RFI: Lần đầu tiên ngư dân Việt Nam kiện tàu Trung Quốc
Lần đầu tiên tại Việt Nam, một ngư dân – chủ tàu cá bị đâm úp ngày 26/5 vừa qua – đã quyết định khởi kiện chiếc tàu cá Trung Quốc vô nhân đạo.
Ngày 26/05/2014, chiếc tàu cá mang số hiệu ĐNA 90152 lúc đang đánh bắt trên vùng biển Hoàng Sa đã bị tàu Trung Quốc vỏ sắt to gấp bốn lần bất ngờ lao thẳng vào đâm hai cú rất mạnh làm thủng, khiến chiếc tàu bị lật úp và chỉ năm phút sau là chìm hẳn cùng với toàn bộ ngư lưới cụ và hải sản. Sau đó, tàu Trung Quốc đã chạy đi, bỏ mặc sự sống chết của các ngư dân lênh đênh giữa biển cả mênh mông, không có một cái phao để bấu víu.
Mười ngư dân trên tàu bị rơi xuống biển suýt mất mạng, nhưng may mắn được một tàu cá khác cứu sống. Đến chiều 29/5, xác chiếc tàu cá bị đánh đắm này đã được lai dắt về.
Hành động vô nhân đạo trên gây căm phẫn trong dư luận. Bà Huỳnh Thị Như Hoa, chủ tàu đã ủy quyền cho Hội Nghề cá tiến hành các thủ tục đòi bồi thường, và Hội đã nhờ Văn phòng luật sư Đỗ Pháp (Đoàn Luật sư thành phố Đà Nẵng) hỗ trợ.
Hôm qua 05/06/2014, bà Huỳnh Thị Như Hoa đã cung cấp các tài liệu để Văn phòng hoàn thiện hồ sơ pháp lý khởi kiện chiếc tàu số hiệu 11209 của Trung Quốc.
Luật sư Đỗ Pháp, đại diện cho bà Hoa cho biết: “Có nhiều hướng giải quyết nhưng trước mắtchúng tôi đang hoàn thiện hồ sơ để nộp đơn khởi kiện ra Tòa án nhân dân TP Đà Nẵng. Vì nơi xảy ra vụ án thuộc vùng biển chủ quyền Việt Nam, mà cụ thể là thuộc quản lý hành chính của TP. Đà Nẵng.”
Tuy nhiên khó khăn hiện nay là xác định chính xác được danh tính của chủ tàu gây ra tai nạn – chính là bị đơn trong vụ án, vì hiện tại chúng ta mới chỉ có trong tay số hiệu tàu. Việt Nam và Trung Quốc có hiệp định tương trợ tư pháp trước đó, nên ông Pháp đang dự định sẽ nhờ Bộ tư pháp Việt Nam hỗ trợ để xác định cho ra tư cách tố tụng của bị đơn.
Video đang HOT
Bà Huỳnh Thị Như Hoa, chủ tàu đã ủy quyền cho Hội Nghề cá tiến hành các thủ tục đòi bồi thường, và Hội đã nhờ Văn phòng luật sư Đỗ Pháp (Đoàn Luật sư thành phố Đà Nẵng) hỗ trợ.
Khi được hỏi nếu chủ tàu sắt Trung Quốc không chịu ra tòa thì chúng ta phải làm sao? luật sư Pháp tự tin nói rằng chúng tôi đã có đầy đủ các bằng chứng, nhân chứng sống. Đặc biệt nhất là chúng tôi đã có được clip quay lại những hành vi vô nhân đạo của chiếc tàu sắt Trung Quốc. Thiệt hại về mặt vật chất và tinh thần của bà Hoa cũng như các thuyền viên đã quá rõ. Nên cho dù phía chủ tàu Trung Quốc không ra hầu tòa thì theo luật tố tụng Việt Nam, Tòa vẫn có thẩm quyền xét xử vắng mặt hoặc có thể chuyển cho một Tòa khác xử lý.
Còn về việc có nộp đơn kiện lên Tòa án quốc tế về Luật biển hay không, ông Pháp nói: “Muốn kiện ra Tòa án quốc tế thì trước hết phải khởi kiện ra Tòa án tại Việt Nam mình, để từ đó mới đẻ ra các quan hệ pháp lý khác rồi còn quá trình diễn biến của vụ kiện để thực hiện các bước tiếp theo. Nhưng chúng tôi sẽ cố gắng tìm ra phương án đơn giản nhất, thuận tiện nhất cho ngư dân”.
Người dân đã đi đầu trong việc khởi kiện Trung Quốc
Với những bước đi đầu tiên của vụ kiện này, đây sẽ là một tiền lệ mở đường để bảo vệ không chỉ cho các ngư dân mà còn nhiều tàu thuyền khác khỏi thói côn đồ, hung hăng của tàu Trung Quốc. Ngoài ra, vụ kiện này cũng gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh những người Trung Quốc hiếu chiến và chỉ rõ cho cả thế giới biết “chính nghĩa đang thuộc về Việt Nam, còn côn đồ, vô nhân đạo chính là Trung Quốc”. Tất cả người dân Việt Nam cũng như cộng đồng thế giới cần lên án mạnh mẽ những hành động vô nhân đạo này của Trung Quốc.
Theo NTD
Tàu Trung Quốc lại hung hăng đâm trực diện vào tàu Kiểm ngư Việt Nam
Ngày 7/6, Trung Quốc duy trì lực lượng với khoảng 120 tàu, tổ chức thành nhóm sẵn sàng đâm va, hú còi, phun vòi rồng vào các tàu Kiểm ngư Việt Nam. Lúc 14 giờ chiều nay, tàu kéo Trung Quốc đã đâm trực tiếp vào mạn trái tàu Kiểm ngư của Việt Nam.
Tin từ Cục Kiểm ngư (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), hôm nay, 7/6, tàu Kiểm ngư Việt Nam tiếp tục kiên trì bám trụ tổ chức hoạt động đấu tranh với cường độ cao để phản đối và yêu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương-981 khỏi vùng biển Việt Nam trong phạm vi cách giàn khoan khoảng 9-10 hải lý.
Tàu cá Việt Nam tiếp tục bám ngư trường cách khu vực giàn khoan Hải Dương-981 khoảng 35-40 hải lý tổ chức đánh bắt thủy sản, tổ chức đấu tranh phản đối hành động ngang ngược của tàu cá, tàu hải cảnh Trung Quốc và phản đối việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong khu vực nhằm đòi lại ngư trường truyền thống của ngư dân ta. Trong quá trình hoạt động, tàu hải cảnh và tàu cá của Trung Quốc đã có những hành động manh động, nguy hiểm đối với tàu cá Việt Nam.
Thiết bị trên tàu Kiểm ngư bị tàu Trung Quốc đâm hỏng
Cục Kiểm ngư cho biết, trong ngày Trung Quôc duy trì lực lượng với khoảng 120 tàu, gồm: 37-40 tàu hải cảnh, khoảng hơn 30 tàu vận tải và tàu kéo, 40-45 tàu cá và 4 tàu quân sự quanh khu vực giàn khoan.
Ngoài ra, lực lượng Kiểm ngư cũng phát hiện 1 máy bay Y-8 hoạt động trinh sát nhiều vòng trong khu vực giàn khoan ở độ cao khoảng 250-300m.
Theo quan sát của lực lược Kiểm ngư Việt Nam, xuất hiện 4 tàu quân sự trong khu vực giàn khoan; trong đó có 2 tàu quét mìn ở phía Nam cách giàn khoan 19-21 hải lý, 2 tàu hộ vệ tên lửa ở phía Đông - Đông Nam cách giàn khoan 20-25 hải lý.
Nhóm tàu Trung Quốc luôn chực đâm va, gây gổ
Nhóm tàu Trung Quốc sẵn sàng tổ chức đâm va, hú còi, phun vòi rồng vào các tàu Kiểm ngư Việt Nam.
Theo Cục Kiểm ngư, tại khu vực giàn khoan, các tàu của Trung Quốc gồm tàu hải cảnh, hải tuần, tàu kéo, tàu vận tải đã tổ chức thành từng nhóm để ngăn chặn quyết liệt hơn, manh động hơn, đẩy lùi các tàu Kiểm ngư trong quá trình tiếp cận giàn khoan để thực hiện nhiệm vụ.
Cụ thể, lúc 14 giờ ngày hôm nay, 7/6, tàu kéo Trung Quốc có số hiệu 281 đã đâm trực tiếp vào mạn trái tàu Kiểm ngư KN-635 của Việt Nam. Tuy nhiên, lực lượng Kiểm ngư đã xử lý tình huống kịp thời và đảm bảo tàu hoạt động bình thường trở lại.
Trong khi đó, tàu cá Trung Quốc với khoảng 40-45 chiếc được sự hỗ trợ của 4 tàu hải cảnh đã có hành động ngăn cản, đẩy ép tàu cá cửa ngư dân Việt Nam khi đang khai thác ở ngư trường truyền thống thuộc chủ quyền của Việt Nam khi đang khai thác ở ngư trường truyền thống thuộc chủ quyền của Việt Nam. Mặc dù gặp nhiều khó khăn trên ngư trường, nhưng các tàu cá Việt Nam vẫn đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động khai thác thủy sản.
Thảo Nguyên
Theo Dantri
Quốc hội gửi thư tố cáo vi phạm của Trung Quốc tới nghị viện các nước Ngày 6/6, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Trần Văn Hằng có thư gửi Chủ tịch Ủy ban đối ngoại nghị viện các nước, Tổng thư ký liên minh nghị viện thế giới và các tổ chức liên nghị viện khác thông báo về tình hình Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam tại biển Đông. Từ ngày 1/5...