[Review] Greak: Memories of Azur – Cuộc phiêu lưu kỳ thú và khó quên
Greak: Memories of Azur mang đến một thế giới tuyệt đẹp và lối chơi độc đáo.
Greak: Memories of Azur là tựa game đầu tay của Navegante Entertainment, hãng phát triển trò chơi video có trụ sở tại Mexico. Trò chơi kể về câu chuyện của anh em Greak, Adara và Raydel trên con đường chiến đấu để được đoàn tụ với nhau. Cả ba tìm cách thoát khỏi quê hương Azur của họ, nơi đó đã bị tàn phá bởi Urlags và bệnh dịch.
Do sự thay đổi độc đáo của thể loại Metroidvania, lối chơi đầy sắc thái và thỏa mãn về mặt hình ảnh, trò chơi Greak đã tạo nên bản sắc riêng của mình, đồng thời nâng tầm sánh ngang những game như Hollow Knight.
Thế giới của Greak được thiết kế sinh động và đẹp mắt. Phong cách nghệ thuật gợi nhớ đến các trò chơi như Ori and the Will of the Wisps và Hollow Knight. Nhưng cũng như hai trò đó, Greak có thể duy trì bản sắc hình ảnh riêng biệt của mình. Có mấy lúc, trò chơi sẽ tạm dừng hành động để cho màn hình thu nhỏ lại và hiển thị những khung cảnh tuyệt đẹp của vùng đất Azur theo trí nhớ của ba anh em.
Greak mang đến một trải nghiệm mới về cơ chế cốt lõi của thể loại Metroidvanias. Trò chơi mang các lựa chọn thay thế nâng cấp khả năng và vật phẩm mới cùng ba nhân vật với các bộ kỹ năng độc đáo được điều khiển theo nhóm hoặc từng nhân vật.
Nhân vật Greak là người em trai nhanh nhẹn và lanh lợi, có thể bò qua những khoảng hẹp, lăn để né, và sử dụng một thanh kiếm ngắn và nỏ. Nhân vật Adara là người chị hai có thể bay trong thời gian ngắn, lặn dưới nước và sử dụng phép thuật để tấn công ở mọi khoảng cách. Nhân vật Raydel là người anh trai sử dụng một thanh kiếm dài và khiên, cũng như một khẩu súng để bắn.
Thế giới trò chơi Greak được thiết kế hoàn hảo cho thể loại này vì nó mang tới nhiều cách tiếp cận câu đố, cùng với đó vẫn giúp người chơi tương tác với từng nhân vật anh chị em một cách đồng đều. Cách tiếp cận này không chỉ tạo ra một vòng lặp chơi vững chắc, mà còn cho phép người chơi hiểu thêm về từng nhân vật và sắc thái của họ.
Tuy nhiên, việc điều khiển cả ba nhân vật thành một nhóm có thể gây khó khăn vì rất dễ bị lạc trong khi chiến đấu, và nếu một trong ba anh chị em bỏ mạng, cấp độ chơi sẽ bị khởi động lại từ điểm lưu game tạm thời lần cuối.
Cuộc chiến trong trò chơi Greak rất giống với Hollow Knight. Xuất hiện trong đó là các đòn tấn công nhanh và gây tác động mạnh, điểm yếu dễ thấy nhất là các đòn tấn công ma thuật của Adara khi điều khiển nhân vật một mình. Khi tấn công theo một nhóm, kẻ thù và trùm có thể nhanh chóng bị tiêu diệt miễn là người chơi giữ cho bộ ba không bị tách rời.
Hầu hết nửa đầu của trò chơi Greak là khai phá trong ngục tối, cùng với đó là giải những câu đố dễ ăn do chỉ người chơi chỉ mang bộ kỹ năng của một hoặc hai nhân vật. Khi hành trình tiến triển dần, các câu đố sẽ trở nên phức tạp hơn một chút và có liên kết với nhau. Điều này sẽ diễn ra cho đến khi cả ba anh chị em được đoàn tụ và tiếp cận khu vực cuối cùng.
Hầm ngục cuối cùng là một mê cung khổng lồ đòi hỏi mỗi nhân vật phải định hướng bốn phần. Cấp độ cuối cùng này không chỉ kiểm tra xem người chơi đã hiểu nội dung trò chơi rõ như thế nào, mà còn khiến người chơi cảm thấy thông minh và hài lòng.
Trò chơi Greak là một đầu game thể loại Metroidvania tuyệt vời, giúp người chơi cảm thấy mới mẻ và tràn đầy sức mạnh. Mặc dù thế giới của câu chuyện này chỉ toàn ngập bóng tối, nhưng cảm giác mà người chơi nhận lại chỉ sẽ là niềm vui và những kiến thức thú vị về nhân vật của mình.
Top 10 tựa game chi phí phát triển không bao nhiêu nhưng gom tiền nhiều như bom tấn (P.2)
Những siêu phẩm làng game không nhất tiền phải đầu tư tiền tỷ...
Xuất phát điểm không nói lên việc chúng ta đi được bao xa, cũng như nhiều tựa game tuy không được đầu tư nhiều vẫn thành công và đem về những khoản tiền kếch xù cho nhà phát triển. Sau đây chúng ta sẽ cùng điểm qua 10 cái tên nổi bật trong số những tựa game tuy kinh phí khiêm tốn nhưng mang về doanh thu không kém gì game bom tấn.
Kỳ tích được tạo nên bởi những tựa game này quá phá cách với phần còn lại của thế giới. Hy vọng có thể mang đến cho các bạn những giờ giải trí thú vị.
Hollow Knight - Chi phí phát triển 42.000 USD - Doanh số 2 triệu bản (tính đến tháng 12 năm 2020)
Hollow Knight mang đến cho người chơi cảm giác trải nghiệm nghệ thuật chứ không phải game đánh nhau. Animation, âm thanh, tạo hình nhân vật, cơ chế gameplay... đều mang lại một phong cách rất "chill". Game có nhịp độ chậm, boss cũng không quá khó nhưng chắc chắn là không dễ và đặc biệt là không cho phép điều chỉnh độ khó. Điều đó cho thấy dù chỉ là một tựa game 2D đi cảnh nhưng Hollow Knight cũng được cân bằng rất kỹ, anh em sẽ cảm thấy mình bị thử thách trong một vài tình huống, nhưng cũng có những lúc cưỡi ngựa xem hoa, trải nghiệm game một cách thư giãn.
Nhìn chung thì Hollow Knight đem lại nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, lúc nhàn hạ lúc tuôn trào, lúc hoành tráng lúc quạnh hiu. Theo gamingbolt.com , Hollow Knight được phát triển với đội ngũ rất nhỏ nhưng hoạt động tích cực. Với bản chất là một tựa game cực hay cộng thêm mức giá 15 đô tương đối dễ chịu, không lạ gì khi nó bán được đến tận hơn 2 triệu bản tính đến tháng 12 năm 2020.
Dead Cells - Doanh số 5 triệu bản (tính đến tháng 3 năm 2021)
Dead Cells là một tựa game nhập vai di chuyển ngang. Câu chuyện kể về một thanh niên lai giữa Cyclop và Ghost Rider đi khắp nơi gặp cái gì di chuyển cũng chém. Với tiết tấu nhanh, vũ khí đang dạng, chuyển động nhịp nhàng và lối chơi cuốn hút, tựa game được giới phê bình đánh giá rất cao. Dead Cells cũng tạo được điểm nhấn với những màn đánh boss bung lụa hoành tráng và đồ họa vui nhộn hạng Pixel cực kỳ thích mắt. Và do là game 2D nên cực nhẹ, và bạn hoàn toàn có thể cân tốt nó với những dàn máy hay những chiếc laptop không card rời một cách mượt. Tuy nhiên có một điểm cần lưu ý là nếu bạn bị hạ gục, bạn sẽ chơi lại từ đầu luôn, cho nên cố gắng mà giữ mạng nhé.
Đây cũng được xem là một trong những tựa game Roguelike Metroidvania hay nhất mọi thời đại. Đó là lý do mà game indie này có thể trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới và thu về hàng triệu đô cho nhà phát triển của nó.
Stardew Valley - Doanh số 10 triệu bản trên Steam (tính đến đầu năm 2020)
Nhiều tựa game chưa được xem là bom tấn đã tốn hơn 10 triệu đô chi phí phát triển, tuy nhiên không phải lúc nào cũng cần đầu tư lớn mới thu được nhiều lợi nhuận. Và Stardew Valley chính là minh chứng rõ ràng nhất cho việc đó. Đây là một tựa game quản lý nông trại với đồ họa pixcel. Mục tiêu chính của Stardew Valley là xây dựng một trang trại và khôi phục lại thung lũng Stardew. Các bạn có thể trồng trọt, chăn nuôi, nấu ăn, đi câu cá và chế tạo các vật phẩm mà bạn cần để xây dựng một trang trại của riêng mình.
Game phát hành vào ngày 26/2 năm 2016. Chỉ sau hai tháng ngắn ngủi, Stardew Valley đã bán được hơn 1 triệu bản. Đến cuối năm 2016 thì nó bán được 2 triệu bản trên Steam. Ước tính doanh thu của game phải đạt đến con số 25 triệu đô chỉ tính riêng trên PC. Nếu tính luôn cả các nền tảng như iOS, Android, Xbox One và PS4 thì doanh thu của tựa game có thể lên đến con số 50 triệu đô. Tuy nhiên đó chỉ mới là năm 2016, tính đến đầu năm 2020 thì game đã bán được đến tận 10 triệu bản trên Steam, một con số đáng mơ ước với nhiều tựa game bom tấn. Bất ngờ hơn nữa là tựa game này được phát triển chỉ bởi 1 người duy nhất nên cũng không biết chi phí phát triển thực chất là bao nhiêu.
Rocket League - Chi phí phát triển dưới 2 triệu đô - Doanh số 10 triệu bản (tính đến đầu năm 2018)
Nếu bạn đã chơi chán game đá bóng thông thường và muốn đổi gió với một thứ gì đó thú vị hơn thì nên chơi thử tựa game này. Về cơ bản thì Rocket League vẫn là một tựa game bóng đá nhưng nó cực kỳ khác biệt. Trong game, thay vì điều khiển cầu thủ thì bạn sẽ được lái những chiếc xe mang động cơ tên lửa, có thể bay nhảy càn lướt còn kinh dị hơn cả xe Batman. Mục tiêu của bạn là phối hợp cùng những người đồng đội của mình và húc quả bóng sao cho nó bay về khung thành đối phương là được. Với tiết tấu nhanh, đồ họa đẹp mắt và những pha bóng lả lướt ấn tượng, chắc chắn tựa game này có thể mang đến cho bạn những phút giây giải trí chất lượng.
Chỉ trong vòng 2 năm kể từ khi ra mắt Rocket League đã thu hút được hơn 10 triệu người chơi và trở thành một trong những tựa game Esports phổ biến nhất. Từ đó nó tiếp tục tạo ra hàng triệu đô doanh thu từ việc người chơi mua hàng trong game. Thành tích này thực sự không tệ chút nào với một tựa game có kinh phí phát triển chưa đến 2 triệu đô, thậm chí nhiều game bom tấn còn phải ganh tị.
Terraria - Doanh số 27 triệu bản trên tất cả các nền tảng (tính đến tháng 5 năm 2019)
Terraria là tựa game xây dựng nông trại ra mắt vào năm 2011 trên PC, sau đó đã được chuyển hệ lên nhiều nền tảng khác nhau. Game có môi trường vô cùng rộng lớn, về cơ bản là nó cho phép người chơi làm bất cứ điều gì mình thích, y như trong Minecraft vậy. Bạn có thể ở nhà để làm vườn hoặc trồng các loại cây, hoặc bước chân ra thế giới bên ngoài để khám phá nhiều thứ hay ho, thu gom vật liệu để thực hiện dự án riêng. Nói chung là hầu như giới hạn chỉ phụ thuộc vào mức độ sáng tạo của bạn mà thôi.
Đến tháng 5 năm 2019 thì Terraria đã bán được hơn 27 triệu bản trên tất cả các nền tảng của nó, bao gồm PS4, PS3, PS Vita, Xbox One, Xbox 360, Nintendo Switch, Wii U, Nintendo 3DS, PC và Mobile. Chỉ riêng trên PC thôi doanh số đã lên đến 12 triệu bản bán ra rồi.
Faker khiến phóng viên hàng đầu LCK phải "ngả mũ" kính phục vì trình độ ngoại ngữ đỉnh không thua gì kỹ năng chơi game Faker không chỉ là tượng đài của Liên Minh Huyền Thoại mà có lẽ, ở bất kỳ trò chơi nào, anh cũng muốn mình đạt đến đẳng cấp cao nhất có thể. Faker là một tượng đài của Liên Minh Huyền Thoại, điều đó ai cũng biết. Nhưng không chỉ riêng tựa game "quốc dân" mà người hâm mộ còn chứng kiến vô...