RFI: Nga lá bài chủ chốt trên bàn cờ năng lượng thế giới

Theo dõi VGT trên

Vì khủng hoảng Ukraine, Mỹ mạnh tay hơn châu Âu trong việc trừng phạt các tập đoàn dầu khí Nga. EU lúng túng do Nga là một trong những nguồn cung cấp năng lượng chính của châu Âu. Nhờ công nghệ khai thác dầu và khí đá phiến, thế giới không còn bị đ.e dọ.a cạn kiệt năng lượng hóa thạch, nhưng Nga vẫn là một đối tác hàng đầu trên bàn cờ năng lượng quốc tế, đặc biệt là đối với châu Âu.

Ngày 16/07/2014 Hoa Kỳ tăng cường các biện pháp trừng phạt kinh tế Nga : hạn chế các hoạt động của các tập đoàn dầu khí như Rosneft, Gazprombank hay Novatek trên thị trường Mỹ. Cùng lúc, Liên minh Châu Âu mới chỉ tạm dừng các chương trình hợp tác của các doanh nghiệp Nga với Ngân hàng Đầu tư Châu Âu (BEI), với Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Châu Âu BERD. Brussels nhẹ tay hơn Washington do châu Âu cần mua dầu khí và than đá của Nga.

Trong năm 2013 dầu hỏa và khí đốt chiếm 68 % tổng kim ngạch xuất khẩu của Nga. 50 % ngân sách của nhà nước liên bang tùy thuộc vào một lĩnh vực kinh tế duy nhất này. Bộ Năng lượng của Mỹ đã căn cứ vào dữ liệu thống kê của Hải quan Nga cho thấy : năm ngoái Nga xuất khẩu tới 174 tỷ đô la dầu hỏa và 73 tỷ khí hóa lỏng. Châu Âu là khách hàng số 1 của Nga. Chỉ một mình tập đoàn khí đốt Gazprom bảo đảm đến 30 % nhu cầu tiêu thụ tại 28 thành viên trong Liên Hiệp Châu Âu.

RFI: Nga - lá bài chủ chốt trên bàn cờ năng lượng thế giới - Hình 1

Việc xây dựng tuyến đường ống “hành lang phía Nam” bao quanh Nga là một sáng kiến chính sách lớn của EU. Mặc dù dự án này đang được đẩy nhanh tiến độ, nhưng Gazprom sẽ phá vỡ dự án thông qua hệ thống đường ống dẫn khí “Dòng chảy phương Nam” dự kiến được đưa vào vận hành trong năm tới.

Liên hệ sống còn giữa Nga và Liên minh Châu Âu

Tháng 4/2014 Âu Mỹ bắt đầu đưa ra những biện pháp cụ thể trừng phạt Matxcơva can thiệp vào Ukraina và thôn tính vùng Crimée của Ukraina. Cùng lúc bộ trưởng Tài chính và Năng lượng Đức, Sigmar Gabriel cảnh cáo : Châu Âu không thể quay lưng lại với các nhà cung cấp dầu khí của Nga và Matxcơva ít có khả năng khóa van với các khách hàng châu Âu.

Theo thẩm định của công ty tư vấn Mỹ, Sanford C. Berstein & Co, đóng cửa thị trường với khí đốt của Nga sẽ buộc EU phải hoặc là đầu tư thêm 215 tỷ đô la để nhanh chóng tìm một nguồn cung cấp thay thế (năng lượng tái tạo, năng lượng hạt nhân, than đá, …tìm các nhà cung cấp khác để lấp vào chỗ trống của các tập đoàn Nga) hoặc phải giảm nhu cầu tiêu thụ đến 15 tỷ mét khối /năm.

Năng lượng là một nhược điểm của kẻ khổng lồ châu Âu. EU nhập vào hơn 50 % năng lượng để bảo đảm nhu cầu tiêu thụ của tư nhân và các doanh nghiệp trong toàn khối. Brussels nhìn nhận nếu không nhanh chóng thúc đẩy chính sách năng lượng, chỉ 20 năm nữa mức độ lệ thuộc của khối này vào dầu khí nhập cảng sẽ lên tới 80 %.

Mỹ trong chiến lược năng lượng của châu Âu

Trong lúc Brussels lúng túng với Moscow về hồ sơ năng lượng, thì Hoa Kỳ nhân hội nghị thượng đỉnh Âu – Mỹ mùa xuân vừa qua đã đề nghị “sẵn sàng giúp đỡ châu Âu giải tỏa bớt áp lực của Moscow”.

Dù luôn xem các nguồn dự trữ của mình là một yếu tố an ninh, chiến lược, nhưng Hoa Kỳ đã làm chủ được các kỹ thuật khai thác mới, hoàn thành một cuộc cách mạng về công nghệ nên đã bắt đầu xuất khẩu dầu đá phiến. Từ năm 2011 tới nay, hàng năm Mỹ sản xuất thêm 1 triệu thùng dầu/ ngày. Như vậy so với ba năm trước đây, mỗi ngày Hoa Kỳ đã bơm thêm 3 triệu thùng dầu vào thị trường quốc tế. Nói cách khác trong ba năm qua, chỉ một mình nước Mỹ đã tung ra thị trường một khối lượng dầu hỏa tương đương với mức cung cấp của Irak trong vòng 1 năm.

Tuy nhiên đề nghị của Washington cung cấp khí đốt cho châu Âu mới chỉ là lời hứa suông, khi biết rằng, đưa khí đốt của Mỹ sang thị trường châu Âu không đơn giản.

Thứ nhất chính sách năng lượng của bản thân Hoa Kỳ vẫn chủ trương bảo vệ các nguồn dự trữ quốc gia, vì đó là một yếu tố an ninh của bản thân nước Mỹ.

Thứ hai, việc đưa khí đốt từ Mỹ sang châu Âu đòi hỏi nhiều đầu tư tốn kém. Điều đó có nghĩa là dầu khí của Mỹ bán cho châu Âu sẽ đắt hơn so với giá mà châu Âu đang mua của Nga hiện nay.

Thêm vào đó là vấn đề thời gian : sớm nhất thì cũng phải vài ba năm nữa dầu khí của Hoa Kỳ mới chảy tới Châu Âu. Trả lời đài RFI Thierry Bros, chuyên gia về năng lượng trực thuộc Ủy ban châu Âu và là tác giả của cuốn After the US shale gas revolution , nhà xuất bản Technip nhắc lại : chính nhờ kỹ thuật khai thác khí đá phiến mà Hoa Kỳ đang trở thành một nguồn cung cấp khí hóa lỏng hàng đầu của thế giới :

Video đang HOT

“Trở lại với cuộc cách mạng khí đá phiến ở Hoa Kỳ, nhờ cuộc cách mạng này mà từ năm 2010, nước Mỹ đã trở thành nhà sản xuất số 1 thế giới. Vào khoảng năm 2015-2016, tức là chỉ một hoặc hai năm nữa, nước Mỹ sẽ đứng đầu trong số các nguồn xuất khẩu khí hóa lỏng bằng đường thủy. Và chỉ đến cuối thập niên này, Hoa Kỳ sẽ là nhà cung cấp khí đốt quan trọng thứ nhì hay thứ ba toàn cầu. Kèm theo đó là những hậu quả kinh tế hết sức quan trọng.

Thứ nhất là nhân loại không còn sợ các nguồn năng lượng hóa thạch bị cạn kiệt. Điều đó cũng có nghĩa là giá dầu hỏa và khí đốt không thể tăng mãi. Qua đó các nước đang sống nhờ xuất khẩu dầu khí sẽ phải điều chỉnh lại chiến lược phát triển của họ. Giá dầu khí trong tương lai sẽ giảm đi chứ không còn là những cái giá &’trên trời’ như trong 5-6 năm về trước nữa. Điển hình là vừa qua, Nga ký hợp đồng 400 tỷ đô la với Trung Quốc. Đôi bên đã thương lượng với nhau về giá cả trong suốt 10 năm trời. Trong thời gian qua, Nga cứ nghĩ là giá khí đốt sẽ còn tăng giá. Nhưng vào thời điểm này, phía Gazprom đã phải nhượng bộ vì ý thức được rằng, càng chờ lâu, giá thành càng có khuynh hướng giảm đi thêm nữa. Nhất là một khi khí đã phiến tràn ngập thị trường”.

Về phần mình, trả lời đài RFI giáo sư Samuele Furfari, chuyên gia về Địa chính trị, giảng dậy tại Đại học tự do Brussels ghi nhận thêm : không nhờ dầu khí đá phiến, với chiến sự tại Cận Đông, bất ổn ở Iraq và khủng hoảng ở Ukraine hiện nay, giá một thùng dầu thô trên thế giới sẽ dao động ở mức trên dưới 200 đô la một thùng thay vì vẫn được duy trì ở dưới ngưỡng 110 đô la như hiện tại.

Trong thông cáo mới nhất, Gazprom ghi nhận giá khí đốt trên thị trường quốc tế đang trên đà giảm sụt nhưng vẫn giao động từ 300 đến 400 đô la/1000 mét khối ít nhất là trong 5 năm tới. Riêng đối với thị trường châu Âu, theo hợp đồng dài hạn, vào năm 2017 giá khí đốt bán cho các đối tác châu Âu sẽ giảm 17 %, rơi xuống còn 320 đô la/1000 m3. Đây là hậu quả trực tiếp từ chính sách đa dạng hóa các nguồn cung cấp của Brussels.

RFI: Nga - lá bài chủ chốt trên bàn cờ năng lượng thế giới - Hình 2

Khai thác đá phiến sét Marcellus đặt tại bang Pennsylvania, Mỹ

Nga bỏ lỡ cuộc “cách mạng dầu khí”

Công nghệ khai thác dầu và khí đang vẽ lại bản đồ năng lượng thế giới. Từ Argentina đến Pháp, từ Ba Lan đến Anh Quốc, từ Mêhicô đến Trung Quốc, tất cả đều đang làm chủ những khoản dự trữ dầu khí quan trọng. Chỉ riêng ở châu Mỹ, ngoài Hoa Kỳ và Achentina, thì cả Mêhico lẫn Canada đang bắt tay vào công nghệ khai thác dầu khí đá phiến. Thậm chí Canada đã bắt đầu đi chào hàng với khắp mọi nơi.

Trong lúc đó thì những quốc gia xuất khẩu truyền thống như Ả Rập Xê Út, Iran, Venezuela đều sẽ phải xét lại chiến lược phát triển của mình. Chuyên gia về năng lượng làm việc tại Ủy ban Châu Âu Thierry Bros lưu ý : Nga đang mất dần lợi thế trên thị trường khí đốt nhưng dồn nỗ lực vào ngành dầu hỏa. Còn các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh thì đang tìm chìa khóa cho phép mở ra kho báu này :

“Trong trường hợp của Nga, quốc gia này đã hoàn toàn bỏ lỡ cơ hội đối với ngành công nghệ khai thác khí đá phiến. Gazprom độc quyền xuất khẩu khí đốt sang châu Âu tới nay vẫn chưa thực sự tin tưởng vào nguồn năng lượng này. Nga không đầu tư vào khí đá phiến nhưng lại đầu tư vào đá phiến dầu, đặc biệt là tại vùng Barzanov. Chi nhánh Gazprom Neft bắt đầu khai thác dầu khí tại đây và điều thú vị là địa chất ở Barzanov rất giống với địa chất của vùng núi Montana ở Hoa Kỳ. Kỹ thuật khai thác cũng sẽ như nhau thôi. Điều đó giúp cho Gazprom Neft thu ngắn được thời gian.

Riêng Trung Quốc cũng có dầu và khí đá phiến nhưng vấn đề đặt ra là để khai thác được nguồn năng lượng này, thì phải bơm nước xuống lòng đất ở một độ sâu với sức ép cực mạnh. Kỹ thuật đó đòi hỏi phải có nhiều nước, mà đây lại là nhược điểm của Trung Quốc. Trước mắt Trung Quốc bị bó tay. Nhưng một khi giải quyết được vấn đề cung cấp nước, thì Trung Quốc sẽ giảm bớt được áp lực về năng lượng”.

Trong lĩnh vực năng lượng ảnh hưởng của các nước trong vùng Trung Đông, cũng như Nga đang bị thu hẹp dần. Nhưng trước mắt, không phải quốc gia nào cũng dễ dàng theo chân Hoa Kỳ để “tiến hành một cuộc cách mạng” về dầu khí. Đành rằng châu Âu đang kiểm soát một nguồn dự trữ dầu và khí đá phiến quan trọng, nhưng việc khai thác đang vấp phải sự chống đối mãnh liệt của một phần công luận. Đặc biệt là trong trường hợp của Pháp.

Tuy nhiên, giới trong ngành cho rằng, Anh và Ba Lan sẽ tiên phong trong việc đẩy mạnh ngành công nghệ khai thác khí đá phiến để giảm bớt mức độ lệ thuộc vào Nga. Về phần Luân Đôn, chính phủ Anh xem đây là một nguồn thu nhập quý giá đối với ngân sách quốc gia.

Thách thức đặt ra đối với châu Âu, chẳng hạn là cho tới nay chưa một công trình nghiên cứu đứng đắn nào cho biết nếu khai thác khí đá phiến, thì giá thành của 1000 mét khối là bao nhiêu. Cũng chưa ai xác định được một cách chính xác giá chuyên chở đưa khí đốt đến tay người tiêu dùng.

Đầu tư nhiều vào công nghệ gạn khí từ đá phiến chắc chắn là sẽ tốn kém và chưa chắc là sẽ có lợi cho người tiêu dùng trên Lục địa Già. Trong khi đó 28 thành viên Liên Hiệp Châu Âu biết chắc rằng họ đang nhập khí của Nga với giá chưa đầy 350 đô la/1000 mét khối.

Một yếu tố khác nữa cần được lưu ý đó là các đối tác Nga hoàn toàn có khả năng hạ giá khí đốt bán ra cho quốc tế xuống thấp tới một mức có thể đ.e dọ.a các đối thủ khác trên thế giới, bởi vì Nga đang làm chủ khoảng 48 ngàn tỷ de m3 khí đốt. Hiện nay 20 % khí đốt của thế giới xuất phát từ Nga. Trữ lượng nói trên cho phép Moscow liên tục sản xuất như hiện tại trong vòng 74 năm nữa.

Trữ lượng dầu hỏa và khí đốt của Nga cũng như Trung Đông còn rất lớn, nhưng không họ không còn trong thế độc quyền. Chẳng hạn như Iran kiểm soát 18 % trữ lượng khí đốt của thế giới, 10 % dự trữ dầu hỏa của toàn cầu. Téhéran ý thức được là một khi dầu và khí đá phiến trở nên phổ biến hơn, các khoản dự trữ của Iran không còn đủ trọng lượng cho phép nước này mặc cả với quốc tế về hồ sơ hạt nhân nữa.

Về phần các quốc gia trong khối OPEP nhóm này sẽ không thể tiếp tục duy trì các quota xuất khẩu dầu hỏa như hiện tại. Họ cũng phải xét lại giá thành. Chuyên gia về Địa chính trị giảng dậy tại Đại học Tự do Brussels, giáo sư Samuele Furfari lưu ý hiện nay giá thành một thùng dầu khai thác tại Trung Đông trung bình là vào khoảng 2 đô. Vậy mà dầu bán ra trên thị trường New York lên tới 108 đô la/thùng. Với sự cảnh tranh của đá phiến dầu, giá vàng đen trên thị trường quốc tế chắc chắn sẽ phải giảm xuống đáng kể.

Đối với Nga thì quốc gia này đã bị Hoa Kỳ qua mặt từ năm 2010 để trở thành nhà cung cấp khí đốt số 1 của thế giới, thành thử Moscow dàn sẵn các con cờ then chốt trong lĩnh vực dầu hỏa.

Nhiều nhà phân tích coi dầu và khí đá phiến là một ngõ thoát, nhất là đối với các quốc gia nghèo đang khát dầu khí. Nhưng trước mắt công nghệ khai thác hãy còn là một ưu đãi, mới do một số ít làm chủ. Sự dư thừa năng lượng hóa thạch hãy còn xa vời.

Các chính khách của châu Âu đủ thực tế để ý thức được rằng, mùa đông tới đây, Liên Hiệp sẽ vô cũng chật vật nếu không có khí đốt của Nga. Dù muốn hay không, Mỹ thì vẫn xa mà Nga thì gần. Khí đốt mà Washington hứa bán cho Brussels là chuyện của tương lai, còn khí đốt mà Nga đang bán cho châu Âu là chuyện của hiện tại.

Theo RFI

Quan hệ Việt Nga trong tình thế mới

Về bản chất sẽ không bao giờ thay đổi. Tình hình hiện nay thì độ tin cậy trong mối quan hệ Việt Nam-Nga sẽ tất yếu tăng lên.

Dân tộc Việt Nam vốn đa cảm nên rất nhạy cảm với các mối quan hệ. Việc Nga-Trung Quốc gần gũi nhau trong quan hệ quốc tế khi có mối quan hệ chồng chéo tay 3 giữa Việt- Nga-Trung trong bối cảnh Trung Quốc ngang ngược xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán Việt Nam đã khiến dư luận trong nước đặt ra rất nhiều câu hỏi liệu Nga đã "trở giáo" hay "bỏ rơi Việt Nam" và trong tình thế đó thì Việt Nam sẽ đối phó ra sao với Trung Quốc xâm lược vân vân và vân vân.

Vậy, cục diện chính trị trong mối quan hệ Việt-Trung-Nga trong tình hình mới có bản chất, biến chuyển ra sao?

Sau sự kiện Ukraine, Nga bị Mỹ và phương Tây trừng phạt. Đòn trừng phạt mới chỉ của Mỹ khi quan hệ kinh tế Mỹ-Nga chưa phụ thuộc vào nhau nhiều cũng đã khiến Nga cảm thấy bất an. Nếu khi phương Tây vào cuộc một cách "nghiêm khắc" thì nền kinh tế dựa vào xuất khẩu vũ khí và khí đốt, dầu hỏa của Nga sẽ gặp thảm họa.

Tại sao phương Tây chưa nghiêm khắc? Bởi vì họ đang ngán ngại loại "vũ khí khí đốt" của Nga mà chưa có cách hóa giải. Nga hiểu điều đó và phải chọn phương án xuất khẩu năng lượng của mình vào ai đó đề phòng phương Tây trừng phạt nghiêm khắc hơn. Trong tình cảnh đó, Trung Quốc là sự lựa chọn số một của Nga. Nga cần Trung Quốc để chống Mỹ và phương Tây sau chính biến Ukraine, ngược lại Trung Quốc cần Nga để chống Mỹ mà cụ thể là chống chiến lược xoay trục sang Châu Á-TBD của Mỹ.

Liệu mối quan hệ Nga-Trung sau chuyến thăm của Tổng thống Putin có phủ bóng đen xuống mối quan hệ Nga-Việt? Tại sao không, đó là chuyện thường của quan hệ các cường quốc với nhau mà nước thứ 3 hay thứ 4 nào đó được họ quan tâm đến. Vấn đề là Nga, trước sự đòi hỏi của Trung Quốc về Việt Nam sẽ có nhượng bộ gì không mới quan trọng.

Bản chất của mối quan hệ Nga-Trung là vừa hợp tác vừa kiềm chế lẫn nhau. Nga không muốn Trung Quốc làm chủ Tây TBD, hay thoát khỏi sự bao vây của Mỹ để có đủ năng lực bành trướng vùng Viễn Đông của Nga. Dã tâm của Trung Quốc là vậy cho nên càng quan hệ gần gũi, mật thiết, với Trung Quốc bao nhiêu thì Nga phải đề phòng cảnh giác bấy nhiêu.

Khi đã cho con con chó sói để một chân vào nhà vì lợi ích gì đó thì mức độ cảnh giác đề phòng khác, nhưng khi vì lợi ích gì đó lớn hơn buộc phải cho nó để 3 chân vào nhà thì mức độ cảnh giác đề phòng phải lớn hơn là đương nhiên.

Vậy, Nga kiềm chế, đề phòng Trung Quốc bằng cách nào?

Sau chuyến thăm Trung Quốc, bất ngờ ngày 24/5 ông Putin đồng ý đàm phán với Nhật Bản về lãnh thổ tranh chấp. Đây chính là mấu chốt cho việc ký kết hiệp ước hòa bình đã kéo dài 69 năm nay kể từ khi thế chiến 2 kết thúc.

Giám đốc Quỹ an ninh năng lượng quốc gia Konstantin Simonov cho rằng "Các công ty Nhật Bản sẽ tham gia các dự án sản xuất khí đốt trên lãnh thổ Nga và trong lĩnh vực kinh doanh hóa dầu. Hoàn toàn không loại trừ khả năng của các công ty Nhật Bản xuất hiện trong số những cổ đông của nhà máy khí dầu mỏ hóa lỏng LPG hiện đang có kế hoạch xây dựng gần Vladivostok.

Đây là một ý tưởng rất đơn giản: công ty Nhật Bản tham gia dự án này, còn Gazprom sẽ tham gia góp vốn cổ đông nhà máy tiếp nhận sản phẩm LPG và có thể phát triển mạng lưới dẫn khí ở Nhật Bản. Ở đây có đủ sân chơi cho những dự án đầu tư quan trọng cũng như cho những ý tưởng thú vị".

Trong khi đó, Trung Quốc đối tác chiến lược toàn diện...của Nga, ở chuyến thăm vừa rồi của Putin chẳng thấy sự hợp tác nào giống như Nhật Bản-quốc gia chưa có với Nga một hiệp ước hòa bình. Xem ra Nga tin Nhật Bản hơn cả Trung Quốc lí do vì sao thì ta đã biết.

Quan hệ Việt - Nga trong tình thế mới - Hình 1

Không ai biết chắc tàu ngầm KILO Việt Nam được trang bị loại tên lửa Klub nào của Nga, không ai biết tàu ngầm KILO Việt Nam tấ.n côn.g vào đất liền bao nhiêu km. Chỉ có Nga và Việt Nam biết.

Với Việt Nam. Dư luận Việt Nam đang bức xúc và tỏ vẻ thất vọng trước bài báo của nhà báo người Nga Dmitri Kosyrev đăng tải trên trang điện tử RIA Novosti. Vấn đề là đây đâu phải là quan điểm của quốc gia Nga mà cũng như nhà báo nào đó của Việt Nam đăng quan điểm coi giàn khoan HD981như một "đối tác kinh tế" lên báo điện tử Việt Nam mà thôi, không việc gì phải quan tâm nhiều.

Tuy nhiên, có thể thấy ở đây điều thú vị, bởi lẽ, nếu đây là điều mà Trung Quốc muốn Nga hay thông qua một người Nga, một tờ báo Nga... chứng minh một điều gì đó cho thế giới thấy có sự phủ bóng đen xuống quan hệ Việt-Nga sau chuyến thăm của Putin để "khủn.g b.ố tinh thần" những người nhạy cảm Việt Nam thì Trung Quốc đã thỏa mãn.

Nhưng điều thú vị ở đây là bạn có đán.h giá cao giá trị và sự thật từ một kẻ thiểu năng trí tuệ? Trung Quốc có đán.h giá cao những kẻ ủng hộ Trung Quốc khi t.ố cá.o Việt Nam, Philipines và thậm chí cả Campuchia đã "cậy mạnh, bắt nạt, chèn ép" Trung Quốc hay không?

Bài báo của Dmitri Kosyrev cũng vậy thôi, sai về nhận thức lẫn kiến thức và khi đã lấy 2 cái sai đó để chứng minh thì tất nhiên làm sao cho ra kết quả đúng. Báo điện tử RIA Novosti đã vừa "lấy tiề.n" của Trung Quốc mà không hại gì đến Việt Nam.

Sau chuyến thăm Trung Quốc của ông Putin, chắc chắn mối quan hệ Nga-Việt sẽ có sự tác động, nhưng độ tin cậy của mối quan hệ sẽ cao hơn.

Chắc sẽ có nhiều người không tin và khó hiểu, nếu như hãy chú ý bản chất mối quan hệ Nga-Trung, vị trí Việt Nam trên khu vực...thì hiểu được tầm vĩ mô của quan hệ Nga-Việt.

Hãy suy xét từ mối quan hệ Nhật Bản-Mỹ. Khi Mỹ không đủ khả năng để bảo vệ Nhật Bản trước sự hung hăng của Trung Quốc thì Mỹ buộc phải khuyến khích Nhật Bản tái vũ trang, sửa đối Hiến pháp tạo điều kiện cho Nhật Bản phòng thủ tập thể...và chưa biết chừng khi Trung Quốc không ngăn được vấn đề hạt nhân của Triều Tiên thì Mỹ vẫn bật đèn xanh cho Nhật Bản chế tạo VKHN như thường, đây là những điều mà nếu không có sự trỗi dậy của Trung Quốc thì Mỹ không bao giờ đồng ý. Sự hung hăng, trỗi dậy của Trung Quốc khiến độ tin cậy của mối quan hệ Nhật Bản-Mỹ càng tăng lên.

Việt Nam và Liên bang Nga cũng vậy thôi nếu như Nga coi Trung Quốc là đối thủ nguy hiểm nhất, hơn cả Mỹ.

Tuy nhiên, Việt Nam đâu chỉ có mối quan hệ với Nga mà còn có những mối quan hệ khác không bị vướng víu nào với quốc gia thứ 3 như Nhật Bản...và trước cục diện chính trị, quân sự, thay đổi lớn của khu vực thì chắc chắn Việt Nam cũng sẽ điều chỉnh, không bao giờ để ai đó mặc cả quyền lợi trên lưng mình.

Theo Đất Việt

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nga ngỏ ý có thể đàm phán phương án rút quân khỏi 2 vùng ly khai Georgia
08:26:57 02/10/2024
Bất ngờ với quốc gia Phật giáo nhỏ bé trở thành cường quốc tiề.n điện tử
18:35:47 01/10/2024
Cháy xe buýt ở Thái Lan, 25 học sinh và giáo viên thiệ.t mạn.g
10:18:17 02/10/2024
Đấu giá vòng cổ kim cương 300 carat với giá trị ước tính 2,8 triệu USD
05:43:30 01/10/2024
Cách Singapore giải quyết tình trạng thiếu nước ngọt
21:37:15 02/10/2024
Bão Helene tàn phá Đông Nam nước Mỹ, số nạ.n nhâ.n thiệt mạng tăng lên 118 người
16:31:41 01/10/2024
Phát hiện mới về vai trò của nữ giới trong nền văn hóa Moche cổ đại
16:44:08 01/10/2024
Nguyên nhân khiến Italy và Thụy Sĩ vẽ lại biên giới
18:32:59 02/10/2024

Tin đang nóng

Lại thêm drama: Negav nghi xúc phạm giáo viên, đây là lý do thôi học?
20:46:05 02/10/2024
Nữ diễn viên hạng A bị tình trẻ kém 13 tuổ.i "đá bay" sau khi lừa mất căn nhà chục tỷ
21:14:00 02/10/2024
Siêu thảm đỏ LHP Busan: Song Joong Ki so kè Ji Chang Wook và thánh sống, ai dè bị Kim Soo Hyun hở bạo liệt giật spotlight
21:22:36 02/10/2024
Sự thật về bộ sưu tập đồng hồ 40 tỷ của Negav
21:26:45 02/10/2024
Hằng Du Mục bị nghi đưa người mới dự sinh nhật con trai, tấm gương hé lộ sự thật
21:30:23 02/10/2024
Chu Thanh Huyền thân thiết với mẹ chồng, Quang Hải vui mừng nhưng dân mạng lại mỉ.a ma.i "sao không khoe mẹ đẻ", nàng WAG đáp trả ra sao?
21:05:47 02/10/2024
Kẻ phá hủy nỗ lực của HIEUTHUHAI
19:41:48 02/10/2024
Negav hủy hết lịch trình, sẽ bị loại khỏi concert Anh Trai Say Hi sau liên hoàn phốt?
23:23:11 02/10/2024

Tin mới nhất

Tàu Hải cảnh Trung Quốc lần đầu tiên tiến vào Bắc Cực

21:34:04 02/10/2024
Mặc dù ngắn hơn đáng kể, nhưng việc di chuyển trên các tuyến đường này qua bờ biển phía Bắc của Nga rất khó khăn và thường cần sự hỗ trợ của tàu phá băng.

Latvia: Nếu vào NATO, Ukraine sẽ là thành viên mạnh thứ 2 ở châu Âu

21:30:26 02/10/2024
Nhà ngoại giao hàng đầu Latvia nhận định, nếu Ukraine được kết nạp vào NATO, Kiev sẽ trở thành nước có nền quân sự mạnh thứ 2 của liên minh ở châu Âu.

Anh hướng tới 'cài đặt lại' quan hệ với EU

20:53:01 02/10/2024
Phát biểu trước chuyến thăm, Thủ tướng Starmer đã bày tỏ mong muốn có thể cùng nhau hợp tác để giải quyết các thách thức quốc tế, thiết lập mối quan hệ thực chất và tốt đẹp với EU.

Croatia từ chối điều quân tham gia sứ mệnh hỗ trợ Ukraine của NATO

20:45:06 02/10/2024
Tổng thống Milanovic khẳng định thêm rằng với các chính sách quốc gia có trách nhiệm, Croatia có thể ngăn chặn xung đột lan sang biên giới của nước này và duy trì hòa bình cũng như đảm bảo an ninh.

Quy tắc bảo mật mới đối với người sử dụng Gmail

20:37:15 02/10/2024
Người dùng ứng dụng Mail trên iOS và macOS sẽ cần sử dụng tùy chọn đăng nhập tài khoản Google để kích hoạt OAuth, vốn sẽ yêu cầu họ xóa và thêm lại tài khoản.

Xung đột Israel - Hezbollah làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng kinh tế của Liban

20:31:55 02/10/2024
Liban đã trải qua nhiều cú sốc kinh tế nghiêm trọng trong 5 năm qua. Sự sụp đổ tài chính năm 2019 đã khiến đồng tiề.n của nước này mất giá 98% và đẩy 80% dân số vào cảnh nghèo đói.

Israel mở cửa trở lại không phận sau vụ tấ.n côn.g của Iran

20:28:08 02/10/2024
Trong khi đó, các hãng hàng không hàng đầu châu Âu như Lufthansa, KLM và Swiss ngày 1/10 thông báo họ sẽ gia hạn lệnh đình chỉ các chuyến bay đến Trung Đông trong bối cảnh căng thẳng gia tăng tại khu vực.

Tòa án Brazil dỡ lệnh phong tỏa tài khoản ngân hàng của mạng xã hội X

20:25:01 02/10/2024
Phán quyết này mở đường cho việc dỡ bỏ lệnh đóng cửa mạng xã hội X của tỷ phú Mỹ Elon Musk tại quốc gia lớn nhất Mỹ Latinh. Trước đó, X đã bị đình chỉ hoạt động tại Brazil kể từ ngày 31/8 sau khi từ chối thực hiện các yêu cầu của Tòa án...

Hai ứng cử viên Phó Tổng thống Mỹ 'đấu khẩu' về vấn đề di cư và phá thai

20:17:34 02/10/2024
Về vấn đề phá thai, ông Vance cáo buộc đảng Dân chủ có lập trường ủng hộ phá thai cực đoan. Trong khi đó, ông Walz đáp trả rằng ông ủng hộ phụ nữ.

Căng thẳng Hezbollah- Israel: Trên 100.000 người di cư từ Liban sang Syria

20:14:49 02/10/2024
Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của LHQ (OCHA) cảnh báo số người di tản sẽ còn tăng khi quân đội Israel tiếp tục đưa ra lệnh sơ tán tại nhiều địa phương của Liban, trong đó có 30 ngôi làng ở miền Nam nước này.

Lực lượng Nga tăng tốc, tiến vào trung tâm 'pháo đài' Vuhledar

20:12:41 02/10/2024
Dẫn lời những người lính đang chiến đấu tại Vuhledar, đài truyền hình Suspilne của Ukraine đưa tin những người lính này vẫn chưa nhận được lệnh rút quân.

Đài Loan (Trung Quốc) đóng cửa thị trường tài chính, hủy các chuyến bay do bão Krathon

20:10:54 02/10/2024
Trước khi tiến đến Đài Loan, bão Krathon đã quét qua một số đảo ở cực Bắc Philippines, gây mất điện diện rộng và nhiều thiệt hại về nhà cửa.

Có thể bạn quan tâm

Bắt thiếu niên phá két sắt trộm hơn 148 triệu đồng của đại lý

Pháp luật

23:52:41 02/10/2024
Chiều 2/10, Công an huyện Cư M gar cho biết, đơn vị vừa bắt giữ Nguyễn Phước Hồng Phúc (16 tuổ.i, trú tại thị trấn Quảng Phú) vì có hành vi phá két sắt lấy hơn 148 triệu đồng của một đại lý phân bón.

Bom tấn đứng top 1 toàn cầu: Thống trị 93 quốc gia, nam chính là tài tử đẹp trai nhất thế giới

Phim âu mỹ

23:28:30 02/10/2024
Không chỉ một mà có đến hai sao nam từng được bầu chọn là người đàn ông quyến rũ nhất hành tinh góp mặt trong tựa phim hành động hài hước này.

Sao Hoa ngữ 2/10: Châu Tinh Trì phẫu thuật thẩm mỹ, ảnh hậu Cbiz 20 năm bỏ cơm

Sao châu á

23:16:54 02/10/2024
Đạo diễn Vương Tinh tiết lộ nhiều chuyện về Châu Tinh Trì, từ chuyện tình cảm đến việc từng phẫu thuật thẩm mỹ; Trần Cẩn 20 năm không ăn cơm bị gọi là đồ dị hợm .

Hoa hậu Mai Phương Thúy trẻ ra chục tuổ.i, ca sĩ Thu Phương chi 100 triệu để ngủ

Sao việt

23:13:03 02/10/2024
Hoa hậu Mai Phương Thúy lạ lẫm sau khi đổi kiểu tóc. Ca sĩ Thu Phương chi hơn 100 triệu đồng chỉ để có giấc ngủ ngon trên chuyến bay.

Diệp Lâm Anh: 'Tôi tận hưởng cuộc sống sau ly hôn!'

Nhạc việt

23:05:35 02/10/2024
Diệp Lâm Anh vừa ra mắt ca khúc Thế gian muôn màu. Sản phẩm đán.h dấu sự trở lại với âm nhạc của ca sĩ sau nhiều năm gián đoạn.

Lương Thế Thành xó.t x.a khi Thúy Diễm bị Dương Cẩm Lynh tát trên phim

Hậu trường phim

22:55:12 02/10/2024
Để đảm bảo tính chân thật và bộc lộ bản chất cay nghiệt của nhân vật Ba Huê, Dương Cẩm Lynh dùng sức tát mạnh Thúy Diễm khiến Lương Thế Thành ngỡ ngàng.

'Ác nữ' Kim So Yeon gây tò mò khi đóng phim hài về tìn.h dụ.c

Phim châu á

22:47:34 02/10/2024
Ác nữ Kim So Yeon vào vai nhân viên bán các sản phẩm dành cho người trên 19 tuổ.i ở một vùng quê, nơi tìn.h dụ.c vẫn còn là một chủ đề cấm kỵ.

Sốc: HLV Kim Sang-sik gọi lại Văn Quyết, ngó lơ Công Phượng

Sao thể thao

22:42:23 02/10/2024
Ngày 2-10, HLV Kim Sang-sik đã sớm công bố danh sách tập trung đội tuyển Việt Nam chuẩn bị cho hai trận giao hữu quốc tế gặp đội tuyển Ấn Độ và đội tuyển Lebanon nhân dịp FIFA Days tháng 10-2024.

"Drama queen" Yuna Vũ phản ứng với sự xuất hiện của Á hậu Bùi Khánh Linh

Tv show

21:10:57 02/10/2024
Show hẹn hò Đảo Thiên Đường đang dần bước vào chặng nước rút và các mối quan hệ trong nhà chung cũng đã dần được xác định rõ ràng.

Cầu thủ hiếm hoi nói không với drama tình ái, 2 năm bị từ chối 3 lần vẫn "trồng cây si" cưa đổ hoa khôi: Hiện tại thế nào?

Netizen

21:04:49 02/10/2024
Dù đã có 7 năm bên nhau nhưng mới đây Quế Ngọc Hải mới hé lộ lý do quyết tâm cưa đổ nàng hoa khôi Đại học Vinh năm ấy. Đội trưởng đội tuyển Việt Nam tiết lộ chính nụ cười của Dương Thùy Phương đã khiến anh say đắm

Bệnh lạ Negav mắc từ bé có phải nguyên nhân phát ngôn phản cảm, nguy hiểm không?

Sức khỏe

20:54:05 02/10/2024
Những ngày qua, Negav là cái tên hot nhất các diễn đàn vì loạt phát ngôn và hành động thiếu chuẩn mực. Thế nhưng, ít ai biết rằng, anh chàng từng mắc phải 1 căn bệnh từ khi còn nhỏ.