Rình thủy triều rút, đi bắt còng “màu” làm mồi câu
Với kích cỡ chỉ bằng ngón tay út, mang một càng to quá khổ và khoác lên mình bộ “áo” đầy màu sắc: trắng, đỏ vàng… dáng vẻ lạ mắt của những chú còng này khiến ai nhìn thấy lần đầu đều không khỏi ngạc nhiên thích thú.
Khi thủy triều xuống, trên bãi bồi rừng ngập mặn ở các cửa biển, đầm… những chú còng màu bắt đầu rời hang. Không như đồng loại khi trưởng thành có kích cỡ to như ngón chân cái, còng “màu” chỉ nhỉnh hơn đầu đũa một chút, hoặc con lớn nhất cũng chỉ bằng ngón tay út người lớn.
Một bên càng của còng “màu” quá to so với kích cỡ tổng thể.
Theo một số người dân Quảng Ngãi, gọi là còng “màu”, hay còng càng to là do tô điểm trên vỏ ngoài của loài vật này có nhiều màu sắc: trắng, vàng, cam… và một bên càng lại quá to so với kích cỡ của nó. Còn một số nơi ở phía Nam gọi con này là còng gió.
Một chú còng “màu” sở hữu bên càng màu vàng cam
Vào những buổi sáng hay chiều mát khi thủy triều lùi ra rất xa, để lại ven bờ rừng ngập mặn gần cửa biển là những bãi bồi rộng mênh mông với những chú còng màu rời khỏi hang và bắt đầu bò nhởn nhơ.
Mỗi khi thấy người, còng màu chui nhanh xuống hang để trốn
Không chỉ có trẻ con trong vùng ra chơi đùa bằng cách rượt đuổi đám còng cho chạy tán loạn mà người dân nơi đây còn chụp, đào bắt còng “màu” bỏ vào xô, chậu nhựa mang theo để đem về làm mồi giăng thả câu.
Cứ mỗi khi triều rút, lũ trẻ ở gần đó lại ra bãi bồi gần nhà để nghịch với còng “màu”
Video đang HOT
Ở Quảng Ngãi, còng màu bắt về làm mồi câu cá chứ không phải chế biến thức ăn cho người
“Nơi khác thì sao không biết, chứ ở đây người dân không bắt còng màu để chế biến làm thức ăn mà chỉ làm mồi để câu cá; hoặc cho lũ trẻ chơi đùa mà thôi”, ngư dân Lê Văn Trung (58 tuổi, ở thôn Thạch By, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi) cho biết.
Tuy không phải là con vật mang lại giá trị kinh tế nhiều, thế nhưng còng “màu” là hình ảnh gắn liền với ký ức tuổi thơ và người dân nhiều vùng quê biển Quảng Ngãi; đồng thời là con vật rất có ích trong việc xử lý môi trường sinh thái ở khu vực đầm, rừng ngập mặn…
Theo Danviet
5 "sản vật ẩn danh" ở vùng cao Quảng Ngãi
Có hương vị lạ và thơm ngon khá đặc biệt, giá bán rẻ, thế nhưng không ít loại cây, trái ở vùng miền núi Quảng Ngãi dù được xem là đặc sản vẫn chưa được người dưới xuôi biết đến nhiều. Mời bạn đọc Ngon Sạch Lạ cùng điểm mặt một số "sản vật ẩn danh" này.
1. Thơm mát mùi vị trái hường
Trái hường trĩu quả trên cành
Do cùng họ nên kích cỡ và màu sắc trái hường khá giống với cam, tuy nhiên trái hường không ngọt lịm như một số giống cam trồng ở đồng bằng mà lại có vị ngọt nhẹ và thanh.
Người dân thu hoạch trái hường
Vốn là loại cây mọc tự nhiên trong rừng, tuy nhiên gần đây nhiều người miền núi Quảng Ngãi, đặc biệt là ở 2 huyện Trà Bồng và Tây Trà tìm đào cây con đưa về trồng tại vườn rẫy của mình để thu bán, với giá từ 15.000-20.000 đồng/chục (10 trái) nhằm tăng thêm thu nhập cho gia đình mình.
2. "Lá thịt bò" nấu canh rau như canh thịt
Đó là tên mà nhiều người đặt cho lá xuân, với lời giải thích là khi nấu canh mà bỏ lá xuân vào thì nồi canh sẽ có mùi thơm của thịt bò.
"Lá thịt bò"
Là loại mọc ở bụi rậm ven gò, đồi, chân núi, với chiều cao khi trưởng thành từ 1,5-4m, phần sử dụng của lá xuân là lá non và phần đọt có màu tím. Lá xuân có vị chua và mùi thơm của thịt bò nên ngoài dùng để ăn sống, ở miền núi lá này là thứ không thể thiếu khi nấu thịt trâu; còn người đồng bằng thường dùng trong nấu canh chua.
Tranh thủ lúc lên nương, người dân huyện Ba Tơ tìm hái lá xuân
Có thể hái được quanh năm cho nên mỗi khi đi lao động sản xuất, người dân thường hay tranh thủ tìm kiếm lá xuân để hái về sử dụng hoặc bán. Gặp điểm mọc nhiều, chỉ cần 2-3 giờ là có thể hái được cả nón, rổ... bán được 60.000-100.000 đồng, một số người dân ở huyện Ba Tơ cho biết.
3. Ngọt thơm trái triên
Tuy hình dáng bên ngoài và phía trong khá giống trái dưa chuột (dưa leo) nhưng kích cỡ của trái triên thì hơi khác, với chiều dài từ 10-20cm/trái và trái lớn nhất bằng bắp tay người lớn. Vỏ của trái triên có màu xanh khi non và vàng lúc già.
Số trái triên mà người dân Tây Trà thu được sau buổi lên rẫy
Cũng giống như dưa chuột, trái triên dùng để ăn sống hoặc thái mỏng trộn với rau sống để ăn. Theo người dân trong vùng thì trái triên thuộc họ dây leo, trái ra quanh năm. Giá bán của trái triên khá rẻ, từ 1.000-3.000 đồng/trái.
Một thương lái đang mua triên của người dân khi vừa ra khỏi rừng
Theo lời người dân ở huyện Trà Bồng thì bình quân mỗi buổi vào rừng đi hái triên về bán cũng được 70.000-100.000 đồng/người. Tuy nhiên gặp khu vực triên mọc nhiều có thể hái đầy cả gùi, bán được trên 200.000 đồng/người/buổi.
4. Lá sâm làm thạch giải nhiệt
Lá sâm hình dáng của nó trông tựa như lá mơ, nhưng trên mặt trước và sau của lá không có lông. Thân của loài này thuộc họ dây leo, mọc ở bụi rậm ven chân núi và vùng gò đồi.
Lá sâm
Lá sâm hái về được chế biến thành thạch xu xoa với cách làm khá đơn giản: Dùng lá tươi hoặc khô vò nát với một lượng nước nhất định rồi dùng vải mỏng lọc bỏ phần cặn, sau đó cho thêm một ít nang mực để tăng độ cứng và để khoảng chục phút thì đông lại.
Thạch làm từ lá sâm
Cũng như xu xoa, trước khai ăn cần phải cho thêm đường, ít đá lạnh để giải nhiệt, mát lành.
5. Trái bo bo lớn nhanh như thổi
Cây bo bo thuộc họ dây leo và lá khá giống bí đao, với gốc có kích cỡ gần bằng ngón chân cái người lớn, nhưng càng về phía ngọn thì nhỏ dần. Trái bo bo hình tròn và to như trái dưa hấu, nhưng vỏ thì màu xanh khi còn nhỏ, về già ngả sang màu trắng đục và được bao phủ bởi một lớp phấn.
Bo bo mà người dân thu hoạch
Cũng như nhiều loại cây khác, bo bo được người dân để phát triển tự nhiên, leo bò trên thân cây to, bụi rậm. Vòng đời của cây bo bo khoảng 3 tháng, với số lượng trái bình quân từ 10-15 trái/dây và nặng từ 3-10 kg/trái.
Phần ruột bên trong và vỏ bên ngoài của bo bo (trái) so với bí đao (phải)
Công dụng phổ biến nhất của trái bo bo cũng giống như bí đao là dùng để nấu canh thịt. Tuy nhiên hương vị của canh bo bo rất khác, với mùi thơm nhẹ như dưa hấu và ngọt thanh
Ngoài ra theo một số người thì phần thịt của bo bo nếu thái thành lát nhỏ để dầm với mắm cái (mắm đục) ăn rất ngon và giòn mà không bao giờ bị nhũn, mềm rữa như đu đủ, thơm (dứa)... Giá bán trái này hiện khá rẻ, chỉ từ 15.000-30.000 đồng/quả.
Theo Danviet
Độc đáo thả bóng bắt mực, cá Không sử dụng lưới, câu... như thường thấy, nhiều ngư dân ở vùng biển Quảng Ngãi có cách bắt mực, cá khá độc đáo, đó là dùng bóng (một dụng cụ làm bằng tre) để nhử bắt khá hiệu quả. Nhiều ngư dân khi được hỏi đều lắc đầu bày tỏ: "Không biết chính xác vì sao dụng cụ này có tên gọi...