RFI: Trung Quốc “truy nã đỏ” các quan chức đào tẩu ra nước ngoài
Thời gian gần đây, Bộ Công an Trung Quốc đã tiết lộ, Trung Quốc phát lệnh hàng loạt lệnh truy nã toàn cầu đối với các tội phạm kinh tế.
Được biết, Mỹ đang là “bến đỗ mơ ước” của các tội phạm kinh tế Trung Quốc, có ít nhất 150 tội phạm Trung Quốc đã đào tẩu sang nước này, trong đó hầu hết lại là các tội phạm tham nhũng.
Trung Quốc liên tục phát lệnh truy nã đỏ đối với các quan chức đào tẩu ra nước ngoài
Cảnh sát Quảng Tây xác nhận rằng, cơ quan Tư pháp Trung Quốc đã thông qua Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế phát lệnh truy nã đỏ đối với Chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Chính Lãng ở Liễu Châu, Quảng Tây – Liệu Vinh Nạp.
Trang China Times cũng đưa tin, ngoài Liệu Vinh Nạp, một quý bà của tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) Du Ưu Tĩnh, bị khởi tố về tội gian lận và biển thủ hơn 100 triệu NDT hồi tháng 06/2014, cũng bị phát lệnh truy nã đỏ. Đến ngày 02/07/2014 bà Giang đã bị bắt tại Uganda và được dẫn độ về nước, các cơ quan công an Trung Quốc đã hợp tác với cảnh sát nước ngoài bắt giữ thành công nghi phạm này.
Tuy nhiên, quá trình bắt giữ các nghi phạm bị truy nã không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Cục trưởng Cục hợp tác quốc tế của Bộ Công an Trung Quốc – Liệu Tiến Vinh cho biết, trong 10 năm qua, mới chỉ có hai tội phạm bị dẫn độ từ Mỹ về Trung Quốc. Nguyên nhân chủ yếu là do hai nước không có hiệp ước dẫn độ và do thủ tục dẫn độ tương đối phức tạp và kéo dài.
Video đang HOT
Một quan chức cấp cao của Cục Hợp tác Quốc tế Trung Quốc – Vương Cương cũng cho biết, Washington đã hiểu lầm sự tồn tại của hệ thống tư pháp Trung Quốc, Mỹ luôn cho rằng cơ cấu tư pháp của Trung Quốc vi phạm nhân quyền của các nghi phạm.
Tỉ phú Trung Quốc Liệu Vinh Nạp hiện đang bị lệnh truy nã đỏ.
Mặc dù hiệu quả dẫn độ tội phạm tham nhũng rất thấp, nhưng có thông tin cho biết, Trung Quốc và Mỹ vừa ký một thỏa thuận mà trong đó, hai bên sẽ cung cấp cho nhau tài khoản tài chính tại địa phương của các công dân của mỗi nước, nhằm tấn công vào các tội phạm đào tẩu.
Căn cứ theo thống kê của Bộ Công an Trung Quốc, từ năm 2008 đến nay, Trung Quốc đã bắt giữ và dẫn độ về nước hơn 730 tội phạm kinh tế từ 54 quốc gia và khu vực.
Lệnh truy nã đỏ là một trong 7 thông báo quốc tế do Tổ chức Hình sự Quốc tế ban hành nhằm yêu cầu một quốc gia hỗ trợ điều tra tội phạm. Do ở góc trên bên trái của thông báo có biểu tượng màu đỏ nên gọi là lệnh truy nã đỏ. Đây là lệnh truy nã ở mức nghiêm trọng nhất.
Lệnh truy nã bao gồm tên, ảnh, dấu vân tay, hành vi phạm tội của tội phạm; có hiệu lực là 5 năm, có thể được gia hạn cho đến khi tội phạm được bắt giữ.
Lệnh truy nã có 6 màu: xanh biển, xanh lá cây, vàng, đen, cam và tím.
Mai Thanh (dịch từ RFI)
Theo NTD
Hải quân Malaysia đẩy lùi hải tặc trên Biển Đông
Hải quân Malaysia vừa thành công trong việc đẩy lùi một cuộc tấn công của hải tặc nhắm vào một chiếc tàu chở dầu. Vụ việc xảy ra ngày 2/8 ngoài khơi bờ biển phái Đông Malaysia, trên Biển Đông.
Tàu tuần tra "Pahang" của Hải quân Malaysia. Wikipedia
RFI dẫn thông tin từ Văn phòng Hàng hải Quốc tế ngày 3/8/2014 cho hay, Hải quân Malaysia vừa thành công trong việc đẩy lùi một cuộc tấn công của hải tặc nhắm vào một chiếc tàu chở dầu. Vụ việc xảy ra ngày 2/8 ngoài khơi bờ biển phái Đông Malaysia, trên Biển Đông.
Theo ông Noel Choong, lãnh đạo Trung tâm Báo cáo Nạn Hải tặc, trụ sở tại Kuala Lumpur, trong vụ này, lực lượng Malaysia đã được sự hỗ trợ của Hải quân Indonesia và Singapore. Khi thấy tàu tuần tra Hải quân đến nơi, những tên cướp biển đã phải bỏ chạy khỏi chiếc tàu chở dầu Singapore mà họ đã tấn công mà không kịp cướp bóc một thứ gì.
Trong bản báo cáo, Văn phòng Hàng hải Quốc tế ghi nhận: "Hải quân Malaysia đã nhanh chóng gửi một tàu tuần tra đến nơi xẩy ra vụ cướp biển và tìm cách chận đường chiếc tàu chở dầu. Quân cướp biển đã chạy trốn trước khi tàu Hải quân đến nơi".
Bản thông cáo cho biết thêm rằng thủy thủ đoàn và hàng hóa trên tàu dầu đều an toàn, nhưng không cho biết thêm chi tiết về chiếc tàu này hoặc những tên cướp biển.
Trong thời gian gần đây, đã xảy ra một loạt các vụ tấn công của hải tặc trong vùng biển ngoài khơi Indonesia, Singapore và Malaysia. Hôm 31/07/2014, Liên Hiệp Quốc đã báo động rằng Đông Nam Á đang trở lại thành điểm nóng của nạn cướp biển trên thế giới, vào lúc mà các nỗ lực quốc tế đang làm giảm các vụ hải tặc ngoài khơi bờ biển Somalia (Châu Phi).
Theo Viện Đào tạo và Nghiên cứu Liên Hiệp Quốc (UNITAR), vào năm 2013, số lượng các vụ cướp biển tại Đông Nam Á lên đến 150 trường hợp, khởi đầu một chiều hướng tăng cao trở lại từ năm 2010 đến nay.
Trong những năm trước đó, các vụ hải tặc trong vùng Đông Nam Á đã giảm đều đặn nhờ vào sự hợp tác được tăng cường giữa các nước trong vùng - đặc biệt là các quốc gia hai bên eo biển Malacca như Malaysia, Indonsesia, Singapore...
Theo NTD/Bizlive
Tin mới nhất về Chu Vĩnh Khang và con trai Sau thông báo cựu Bộ trưởng Công an Trung Quốc đầy quyền lực Chu Vĩnh Khang bị điều tra hôm 29/7, truyền thông Trung Quốc tiếp tục đưa tin con trai Chu Bân của ông này cũng chính thức bị cảnh sát bắt giữ, theo The Epoch Times Bản sao chứng minh thư nhân dân của Chu Bân, con trai Chu Vĩnh Khang...