Review Địa đạo cá sấu tử thần: Kịch bản dù cũ vẫn đủ khiến người xem giật thót tim
Với kinh phí đầu tư không nhiều, kịch bản còn chưa đổi mới nhưng phim vẫn khiến người xem nhiều lần giật bắn, không thể rời mắt khỏi màn hình.
Cốt truyện đấu tranh sinh tồn không có nhiều điểm mới
Có thể nói Địa đạo cá sấu tử thần ( Crawl) là một trong những bộ phim về đấu tranh sinh tồn đáng xem, dù điểm hạn chế nằm ở kịch bản “cũ”, khá dễ đoán và chưa có nhiều đổi mới về dòng phim này.
Chuyện phim xoay quanh hai cha con Halley ( Kaya Scodelario thủ vai) và Dave ( Barry Pepper thủ vai) vô tình rơi vào cuộc đấu tranh sinh tồn đối đầu với bầy cá sấu hung thần trong cơn bão cấp 5. Là một vận động viên bơi lội, Halley thường xuyên phải xa nhà và trong chuyến về thăm nhà vì mất liên lạc với bố một khoảng thời gian dài. Điều đặc biệt là, chuyến viếng thăm diễn ra giữa tâm bão cấp 5 đang đổ bộ vào quê hương mình, tất cả mọi người đều được sơ tán và nhà cửa bị phá huỷ nặng.
Chuyện sẽ dễ dàng hơn nếu sau khi phát hiện bố ngất dưới tầng hầm Halley không đụng độ bầy cá sấu vừa được cơn bão “thả tự do” và họ trở thành con mồi cho cuộc săn đuổi không hồi kết.
Kịch bản phim khai thác theo hướng quen thuộc về cách con người vùng lên, bứt phá bản thân khi bị dồn vào đường cùng và đứng bên bờ vực giữa sự sống và cái chết. Halley và bố cũng vậy, trong họ có khát khao được sống mãnh liệt, mong muốn bảo vệ người thân đến mức vượt lên trên mọi nỗi sợ mà bọn quái thú hung tợn mang lại.
Dù mang nhiều điểm kinh dị, giật gân nhưng bộ phim vẫn được chèn vào đó một ít sự hài hước nhẹ nhàng, phần nào giúp khán giả đỡ căng thẳng trong phần đầu phim.
Diễn viên không cần số lượng, cần chất lượng
Địa đạo cá sấu tử thần không có quá nhiều vai diễn, 80% thời lượng bộ phim tập trung cho hai bố con Halley và… đàn cá sấu. Vai trò càng trở nên nặng nề khi phải cân cả bộ phim nhưng Kaya Scodelario và Barry Pepper đã hoàn thành rất tốt nhiệm vụ của mình. Cả hai khắc hoạ thành công những cung bậc cảm xúc của con người từ khi còn lơ là, chưa trân trọng cuộc sống và những người thân yêu đến khi rơi vào thảm cảnh cái chết cận kề buộc mình phải đương đầu để duy trì sự sống.
Dù đã đoán được kết cục nhưng cả hai vẫn mang đến sự hồi hộp, nơm nớp lo sợ cho mạng sống của hai cha con qua từng biểu cảm, cử chỉ và hành động của diễn viên. Không chỉ hai nhân vật chính, tuyến phụ cũng hỗ trợ bộ phim lột tả cách con người đối mặt với những nỗi sợ, nỗi đau mất mát người thân thiết và nỗ lực không ngừng tìm đường sống sót cho mình.
Điểm kỹ xảo ổn định, nhiều lần khiến người xem giật bắn người
Hầu như từ khi bộ phim bắt đầu, Địa đạo cá sấu tử thần đã truyền tải bầu không khí mờ ám, có phần kích thích sự tò mò như một thước phim kinh dị thông qua việc chọn màu phim u ám, tối kết hợp với âm thanh trầm lắng, nhẹ nhàng.
Bộ phim bắt đầu từ mực nước cạn nơi tầng hầm, mực nước càng dâng cao khiến bầy cá sấu càng dễ hoạt động và cơ hội sống sót của hai cha con ngày một yếu dần. Địa đạo cá sấu tử thần đã thành công lôi kéo khán giả theo mạch cảm xúc tăng dần, từ những lần xuất hiện lấp ló, mơ hồ đến khi hoàn toàn hiện diện bên cạnh con người và tấn công trực tiếp của bầy cá sấu.
Người xem được trải nghiệm cảm giác giật mình dồn dập, xoáy sâu vào khi bộ phim thêm thắt nhiều khung cảnh “đau đớn” như nắn xương, đàn cá sấu phân thây cảnh sát,… Chính sự táo bạo trong từng cảnh phim đã giúp Địa đạo cá sấu tử thần ghi điểm trong lòng khán giả màn ảnh rộng.
Không chỉ nói về đấu tranh sinh tồn, bộ phim con mang đến góc nhìn nhân văn, thắm đượm tình cảm gia đình giữa hai cha con Halley và phần nào khẳng định sự hữu dụng và chân thành trong tình bạn giữa người và vật nuôi thông qua cô chó Sugar đáng yêu.
Với kinh phí khá ít ỏi thì việc bộ phim còn vài hạt sạn là điều không tránh khỏi. Cũng còn vài điểm vô lý khi Halley và bố bị đàn cá sấu tấn công đến gãy lìa chân tay nhưng vẫn có thể bơi và thoát nạn. Kỹ xảo phim cũng ở mức độ ổn định chứ chưa được đánh giá phim vì cách tạo khung cảnh bão vẫn còn nhiều điểm hạn chế.
Nhìn chung, Địa đạo cá sấu tử thần cũng là một trong những bộ phim đáng đề xuất cho người hâm mộ dòng phim đấu tranh sinh tồn trước quái thú hoặc những người xem có tâm lý mạnh để đối đầu với những pha “hù” không hồi kết từ phim.
Trailer Địa đạo cá sấu tử thần
Theo yeah1.vn
Review 'Crawl': Cuộc chiến sống còn với cá sấu, ăn đứt nhiều phim kinh dị
Phòng vé mùa hè luôn cần những chuyến đi thú vị, giải trí và hồi hộp như Crawl. Bộ phim là một trò chơi gay cấn, khiến khán giả kinh ngạc từ bất ngờ này đến bất ngờ khác và cảm thấy khó chịu về sự nguy hiểm của nó mà không cần phải sử dụng đến bất kỳ yếu tố lố bịch nào.
Mùa hè chính là thời điểm phù hợp nhất cho sự trở lại của dòng phim kinh dị, các hãng phim lớn sẽ mang đến phòng vé ít nhất một bộ phim về những chuyến đi rùng rợn và gay cấn. Nhưng chúng ta dường như không còn nhìn thấy điều đó trong giai đoạn hiện tại nữa. Và nếu như có thì nó thường đến từ một hãng phim nhỏ độc lập đang tìm cách nắm bắt lại làn sóng ồn ào đó.
Tất cả điều đó sắp thay đổi, vì Crawl có sự hậu thuẫn của một hãng phim lớn như Paramount, nhưng hoạt động như một bộ phim độc lập mà có thể khiến khán giả phát cuồng. Và mọi người chắc chắn nên phát cuồng về bộ phim này khi đạo diễn Alexandre Aja trở lại với thể loại kinh dị với một bộ phim rất gọn gàng và ý nghĩa.
Crawl là cuộc hành trình của Haley ( Kaya Scodelario), một người phụ nữ quyết định thực hiện một chuyến đi về nhà cũ của gia đình cô, trong cơn bão cấp 5. Cô làm điều này để đảm bảo rằng người cha đang bị ly gián của mình ( Barry Pepper) vẫn an toàn, sau khi mà ông không trả lời bất kỳ cuộc gọi nào của cô và chị của cô.
Trước khi có thể nhận thấy những gì đang xảy ra, cô đã bị đưa vào một tình huống nguy hiểm, cô bị mắc kẹt bên dưới chính ngôi nhà của mình, bị thương bên cạnh cha mình và cố gắng thoát khỏi mối đe dọa chết người từ một con cá sấu mà bằng cách nào đã ở đó.
Nếu phần mô tả của Crawl nghe có vẻ hơi phức tạp, thì đó là vì thời lượng của bộ phim là 87 phút. Điều này có ý nghĩa như thế nào về cách mà bộ phim sẽ mang đến cho khán giả thay vì một bộ phim có những giai đoạn lắng đọng và phơi bày truyền thống, Crawl thoát khỏi khuôn khổ và được xây dựng một cách tốc độ.
Đồng thời, với sự chỉ đạo của Alexandre Aja cùng với kịch bản được chắp bút bởi Michael và Shawn Rassmussen đã đủ xây dựng nên bối cảnh và câu chuyện chặt chẽ mà không có bất kỳ chi tiết thừa thải nào.
Mọi khoảnh khắc đều có giá trị riêng của nó và mọi khía cạnh tổng thể của Crawl được vẽ với một con mắt tỉ mỉ mà chúng ta có thể không mong đợi ở thể loại phim nhật ký như thế này. Đó là một trong những yếu tố làm cho bộ phim này trở thành một trong những bất ngờ lớn nhất của mùa hè này, vì nó phá vỡ mọi kỳ vọng và chứng minh rằng nó thực sự là một sản phẩm của Alexandre Aja và tài năng của Sam Raimi trong việc xây dựng những bộ phim như vậy.
Với ý nghĩ đó, khán giả nên chuẩn bị để nhìn thấy Barry Pepper và Kaya Scodelario ở tần suất dày đặc, vì Crawl chủ yếu được tạo thành từ các màn trình diễn của họ, cùng với một con cá sấu với công nghệ CGI và một con chó có vẻ như rất thật đi cùng với họ. Mối quan hệ cha và con gái của họ ở phương diện điện ảnh là một điều gì đó thực sự đáng được chú ý, đó là một mối quan hệ mà hai con người mạnh mẽ đang dựa vào nhau trong một kịch bản tồi tệ nhất có thể.
Haley đi cứu cha mình vì cô thực sự quan tâm đến ông, và đến lượt ông thúc đẩy cô cố gắng hết sức vì ông biết cô có khả năng. Không ai trong cả hai bị phụ thuộc vào tình cảm, nhưng cả hai đều được phép bị tổn thương và có cơ hội được sống sót.
Hãy biết rằng cả hai thành viên trong gia đình trên màn ảnh của Crawl đều phải chiến đấu với cá sấu trong trận chiến khốc liệt và đẫm máu. Scodelario và Pepper, trong những cuộc đối đầu cá nhân với những kẻ săn mồi tự nhiên đều rất quyết liệt và kết quả chắc chắn không phải là một điều dễ chịu.
Các nhân vật của họ chắc chắn cần đến sức mạnh mà họ đã thể hiện trong Crawl, đặc biệt là khi những sinh vật mà họ phải đối mặt, cũng như thảm họa tự nhiên đang xảy ra trong suốt bộ phim đều không ngừng nghỉ và hung ác. Những người hâm mộ thể loại phim kinh dị và thảm họa tự nhiên sẽ yêu thích cuộc hành trình mà bộ phim này đưa nhân vật của mình đi qua.
Máu chảy đỏ trong làn nước trong vắt và tối tăm, những con vật và cả con người đang phải gánh chịu những thiệt hại lớn trong cơn bão. Cần phải được nhắc lại rằng bộ phim này rất chặt chẽ, sự sợ hãi và các cuộc tấn công chưa bao giờ là vô lý.
Nếu bạn đang có tâm trạng phấn khích và phiêu lưu, đồng thời đang nghỉ giải lao giữa số đông bộ phim khá an toàn của những bom tấn tương tự, Crawl là cuộc gọi đánh thức điện ảnh mà bạn cần để mùa hè của bạn trở nên thật ấn tượng.
Trailer phim
Theo saostar
Bộ đôi "vàng" trong làng phim kinh dị "bắt tay" thực hiện siêu phẩm ĐỊA ĐẠO CÁ SẤU TỬ THẦN Kể từ khi đạo diễn Steven Spielberg cho ra mắt bộ phim kinh dị Jaws vào năm 1975, những loài quái vật dưới nước luôn là "cơn ác mộng" đắt khách mỗi mùa phim hè. Tháng 8 năm nay, thể loại phim đã khai sinh ra khái niệm "bom tấn hè" sẽ trở lại hung dữ hơn bao giờ hết với Crawl (tựa...