quá to hoặc quá "lởm"
Nếu như trường hợp đầu (loa quá to) hầu như chỉ ảnh hưởng đến những người thuộc hàng ghế đầu hoặc... gần loa thì trường hợp thứ hai sẽ khiến cho buổi offline mất đi một nửa ý nghĩa. Loa rè hay không rõ tiếng đồng nghĩa với game thủ, các quan khách... không thưởng thức được những bài hát, nhạc của chương trình hay tệ hơn là... không hiểu MC nói gì.
Phải biết rằng, với những ca khúc rock, tiếng loa bass quá to sẽ gây hại cho sức khỏe người nghe chứ không có lợi ích gì. Cảm giác khi đó không khác gì bị... búa đánh vào tai, nhiều người còn cảm thấy nôn nao buồn nôn hoặc tệ hơn là đau bụng.
Vấn đề này sẽ không phải là quá lớn với các game nhỏ tổ chức offline trong phòng cafe hay các không gian nhỏ nhưng là một bài toán khó giải khi các NPH sử dụng nhà thi đấu hay cung thể thao để tổ chức các sự kiện cho các game lớn.
Thời tiết không chiều lòng người
Đáng buồn là hầu hết các địa điểm offline đều không có hệ thống điều hòa nhiệt độ. Điều này có nghĩa là sự thành công của sự kiện phụ thuộc nhiều vào... ông trời. Nếu như bạn tổ chức vào buổi trưa một ngày siêu nóng hoặc khi đã... có bão đồng nghĩa với việc một biểu offline hầu như chắc chắn sẽ thất bại cay đắng. Điều này đặc biệt chính xác với các sự kiện được tổ chức ngoài trời.
Đã có một số trường hợp sự kiện đang diễn ra suôn sẻ thì trời mưa to, người xem ướt lướt sướt mà công tác dựng mái che tạm thời bằng bạt lại không được chuẩn bị trước nên hầu như không thực hiện được trong thực tế.
Tất nhiên, không thể trách NPH trong trường hợp này. Tuy nhiên, họ có trách nhiệm chọn ngày giờ hợp lý để tạo ra sự dễ chịu cho game thủ và thành công cho sự kiện.
Xô xát
Trong cộng đồng GO luôn có ít nhiều xích mích và không ít game thủ lựa chọn "PK" ngoài đời hơn là trong game. Sự thật là tại một sự kiện gần đây của một game khá hot hiện nay, các game thủ đã "thanh toán" lẫn nhau biến sự kiện thành một "võ đài" thực sự. Điều này vừa gây bực mình, sợ hãi cho game thủ đồng thời làm sự kiện mất ít nhiều sự thành công.
Ở trường hợp này, chính các bảo vệ và nhân viên an ninh của sự kiện là những người cần vào cuộc và làm bổn phận của mình. Tuy nhiên, đôi khi họ quá "bất lực" và không cản nổi. Vì vậy, NPH hãy cố gắng thuê những công ty chuyên nghiệp bảo vệ sự yên bình cho sự kiện của mình.
Nói chung, tổ chức một sự kiện không phải là dễ dàng và chắc chắn không thể làm vừa lòng mọi người cùng lúc. Thế nhưng để chúng gặp phải sự cố quá nhiều lần thì chẳng hay chút nào, trớ trêu thay, chuyện đó diễn ra gần như thường xuyên với làng game Việt.
Theo Bưu Điện Việt Nam
'Cơn ác mộng' Freddy Krueger ám ảnh Mortal Kombat 9 Hình tượng nhân vật tà ác nổi tiếng trong series phim kinh dị Nightmare on the Elm Street được hãng Netherrealm tái hiện lại trong trò chơi. Xuất hiện từ một ngọn lửa bùng phát, Freddy Krueger gây ấn tượng mạnh cho game thủ với ngoại hình được mô phỏng y hệt trong phim Nightmare on the Elm Street, từ gương mặt sần...