RFI: Tập Cận Bình thanh trừng Từ Tài Hậu, từng bước củng cố quyền lực
Mới đây, Cựu Phó Chủ tịch Ủy ban Quân ủy Trung ương Trung Quốc Từ Tài Hậu đã chính thức bị thanh trừng khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc, sự việc không ngừng thu hút sự chú ý của dư luận. Các chuyên gia Mỹ cho rằng, việc lãnh đạo Trung Quốc hiện thời Tập Cận Bình đẩy mạnh chiến dịch chống tham nhũng là một hiện tượng của việc đấu tranh chống lại thế lực cũ.
Thông tấn xã Trung ương dẫn nguồn tin của tờ “The New York Times” cho biết, Từ Tài Hậu trước kia chịu trách nhiệm công tác chính trị, nắm nguồn ngân sách và nhân sự lớn, hiện nay lại bị bắt vì tội tham nhũng, các chuyên gia Mỹ cho rằng, việc lãnh đạo Trung Quốc hiện thời Tập Cận Bình đẩy mạnh chiến dịch chống tham nhũng là một hiện tượng của việc đấu tranh chống lại thế lực cũ.
Các lãnh đạo Trung Quốc tại tiệc mừng Quốc khánh ở Bắc Kinh ngày 30.9/2013.
Theo các quan chức quốc phòng Mỹ cho biết, Từ Tài Hậu là một nhà chính trị tinh tế và hiểu biết, với sức mạnh và quyền lực mạnh mẽ. Từ Tài Hậu được coi là bè phái của Giang Trạch Dân, năm 2002 mặc dù vị trí lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc của Giang chuyển sang cho Hồ Cẩm Đào, nhưng Giang vẫn chịu trách nhiệm quản lý quân đội trong nhiệm kỳ hai năm. Điều này khiến cho sự kế thừa quyền hành của Hồ Cẩm Đào không trọn vẹn, do đó Hồ Cẩm Đào bị xem là một nhà lãnh đạo chuyển tiếp tầm thường.
Chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc của chính phủ Mỹ cho biết, Hồ Cẩm Đào trước khi chuyển giao quyền lãnh đạo cho Tập Cận Bình đã lên tiếng cảnh báo rằng, Từ Tài Hậu là người không thể tin tưởng được.
Bài viết phân tích rằng, vấn đề không chỉ đơn giản là việc Từ Tài Hậu bị tranh trừng khỏi đảng, mà là ở chỗ Từ nắm vị thế quan trọng trong quân đội, trước đây ông từng nắm quyền quản lý công tác chính trị trong quân đội, đưa rất nhiều người trong bè phái lên nắm chính quyền điều này gây nguy hại cho việc củng cố quyền lực đảng cộng sản Trung Quốc của Tập Cận Bình. Trên thực tế, hai vị Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương đương thời, Phạm Trường Long và Hứa Kỳ Lượng đều là bè phái thân cận của Từ.
Video đang HOT
Một quan chức quân đội Trung Quốc đã nói với tờ South China Morning Post rằng, sai lầm lớn nhất của Từ Tài Hậu là trước khi Tập lên nắm chính quyền vào tháng 12/2012, đã bố trí các đồ đệ thân tín của mình vào Quân ủy trung ương.
Điều này khiến cho Tập không khỏi chướng mắt, nhưng tạm thời Tập sẽ không tấn công trực diện vào toàn thể quân đội, vì ông ta đang cần thời gian để thúc đẩy tinh thần vũ trang của quân đội, nhằm chiếm lấy niềm tin của quân đội đối với mình. Do đó, khó mà xác định được rằng, các nhà lãnh đạo trong quân đội Trung Quốc có bố trí lực lượng quân đội, ngầm chống lại Tập Cận Bình hay không.
Những năm gần đây, quân đội Trung Quốc rõ ràng là xem thường các mệnh lệnh của đảng và có dấu hiệu hoạt động riêng lẻ. Nhìn từ việc quân đội nước này bí mật mở rộng tăng cường vũ khí và tên lửa hạt nhân chiến lược, động thái này khiến người ta không khỏi quan ngại.
Giang Trạch Dân trao bằng khen biểu dương năng lực quân sự của Từ Tài Hậu khi ông Giang còn đương nhiệm
Tờ Liên hợp tảo báo của Singapore cho biết, trước đây Trung Quốc trước ngày kỷ niệm thành lập Đảng và ngày quốc khánh rất hiếm khi công bố những vụ án tham nhũng của quan chức gây bất lợi cho hình ảnh quốc gia.
Có người cho rằng, việc Trung Quốc tiến hành tiêu trừ “con hổ lớn” Từ Tài Hậu, thể hiện dụng ý cảnh báo hết sức rõ ràng. Mà việc Tập Cận Bình sờ gáy một lãnh đạo máu mặt của quân đội cho thấy, sau một năm lên nắm chính quyền và theo đuổi chính sách chống tham nhũng, quyền lực của Tập Cận Bình trong nội bộ Đảng cộng sản Trung Quốc và quân đội đã vượt mặt những người tiền nhiệm là Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và đang dần chứng tỏ một hình tượng “anh hùng chính trị” tương tự Đặng Tiểu Bình.
Chuyên gia chính trị – Lý Thiên Tiếu trong một cuộc phỏng vấn cho biết, nếu so sánh quyền lực giữa Giang và Tập, lần này rõ ràng là Giang Trạch Dân đã cho thấy sự yếu thế của mình. Trong tương lai nhiều khả năng Tập Cận Bình sẽ dần dần càn quét toàn bộ thế lực của Giang Trạch Dân và từng bước xây dựng thế lực tay chân của riêng mình.
Có nhà phân tích cho rằng, Từ Tài Hậu có thể sẽ trở thành trường hợp đầu tiên bị tước đi quân hàm cấp tướng. Vì căn cứ theo quy định về điều lệ quân hàm của quan chức Trung Quốc “quan chức quân đội phạm tội, sẽ bị tước quyền lợi chính trị hoặc bị phạt tù trên 3 năm tù, và bị tòa án tước đoạt quân hàm”. Tuy nhiên, theo số liệu công bố công khai, quân đội Trung Quốc kể từ khi phục hồi hệ thống quân hàm vào năm 1988, chưa có tướng lĩnh quân đội nào bị tước bỏ quân hàm.
Mai Thanh (dịch theo RFI)
Theo NTD
Triều Tiên lại bắn 2 tên lửa vào biển Nhật Bản
Triều Tiên lại phóng 2 tên lửa tầm ngắn vào biển Nhật Bản sáng nay 2/7, giới chức Hàn Quốc cho biết. Đây là vụ phóng mới nhất trong hàng loạt vụ thử nghiệm tên lửa trước chuyến thăm cấp nhà nước tới Seoul của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Ảnh do truyền thông nhà nước Triều Tiên đăng tải cho thấy nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un thị sát tập trận tên lửa tại một địa điểm không được công bố hôm 30/6.
Theo giới chức quân đội Hàn Quốc, tên lửa thứ nhất được bắn đi từ bờ biển phía đông Triều Tiên vào lúc 6h50 sáng giờ địa phương và vụ phóng thứ 2 diễn ra lúc 8 giờ sáng.
Giới chức Hàn Quốc cho biết, các tên lửa đã bay xa khoảng 180 km và rơi xuống biển Nhật Bản.
Đây là vụ thử nghiệm thứ 3 như vậy của Bình Nhưỡng chỉ trong 1 tuần qua. Triều Tiên đã bắn 2 tên lửa vào biển Nhật Bản hồi tuần trước và 2 tên lửa đạn đạo tầm ngắn hôm 29/6.
Nhật Bản, hiện đang tham gia các cuộc đàm phán với Triều Tiên về vụ bắt cóc các công dân Nhật trong Chiến tranh Lạnh, đã lên tiếng phản đối các vụ phóng tên lửa, gọi chúng là "rất đáng tiếc".
Các vụ phóng mới nhất diễn ra ngay trước khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Seoul trong chuyến thăm cấp nhà nước kéo dài 2 ngày từ 3-4/7 và hội đàm với Tổng thống Park Geun-Hye. Việc ông Tập tới thăm Hàn Quốc trước Triều Tiên được xem là một "bẽ mặt" đối với Bình Nhưỡng.
Những người tiền nhiệm của ông Tập là Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân đều tới thăm đồng minh ngoại giao Triều Tiên trước khi tới Hàn Quốc.
Cuộc gặp sắp tới sẽ là cuộc gặp thượng đỉnh thứ 2 giữa ông Tập và bà Park. Trong khi đó, Chủ tịch Trung Quốc chưa từng gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un kể từ khi ông này lên nắm quyền sau cái chết của người cha Kim Jong-il hồi cuối năm 2011.
Ninh Vân
Theo Dantri/AFP
Đánh giá về ngoại giao Tập Cận Bình Một báo cáo quan trọng vừa ra trong tháng Sáu tìm hiểu những thay đổi và mâu thuẫn trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình. Từ khi chính thức trở thành lãnh đạo tối cao của Trung Quốc tháng Ba 2013, ông Tập Cận Bình đã thâu tóm quyền lực vô cùng nhanh chóng. Điều này chứng...