REVIEW Người Nhện Xa Nhà Spider-Man: Far From Home
Spider-Man: Far From Home (Người Nhện Xa Nhà) nhận được rất nhiều phản ứng tích cực từ khán giả, chứng minh rằng tương lai của vũ trụ điện ảnh của Marvel vẫn còn nhiều thứ để tiếp tục.
Những suất chiếu sớm của Spider-Man: Far From Home (Người Nhện Xa Nhà) trong những ngày gần đây đã nhận được rất nhiều phản ứng tích cực từ khán giả, chứng minh rằng tương lai của vũ trụ điện ảnh của Marvel vẫn còn nhiều thứ để tiếp tục cuốn hút khán giả hậu Endgame. Vậy những điểm mạnh, điểm yếu của phim là gì? Khán giả có thể trông chờ gì ở Marvel trong tương lai ở Phase 4? Hãy cùng giải đáp những câu hỏi đó qua bài review sau.
Nguồn: IGN
Người Nhện Xa Nhà lấy mốc thời gian hậu đại chiến Endgame, phim đánh động đến một số khúc mắc về khoảng cách 5 năm gây ra bởi cú búng tay đầu tiên của Thanos, và những ảnh hưởng của nó đến cuộc sống của nhân loại. Rải rác trong xuyên suốt bộ phim cũng là những gợi nhắc đến các sự kiện xảy ra trong các phim trước đó thuộc vũ trụ MCU, điều này là hiển nhiên bởi Người Nhện Xa Nhà sẽ là cầu nối dẫn dắt MCU bước vào một thời kì mới, Phase 4. Tuy nhiên đừng lo ngại rằng bộ phim chỉ có vai trò làm trailer hay gạch lót đường cho những phần phim sau này, Người Nhện Xa Nhà dễ dàng khẳng định chỗ đứng như một phim riêng, với với vai trò là một trong những phim về Spider-Man xuất sắc nhất từng được đưa lên màn bạc.
Đây là một trong những bộ phim xứng đáng phải được xem tại các hệ thống rạp cao cấp như 4DX hoặc IMAX, bởi suốt chiều dài bộ phim là những cảnh hành động hoành tráng, đầy mê hoặc và thách thức thực tại. Những phân cảnh khi Spider-Man và Mysterio thể hiện năng lực cũng là lúc các fan phải bám chặt vào ghế trước những khung hình linh hoạt đang nhảy múa trước mắt với tốc độ mang cảm giác như đang trong một chiếc xe đua vậy.
Những pha hành động cùng âm thanh đỉnh cao, Nguồn: Hollywood Reporter
Phần âm thanh trong phim cũng được thực hiện rất tốt, đi kèm với đó là các bản nhạc mang màu sắc trẻ trung xen lẫn với những bản nhạc kinh điển đối với vũ trụ MCU, chắc chắn những fan lâu đời của vụ trụ Marvel sẽ nhận ra và cảm thấy hết sức ấm lòng với ý nghĩa ẩn sau đó.
Vẫn như trong Homecoming, Người Nhện Xa Nhà đưa Peter Parker về lại với sân nhà, trong môi trường của một cậu nhóc học cấp 3. Không khí của cả hai phần phim đều cho thấy sự khác biệt hẳn với những phim khác của Marvel, đời thường hơn, nhỏ gọn hơn, nhưng đồng thời cũng cá nhân và tình cảm hơn. Mạch phim vẫn xoay danh những vấn đề luôn muôn thuở như bạn bè, trường lớp, tình cảm và tất nhiên là kẻ xấu của Spider-Man luôn rình rập khắp nơi đe doạ cuộc sống bình yên của Peter Parker ( Tom Holland), mà nổi trội nhất trong phần này chính là mối quan hệ của cậu với MJ (Zendaya Coleman). Người Nhện Xa Nhà không vì khai thác những tình tiết kinh điển mà trở nên nhàm chán. Bằng cách phủ lên các tình tiết đó với những phản ứng mới, quyết định mới, những chi tiết tinh tế nhưng có sức nặng và các cú twist không ngờ, bạn không thể đoán trước phim sẽ diễn biến ra sao và hào hứng trong suốt cuộc hành trình.
Nguồn: Hollywood Reporter
Để mọi người có thể hình dung dễ dàng, người viết xin đánh giá rằng Người Nhện Xa Nhà xứng đáng nằm ở top 3 trong danh sách bất kì cuộc phiêu lưu nào từng được trình chiếu của Người Nhện. Vẫn không phụ lòng tin của các fan, hãng Marvel tiếp tục chứng minh rằng chỉ ở trong tay mình, nhân vật Spider-Man mới có thể toả sáng xuất sắc nhất trong thời kì phim siêu anh hùng hiện đại đầy cạnh tranh này, và mọi người không có gì phải lo ngại ở tương lai của vũ trụ MCU cả. Họ đã chứng minh thực lực của mình bằng cách nào?
Bằng cách mang Mysterio (Jake Gyllenhaal): một nhân vật chẳng mấy quan trọng, một kẻ bại trận có thâm niên suốt chiều dài tồn tại của hắn trong truyện tranh, với thiết kế ngoại hình ngớ ngẩn luôn bị cộng đồng cười nhạo, đưa hắn vào vũ trụ MCU trơn tru một cách tuyệt vời. Thậm chí khiến anh chàng đánh cắp sự chú ý của khán giả trong suốt thời lượng của bộ phim với sự ngầu lòi, tính cách lôi cuốn, thông minh nhưng vẫn hoàn toàn không đánh mất giá trị cốt lõi của nhân vật, vẫn chân thật như từng trang truyện tranh gốc vậy. Nếu một nhân vật bị đánh giá là gần như không thể chuyển thể một cách trọn vẹn trên màn ảnh rộng vẫn có thể có màn debut hoành tráng của mình tại vũ trụ MCU, thì còn điều gì là không thể?
Mysterio chân thật với thiết kế gốc đến từng chi tiết, Nguồn: Star2.com
Một điểm sáng nữa trong phần phim chính là mối quan hệ giữa Peter Parker và MJ. Không quá nặng nề, thê lương đầy chông gai cản trở hay đậm chất ngôn tình, đây đơn giản là một câu chuyện tình cảm học trò trong sáng, dễ thương, với hai nhân vật có phần ngô nghê, ngại ngùng gượng gạo cũng dễ thương không kém. Mối tình giữa hai nhân vật này chắc chắn sẽ mang đến một nụ cười cho khán giả cả nam lẫn nữ, nhất là trong những phân cảnh riêng tư hiếm hoi nhưng hết sức ngọt ngào được nhẹ nhàng lồng ghép vào mạch phim chính.
Peter và MJ siêu dễ thương cùng nhau trong phim này, Nguồn: Polygon.com
Rất khó để có thể đánh giá Người Nhện Xa Nhà hoàn chỉnh mà không để lộ tình tiết của bộ phim, do vậy người viết xin được phép tóm tắt ý tiếp theo theo hướng tối giản nhất có thể, các độc giả sẽ lập tức hiểu khi xem phim.
Nếu phim có thể dài thêm từ 10 đến 15 phút, sử dụng thời lượng đó cho giai đoạn đầu của bộ phim nhằm xây dựng mối quan hệ giữa Peter Parker và một nhân vật chính khác, khiến họ khắn khít hơn, thân thiết hơn thì thông qua đó khi đoạn cao trào của phim ập đến, chắc chắn các tình tiết từ đó trở đi sẽ có sức nặng hơn cả về mặt hình ảnh lẫn tâm lý nhân vật. Đây không hẳn là một điểm trừ, nhất là khi tổng thời lượng phim đã là 2 giờ 9 phút, tương đối dài so với một phim riêng và nhà làm phim cũng đã phân bố rất hợp lý thời lượng có thể của mình để không tạo điểm chùng trong mạch phim, nhưng chắc chắn tất cả người xem sẽ đều nhận ra điều này.
Trân trọng lịch sử hình thành của mình, mang theo những gì đã học hỏi được tiếp tục bước tới và nắm lấy tương lai để trở nên tuyệt vời hơn nữa có lẽ là thông điệp chính của phần phim này. Có thể nói thông điệp này không chỉ dành cho cá nhân Spider-Man mà còn là lời nhắc nhở cho toàn thể MCU, ngọn lửa cảm hứng không dần lụi tàng mà sẽ được tiếp tục thắp sáng ở các thế hệ tiếp theo.
Có đến hai after credit đầy bất ngờ! Nguồn: Daily Express
P/s: Phim có đến hai đoạn after credit, một là tiết lộ tình tiết gây ảnh hướng lớn đến tương lai của Peter Parker trong MCU, và hai sẽ cho khán giả thấy một phần nhỏ đầy bí ẩn hết sức gây tò mò về những gì Marvel đang dự định trong Phase 4. Nhớ đừng về sớm nhé!!!
Trialer Người Nhện Xa Nhà
Theo moveek.com
'Spider-Man: Far from home': Đột phá của Nhện 'nhọ' hay là phiên bản lỗi của Iron Man?
Spider-Man: Far from home đã chính thức ra mắt khán giả Việt vào hôm nay và như thường lệ, chúng ta đừng vội tin những gì giới phê bình nói về phim Marvel trước khi chiếu.
Lưu ý: Bài viết dành cho những ai đã xem phim và hoàn toàn là cảm nhận cá nhân của người viết. Mọi ý kiến đóng góp đều được thegioidienanh.vn ghi nhận ở mục comment phía dưới cùng.
Spider-Man: Far from home ( Người Nhện xa nhà) là phim nối tiếp sau sự kiện hoành tráng Endgame. Như ghi nhận của giới phê bình toàn cầu, phim làm khá tốt trong khoản tiếp nối hai sự kiện với nhau cùng câu chuyện về tình yêu học đường vừa quen thuộc nhưng cũng rất đỗi mới mẻ. Tuy nhiên, cách xây dựng nhân vật Spider-Man hay còn gọi là Peter Parker chắc chắn sẽ vướng phải nhiều tranh cãi.
Spider-Man: Far from home mang đến sự hồn nhiên và tươi trẻ đúng với lứa tuổi của nhân vật Peter
Thứ nhất, việc tri ân tỷ phú tài ba Tony Stark là điều đương nhiên phải làm, nhưng nên để nó kết thúc ở đầu phim hoặc nhắc lại một chút ở cuối phim. Đây là bộ phim thứ 2 về Người Nhện của Marvel, hãy để cậu bé Peter Parker tự do phát triển đất diễn của mình mà không bị ảnh hưởng tới bất cứ ai, không bị gán ghép vào một cá nhân nào. Biết rằng, Tony có ảnh hưởng rất lớn tới nhân cách của Peter nhưng không hiểu sao đến gần cuối phim, đạo diễn Spider-Man: Far from home cứ gượng ép, làm khán giả phải nghĩ Peter là một Tony Stark thứ 2.
Trong cảnh gần đến trận chiến cuối cùng, Peter chế tạo bộ đồ Nhện trên máy bay Happy - vệ sĩ cũ của Tony. Happy nhìn thấy Peter di trượt hệ thống máy móc ảo bằng tay, y hệt với ông chủ cũ nên đã bật bản nhạc yêu thích của Tony Stark ở Iron Man 1. Người xem ngay lập tức nhớ về bộ phim kinh điển cách đây 10 năm, khai sinh ra Vũ trụ phim Marvel và định hình con người Tony Stark. Dù vậy, cá nhân người viết bài cho rằng điều này có thể thú vị nhưng không hiểu đạo diễn muốn hướng con người của Peter ra sao, sẽ trở thành ai đó thay vì chính mình và cụ thể ở đây là Tony Stark?
Peter đag bị gượng ép biến thành Tony Stark?
Còn nhớ ở cảnh cuối Avengers: Endgame , cậu bé Harley Keener (ở Iron Man 3) - người được coi là truyền nhân của Tony Stark nay đã lớn và xuất hiện trong đám tang của anh. Thế nên, cảnh phim kể trên nên dành cho Harley nếu sau này Marvel có nghĩ đến việc làm một Iron Man trẻ tuổi?
Ngoài ra, một trong những yếu tố làm nên một kịch bản hay, chính là sự phát triển qua thời gian dù ngắn hay dài của nhân vật. Đồng ý cậu bé Peter còn chưa chín chắn ở độ tuổi 15 nhưng sau phần trước là Homecoming, Peter đã cho thấy hình ảnh ngờ ngệch và có chút "trẻ trâu", ít ra nên có một ít thay đổi ở Far from home. Ở đầu phim, Nick Fury có đặt ra lựa chọn cho Peter: "Tony Stark đã lựa chọn cậu là một Avenger, cậu có bước lên để đảm nhận hay không?".
Dù vậy, Peter vẫn chưa đưa cho chúng ta một cậu trả lời rõ ràng của riêng bản thân cậu. Captain Marvel bận rộn với việc bảo vệ những hành tinh khác, Thor đi chu du đâu đó với đội Vệ binh ngân hà, Captain America nghỉ hưu, Doctor Strange cũng chẳng có thời gian ra đường "tuần tra" thì Peter gần như là siêu anh hùng còn lại trên trái đất, vậy mà cậu vẫn chưa có một sự thay đổi cần có để các fan của Người Nhện yên tâm siêu anh hùng của mình sẽ không mắc phải những sai lầm ngớ ngẩn của một đứa trẻ như hai phần vừa rồi?
Câu hỏi của Nick Fury vẫn còn bị bản thân Peter bỏ ngỏ
Nói về một chút về Tom Holland, chàng trai người Anh diễn rất tốt, bộc lộ hết sự nhí nhảnh, đáng yêu, những rung động đầu đời của cậu nhóc 15 tuổi, vậy mà vẫn chưa thực sự có một điểm nhấn hay một cảnh phim đáng nhớ nào. Xem Spider-Man 2, ta sẽ nhớ ngay tới cảnh Spider-Man của Tobey Maguire chặn đứng đoàn tàu sắp rơi và được người dân nâng lên bằng những cánh tay. Còn với The amazing of Spider-Man 2, sẽ là cảnh Peter của Andrew Garfield đau khổ khi mất đi người yêu Gwen Stacy. Trong Spider-Man: Far from home, cảnh Spider-Man dùng Spider sense để ngăn ảo ảnh của Mysterio có thể hay nhưng người viết tin chắc sẽ không ấn tượng và tạo thành điểm nhấn riêng của Tom Holland như những bậc đàn anh.
Cảnh phim kinh điển của Spider-Man 2 (2004)
Spider-Man: Far from home có thể xuất sắc nhưng nói đúng hơn, nó sẽ xuất sắc trong phương diện của một phim teen học đường chưa chưa thể đạt đến chuẩn mực của một phim siêu anh hùng có ảnh hưởng lớn. Sẽ rất "nguy hiểm" nếu tới phần kế tiếp, Marvel vẫn tiếp tục xây dựng hình ảnh Peter đều đều, dừng ở mức "ổn" thế này, đó là chưa kể việc cậu còn bị lúng búng với những tình tiết hài nhàm chán đôi lúc khá vô duyên.
Trailer phim
Spider-Man: Far from home ( Người Nhện xa nhà) khởi chiếu từ 5/7/2019 tại các rạp toàn quốc.
Theo thegioidienanh.vn
Spider Man: Far From Home: Shakespeare (chứ không phải trong Star War) đã được trích dẫn đầy ẩn ý Siêu phẩm Spider Man: Far From Home đã chính thức được công chiếu tại các cụm rạp trên toàn quốc. Bộ phim đã để lại rất nhiều chi tiết khiến khán giả tò mò và hào hứng, một trong số đó chính là lời trích dẫn trong một tác phẩm nổi tiếng của Shakespeare. Cảnh báo spoiler: Bài viết có chứa một số...