Review tại chỗ FAR FROM HOME: Đầy ắp dư âm của Tony Stark, Nhện “nhí” lợi hại hơn xưa!
Sau bản hùng ca Endgame, “Spider-Man: Far From Home” chính là cái kết hoàn hảo cho kỉ nguyên siêu anh hùng thứ 3 của Marvel.
2019 có lẽ là năm “siêu vui siêu khổng lồ” của fan Marvel khi Endgame chính là bước tổng kết trọn vẹn cho hơn 10 năm xây dựng và phát triển của MCU (Vũ trụ Điện ảnh Marvel). Giờ đây, Spider-Man: Far From Home ( Người Nhện: Xa Nhà), với sự trở lại bá đạo của Nhện “nhí” Tom Holland, đã khép lại kỉ nguyên Marvel với đủ mọi cung bậc cảm xúc cũng như hướng tới cả một vũ trụ mới.
Trailer 2 của “Spider-Man: Far From Home”
Far From Home diễn ra ngay sau các sự kiện trong Endgame khi Peter Parker (Tom Holland) cùng những người bạn bị “bay màu” bắt đầu quay trở lại với cuộc sống bình thường. Trường học của anh chàng quyết định tổ chức một chuyến du lịch châu Âu để họ có thể làm quen lại với mọi thứ sau 5 năm biến mất. Tuy nhiên, chuyến đi không hề suôn sẻ khi những con quái vật Elementals xuất hiện và tấn công mọi người.
“Far From Home” là quá trình “tái nhập” cộng đồng của Peter và các bạn.
Lúc này, Nick Fury (Samuel L. Jackson) và Maria Hill (Colbie Smulders) xuất hiện để nhờ Peter chiến đấu với kẻ thù. Giúp đỡ anh chàng còn có Quentin Beck/Mysterio (Jake Gyllenhaal) – một siêu anh hùng đến từ chiều không gian khác. Theo Beck, cú búng tay đã mở ra một lỗ hỏng giữa các đa vũ trụ với nhau. Một lần nữa, Peter phải đối mặt với việc cân bằng giữa cuộc sống bình thường và việc trở thành siêu anh hùng.
Nhện “nhí” vẫn đáng yêu hết phần thiên hạ
Tom Holland vẫn đáng yêu hết phần thiên hạ.
Kể từ ngày đầu tiên ra mắt trong Captain America: Civil War (2016), Tom Holland vẫn là chàng nhện “nhí” siêu đáng yêu bậc nhất MCU. Tuy nhiên, anh chàng cũng đã bắt đầu trưởng thành và phải đối mặt với những khó khăn của cuộc sống siêu anh hùng. Nếu ở phần phim Homecoming, Peter chỉ là một cậu nhóc hay giúp người và hào hứng chứng tỏ bản thân để đươc trở thành Avengers, thì đến Far From Home, cậu chỉ muốn sống cuộc đời bình thường của một học sinh trung học bên cạnh cô nàng MJ (Zendaya) mà thôi. Đặc biệt là khi Iron Man (Robert Downey Jr.) không còn, Peter không còn ai chỉ dẫn để tự đối mặt với trách nhiệm to lớn của bản thân. Xuyên suốt bộ phim, khán giả sẽ dễ dàng nhận ra Spider-Man của Tom Holland vẫn đang loay hoay tìm lối đi cho riêng mình.
Mối quan hệ của Peter và MJ được phát triển hết mức trong phim.
Anh chàng vẫn liên tục mắc phải những sai lầm và chưa dám tiếp nhận di sản lẫn trách nhiệm mà Tony Stark để lại. Nhưng từ đó, Peter đã bắt đầu đứng dậy và có được những bài học đáng giá để trở thành một trong những thành viên trụ cột của Avengers trong tương lai. Bên cạnh đó, mối tình “gà bông” của Peter với MJ cũng được xây dựng một cách đáng yêu với đủ các cung bậc cảm xúc hệt như những bộ phim học đường dành cho tuổi mới lớn.
Kịch bản hài hước toàn những “cú lừa” vượt trội
Nội dung của “Far From Home” có nhiều nút thắt bất ngờ.
Là một bộ phim của Marvel. Far From Home dĩ nhiên vẫn theo phong cách hài hước thường thấy của hãng với nhiều tình tiết gây cười được cài cắm xuyên suốt thời lượng. Nhóm bạn của Peter với những cái tên quen thuộc từ phần trước như Ned (Jacob Batalon), Betty (Angourie Rice), Flash Thompson (Tony Revolori) hay thậm chí là Nick Fury đều có đất diễn riêng để mang tới cho khán giả nhiều tràng cười sảng khoái.
Nhưng phim cũng có lắm hạt sạn và dài lê thê không cần thiết.
Kịch bản của phim có khá nhiều nút thắt ấn thắt ấn tượng, nhất là khi bất kì nhân vật nào cũng chẳng hề giống với vẻ ngoài. Người xem hẳn sẽ đi từ hết bất ngờ này tới ngạc nhiên khác khi Marvel làm cực tốt nhiệm vụ “lừa tình” ngay từ các đoạn trailer.
Tuy nhiên, vì cố tạo ra nhiều điểm nhấn mà bộ đôi biên kịch Chris McKenna và Erik Sommers vô tình khiến Far From Home trở nên rắc rối không cần thiết. Tác phẩm có quá nhiều tuyến truyện phụ cũng như nhiều chi tiết không cần thiết làm nội dung bị kéo dài và lê thê một cách không cần thiết.
Bên cạnh đó, sẽ có đôi chỗ khán giả thắc mắc không biết mình đang xem phim tuổi thần tiên, “tuổi mộng mơ” hay là một tác phẩm điện ảnh có đề tài siêu anh hùng. Dù sao đi chăng nữa, Nhện nhí vẫn đang tuổi ăn tuổi lớn, nên bối cảnh lẫn cốt truyện của Far From Home có thể coi là “tạm chất nhận”. Đôi khi cùng “cưa sừng” để trưởng thành cùng Peter là điều không quá tệ.
Hành động chất nhưng dễ gây nhức đầu
Những cảnh hành động khá chất nhưng xuất hiện không nhiều.
So với Homecoming, yếu tố hành động trong Far From Home có phần chất hơn nhưng vẫn chưa đủ sức để so sánh với các loạt phim về Spider-Man trước đây. Các phân cảnh chiến đấu của Peter và Mysterio với nhóm Elementals xuất hiện rải rác khắp phim nhưng khá ngắn gọn và chỉ tập trung chủ yếu và trường đoạn cuối cùng. Phần kĩ xảo của tác phẩm khá hoành tráng với khả năng phá loại kinh hoàng của những con quái vật nguyên tố.
Phim hơi lạm dụng yếu tố kỹ xảo trong khâu hành động.
Song, chúng cũng bị lạm dụng quá nhiều khiến độ kịch tính của bị bị đẩy lên có phần hơi quá so với các phần phim trước. So với Tobey Maguire hay Andrew Garfield, Spider-Man của Tom Holland quá phụ thuộc vào công nghệ của Iron Man để lại, bộ phim thiếu vắng những pha nhào lộn, cận chiến hay sử dụng trí tuệ cá nhân để đánh bại kẻ thù. Điều này khiến Far From Home cũng dễ dàng đi vào lối mòn hoành tráng nhưng không có gì đáng nhớ như nhiều phim cộp mác Marvel khác và dễ dàng trôi tuột khỏi tâm trí khán giả.
Nói gì thì nói, sau Endgame, đây vẫn là cái kết đẹp cho giai đoạn 3!
Spider-Man: Far From Home tuy còn vài điểm yếu nhưng vẫn là cái kết hoàn hảo cho kỉ nguyên thứ 3 và làm tốt vai trò tạo tiền đề cho cả một vũ trụ MCU hoàn toàn mới. Tác phẩm thể hiện mạnh mẽ dư âm từ ENDGAME, giải quyết không ít những dấu chấm hỏi từ phía khán giả nhằm giải đáp cho câu chuyện thế giới ra sao khi những người bị bay màu trở về. Và chắc chắn như câu nói của Peter trong trailer Marvel đã hé lộ, toàn bộ Far From Home nhìn đâu cũng thấy hình bóng của Tony Stark.
Trailer “Spider-Man: Far From Home”.
Spider-Man: Far From Home chiếu rộng rãi từ 5/7/2019.
Theo trí thức trẻ
Vừa khởi chiếu tại Bắc Mỹ, Spider-Man: Far From Home đã mang về kỷ lục mà Endgame cũng không thể chạm tới
Chỉ mới khởi chiếu tại Bắc Mỹ, phim Spider-Man: Far From Home đã hơn hẳn đàn anh Avengers: Endgame khi lập một kỷ lục thú vị. Liệu đây có phải là tín hiệu cho bộ phim tỷ USD tiếp theo của Marvel?
Hôm qua, Spider-Man: Far from Home đã chính thức ra mắt tại thị trường Bắc Mỹ. Và thật bất ngờ, bộ phim đã mang về doanh thu lên tới 39,3 triệu USD trong ngày đầu tiên phát hành.
Mặc cho việc Sony không quá tự tin về việc Far From Home chỉ mang về tổng cộng 125 triệu USD trong sáu ngày, các nhà phân tích phòng vé vẫn dự đoán bộ phim sẽ thu về khoảng 150 triệu USD và có thể là nhiều hơn. Và rốt cuộc, khi ra mắt tại 4.634 rạp, Spider-Man: Far From Home đã phá nhiều kỷ lục trong tháng 7.
Như đã đề cập ở trên, ngày mở màn của Spider-Man: Far From Home có doanh thu cao nhất từ trước đến giờ đối vố một bộ phim khởi chiếu vào thứ ba và người giữ kỷ lục trước đó là The Amazing Spider-Man - 35 triệu USD vào tháng 7/2012 .
Spider-Man: Far From Home thành công là không có gì đáng ngạc nhiên khi bộ phim có điểm 93% trên Rotten Tomatoes cùng với sự đồng thuận của các nhà phê bình có nội dung: " Far from Home xứng đáng tạo tiền đề cho kỷ nguyên tiếp theo của MCU. "
Trailer Spider-Man: Far From Home
Spider-Man: Far From Home sẽ chiếu tại Việt Nam vào ngày 5/7.
Theo saostar
Bộ phim 'Spider Man: Far From Home' sẽ có bao nhiêu đoạn after-credit? 2 hãng phim đình đám là Marvel và Sony đã cùng bắt tay thực hiện siêu phẩm mới nhất trong vũ trụ điện ảnh Marvel: Spider Man: Far From Home. Câu hỏi mà nhiều người quan tâm nhất khi thưởng thức bất kì tác phẩm nào của nhà Marvel, chính là việc bộ phim đó có after-credit hay không, hay trong trường hợp...