Review ‘Da 5 Bloods’: Trò chơi đào vàng đẫm máu của 5 anh da đen và sự thật đắng lòng rằng đồng tiền quan trọng hơn màu da?
‘Da 5 Blood’ (5 chiến hữu) của đạo diễn Spike Lee là một diễn ngôn của người da đen về nạn phân biệt chủng tộc, trong đó các nhân vật chính đều là nạn nhân trong cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam.
Da 5 Bloods kể câu chuyện về nhóm cựu binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam trở lại tìm hài cốt đồng đội và quan trọng là tìm kho báu mà họ đã cất giấu nhiều năm trước trong cuộc chiến. Các chiến hữu lần lượt là Paul ( Delroy Lindo), Otis ( Clarke Peters), Melvin (Isiah Whitlock Jr), Eddie ( Norm Lewis) và người đồng đội quá cố của họ là Stormin’ Norman ( Chadwick Boseman). Team đào vàng còn có David (Jonathan Majors) – con trai của Paul. Hòa bình đã lập lại nhưng các ‘chiến hữu’ vẫn phải chiến đấu với mưa bom bão đạn trong cuộc chiến giành vàng, thậm chí có lúc còn lao vào cắn xé lẫn nhau.
Xem trailer Da 5 Bloods
Diễn ngôn của người da đen về nạn phân biệt chủng tộc
Bộ phim của đạo diễn người da đen Spike Lee ra mắt đúng vào thời điểm xung đột sắc tộc đang diễn ra căng thẳng ở Mỹ, kéo theo những cuộc biểu tình vì quyền lợi người da đen và gây ảnh hưởng trên khắp thế giới. Phim nhận được những lời tán dương có cánh của giới phê bình Mỹ.
Da 5 Bloods đã dành đến gần 3 phút đầu tiên để chiếu những thước phim tư liệu về cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam, nơi mà những lính Mỹ da đen được huy động tham chiến với những lời hứa hẹn về tự do. Spike Lee còn trích dẫn cả những lời phát biểu của những người truyền cảm hứng nổi tiếng, phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ và đấu tranh chống lại sự phân biệt chủng tộc như Muhamad Ali, Malcolm X, Kwame Tune,… Những thước phim, hình ảnh tư liệu còn được điểm xuyết từ đầu đến cuối bộ phim như một động thái ‘nói có sách, mách có chứng’ mà đạo diễn muốn thể hiện.
Phim chuyển tải nhiều thông điệp về người da đen.
Bộ phim đã ‘vạch mặt’ một nước Mỹ phù phiếm và giả dối. Mặt trái của một cường quốc phát triển, giàu có, hào nhoáng là sự hy sinh vô nghĩa của người da đen. Năm 1969, Neil Amstrong trở thành người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng, cũng là lúc chiến trường miền Nam Việt Nam rực lửa dưới thời Tổng thống Nixon cầm quyền. Và trong bối cảnh đó, việc nuôi một phi hành gia mất 12 đô la Mỹ một ngày, còn một đứa trẻ chỉ tốn 8 đô.
Các chiến hữu trong ngày trở lại chiến trường Việt Nam xưa tìm hài cốt đồng đội là chính, tìm vàng là chủ yếu.
‘5 chiến hữu’ trong phim là những lính Mỹ da đen đã trực tiếp tham chiến, một người chết, những người còn lại bị ám ảnh cho đến mãi về sau. Tổ tiên của họ bị bắt rời đất mẹ châu Phi đến Mỹ làm nô lệ từ năm 1609 đến 1807. Người Mỹ gốc Phi, qua nhiều thế hệ, đã từng tham chiến nhiều cuộc chiến tranh, từ Chiến tranh thế giới thứ 2 đến Chiến tranh xâm lược Việt Nam. Họ phải làm những công việc tay chân nặng nhọc nhưng sau tất cả, họ chẳng được đền bù xứng đáng. Mỹ giàu lên một phần nhờ xương máu người da đen nhưng ‘Mỹ đã tuyên chiến với người da đen’ (Kwame Tune, Washington DC, 1968).
Trải qua hàng thế kỷ đấu tranh, người da đen ở Mỹ vẫn không thể nào có được vị trí bình đẳng như người da trắng. Họ – những người da đen bị chính những đồng đội da trắng của mình coi là ‘mọi’ – nigger, Tiên (Lê Y Lan) – một ả điếm thời chiến đã nói rằng lính da trắng dạy bà như vậy. Đứa con chung của Tiên và Otis bị coi là một thứ bỏ đi, một đứa con hoang của giặc với một ả điếm.
Những người da đen đòi hỏi được đền bù xứng đáng.
Nước Mỹ trải qua 45 nhiệm kỳ tổng thống và mới chỉ có một tổng thống da màu. Tổng thống đương nhiệm Donald Trump không được lòng phần lớn cộng đồng da màu. Họ ‘tuyên bố vô tội với mọi cáo buộc, yêu sách, buộc tội, luận điệu và sự liên hệ với gã kỳ thị chủng tộc ở phòng Bầu dục. Vì vậy xin Chúa hãy giúp tôi‘ – theo lời David. Câu ‘So help me God’ như một sự đối lập với ‘In God we trust’ – tiêu ngữ của Hoa Kỳ. Tư tưởng chống đối chính quyền của người da trắng đã truyền đời qua nhiều thế hệ trong cộng đồng người gốc Phi.
4 chiến hữu – 4 nạn nhân của cuộc chiến tranh ở Việt Nam và 1 đại diện cho thế hệ tiếp nối. Tất cả bọn họ đều mang những vết thương, đau đớn, điên loạn theo những cách khác nhau. Otis phải nương nhờ vào thuốc an thần. Paul bị chứng PTSD (rối loạn stress sau sang chấn) hành, rất dễ bị kích động. Paul là tên điên nhất trong số những tên điên sau cuộc chiến, cơn điên của hắn càng lúc càng mất kiểm soát. Họ – những người lính da đen luôn mang trong mình sự căm hờn, bất mãn: ‘Bọn tao là chiến hữu, bọn tao đã chiến đấu trong một cuộc chiến phi nghĩa không phải của mình. Vì những quyền bọn tao không có.’
Họ luôn cảm thấy thiệt thòi và muốn được đền bù xứng đáng. Vì thế, kho báu được chôn cất nhiều năm về trước trên đất Việt, họ nghiễm nhiên cho mình cái quyền được chia chác nhau và phần ai nấy hưởng.
Khi tiền bạc quan trọng hơn màu da và kẻ tổn thương lại muốn làm tổn thương người khác?
‘Kẻ tổn thương lại muốn làm tổn thương người khác’ – thật vậy, những tay da đen, những tâm hồn bị thương bên trong vỏ bọc xù xì, gai góc, nhưng chính họ lại nhìn người da vàng bằng ánh mắt kỳ thị, thông qua những trường đoạn họ chạm trán với người Việt. Họ gọi những người da vàng châu Á là ‘mọi da vàng’ (yellow nigger). Paul – kẻ từng giết người không ghê tay nhưng lại sửng cồ lên khi có một người da vàng nói thẳng vào mặt mình là ‘Các ông đã giết cha mẹ tôi’ và bối rối giải thích với con trai mình.
Dân da đen kỳ thị dân da vàng.
Trong trò chơi đào vàng đẫm máu, một khi tìm thấy vàng, họ sẽ lao vào cắn xé nhau ngay thôi. ‘Chúng ta là lũ ngốc đi tìm vàng’. Họ bắt đầu bất đồng, xung đột, mất đoàn kết, không còn là những chiến hữu chung lý tưởng. Họ đã lờ đi di nguyện của Norman, là dùng số vàng đó để giải phóng người da đen. Họ chỉ quan tâm đến giải phóng chính mình, làm vì bản thân mình. Còn những người da đen khác thì sao, họ đâu có quan tâm, họ đã có phần của mình rồi. Khi lòng tham trỗi dậy, đồng tiền quan trọng hơn màu da.
Lửa thử vàng còn vàng là để thử lòng người.
Họ sẽ cắn xé nhau khi tìm thấy vàng, quên luôn di nguyện của đồng đội cũ.
Trong Spirited Away, nhân vật Vô Diện đã dùng vàng để nhử lòng tham của con người, Chihiro là người duy nhất không bị vàng làm mờ mắt. Trong Goblin, khi muốn trừng phạt gia đình người dì đã ngược đãi Ji Eun Tak (Kim Go Eun), Kim Shin (Gong Yoo) đã tặng vàng cho họ và những con người ấy đã tự lao vào tranh giành, cắn xé lẫn nhau.
Một bộ phim của người Mỹ da đen nói về Việt Nam nhưng không hiểu Việt Nam
Spike Lee tự hào khi làm bộ phim đầu tiên về những người lính Mỹ da đen trong chiến tranh Việt Nam. Toàn bộ nội dung phim, từ đầu đến cuối được thể hiện qua góc nhìn của người Mỹ da đen. Bộ phim có nhiều chi tiết ‘có vẻ như’ thể hiện sự ủng hộ phe cộng sản Việt Nam của những người da đen Mỹ, như so sánh Chủ tịch Hồ Chí Minh với Tổng thống George Washington. Tất nhiên đây là một phép so sánh khập khiễng giữa một anh hùng giải phóng dân tộc với một tư sản sở hữu 128 nô lệ, hoàn toàn khác nhau về bản chất. Hay như việc Spike Lee đã dẫn ra những tư liệu cho thấy sự phản đối của những ‘thủ lĩnh tinh thần’ người da đen về sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Việt Nam.
Câu hỏi đặt ra là, nếu người da đen không bị đàn áp, không bị đối xử bất công trên chính đất Mỹ thì họ có ‘về phe’ cộng sản không? Thực ra, họ chỉ đang về phe quyền lợi của họ thôi. Từ đầu đến cuối bộ phim, Spike Lee quá tham lam, ‘nhồi nhét’ nhiều thông điệp, đặc biệt và về người da đen, về sự bất công, về nạn phân biệt chủng tộc khiến cho bộ phim cứ vài phút lại tuyên ngôn hay đọc diễn văn một lần. Nhân vật cứ ‘thở’ ra câu nào là đầy đạo lý câu ấy khiến người xem cảm thấy bị bội thực trong những triết lý.
Bất cứ người Việt Nam nào khi xem phim đều nhận ra sự hời hợt, gượng gạo của bộ phim khi cố gắng nói về đất nước Việt, con người Việt. Có lẽ Spike Lee muốn đưa bộ phim Apocalypse Now nổi tiếng của Coppola như một ‘Easter Egg’ trong phim của mình nhưng một sự thật là ở Việt Nam khó tìm được cái bar nào giống bar ‘Apocalypse Now’ với những bản nhạc lạc thời để mấy chiến hữu đi chill. Không có cái bar nào lai với quán cà phê và trẻ ăn xin có thể vào được. Ngoài ra, Việt Nam cũng cấm đốt pháo từ lâu nên sẽ không có màn đốt pháo hù mấy chiến hữu sợ hãi nằm sấp mặt xuống đất.
Người Việt thì đương nhiên không bao giờ chào Tây là ‘Xin chào bác’. Người Việt dù thông thạo tiếng Anh cũng không có kiểu nói chuyện rất Tây với những phép ẩn dụ mà chỉ người Mỹ mới hiểu. Ở Việt Nam, việc gói súng trong một tờ giấy báo đưa cho nhau ở nơi công cộng là việc bất khả thi. Những tay súng Việt ngoài đời chắc chắn không có kiểu nói chuyện và những pha xử lý cồng kềnh như trong phim, đọc cả bài diễn văn dài để địch thừa cơ ‘phản dame’ hay chờ địch tuyên ngôn xong rồi mới giết. Tất cả đều hời hợt, giả tạo và khiên cưỡng.
Nhưng chúng ta có thể mong đợi gì khi một người Mỹ không hiểu Việt Nam làm phim về Việt Nam?
Nhân vật là người Việt Nam nhưng rất lạ lẫm với khán giả Việt.
Dấu ấn mờ nhạt của Ngô Thanh Vân, Johnny Trí Nguyễn
Da 5 Bloods được quảng bá là quay ở Việt Nam, với sự tham gia của dàn diễn viên người Việt, trong đó có những cái tên nổi bật như Ngô Thanh Vân, Johnny Trí Nguyễn. Tuy nhiên thực tế dấu ấn Việt Nam trong phim rất mờ nhạt, hời hợt như cái cách người Mỹ làm phim về Việt Nam. Chỉ có một số ít cảnh được quay ở Sài Gòn, còn lại bối cảnh chiến trường miền Nam Việ Nam được quay ở Chiang Mai (Thái Lan).
Đa số cảnh quay được thực hiện tại Thái Lan.
Ngô Thanh Vân chỉ đóng một vai ‘phụ của ph’ụ, là Hanoi Hannah – phát thanh viên của Đài tiếng nói Việt Nam và cũng chỉ xuất hiện trong vài phân cảnh ngắn ngủi khi đọc bản tin tuyên truyền bằng tiếng Anh nhắm đến lính da đen Mỹ. Hanoi Hannah cũng không phải là tên riêng hay tên nhân vật cụ thể nào mà là từ lính Mỹ dùng để gọi một số phát thanh viên nữ của Việt Nam.
Ngô Thanh Vân trên phim.
Johnny Trí Nguyễn có đất diễn nhiều hơn khi đóng vai Vinh – hướng dẫn viên du lịch cho nhóm cựu chiến binh và có tham gia trường đoạn đấu súng, đúng mảng miếng hành động để anh được phát huy sở trường. Thời gian có lẽ đã quá khắc nghiệt với Johnny, trong khi bạn diễn Ngô Thanh Vân vẫn xinh đẹp, mặn mà thì anh đã không còn giữ được ‘visual’ như thời đóng Dòng máu anh hùng.
Johnny Trí Nguyễn có nhiều đất dụng võ hơn người đồng nghiệp.
Có lẽ, với tư cách là một khán giả Việt,bạn không nên kỳ vọng về việc mình sẽ xem được một bộ phim về chiến tranh Việt Nam hay tuyệt vời khi xem Da 5 Bloods.
Phim được chiếu trên Netflix từ ngày 12/6.
'Da 5 Bloods': Nỗi đau chiến tranh còn mãi và thông điệp muôn thuở về nước Mỹ
Đạo diễn Spike Lee tiếp tục thể hiện sở trường của mình ở mảng đề tài xung đột sắc tộc, nhưng tác phẩm lần này kỳ vọng sẽ có sức nặng hơn khi kết hợp với yếu tố chiến tranh
Da 5 Bloods xoay quanh 4 cựu binh Mỹ từng tham gia vào cuộc chiến tranh Việt Nam. Sau nửa thế kỷ, họ quyết định quay trở lại chiến trường xưa với mục đích đi tìm hài cốt của người chỉ huy đã hy sinh, đồng thời lấy lại số kho báu đã chôn giấu nhằm thực hiện lời hứa năm nào. Dấn thân vào hành trình này, họ không chỉ đối diện với vết thương từ quá khứ mà còn phải giải quyết những mâu thuẫn ở hiện tại.
Với một bộ phim lấy đề tài chiến tranh như Da 5 Bloods thì nỗi đau, sự tàn khốc luôn là thứ được đặt lên hàng đầu. Và còn gì hoàn hảo hơn khi điều đó được lấy dẫn chứng ngay từ thực tế. Những thước phim tài liệu được đưa cài cắm rải rác là phong cách điển hình của đạo diễn Spike Lee, bởi chính ông cũng như nhiều khán giả tin rằng nó sẽ là chất xúc tác khi theo dõi tác phẩm. Sự tàn khốc của chiến tranh hiện lên không thể chân thực hơn, đánh mạnh vào cảm xúc và lý trí của người xem.
Cả 4 bốn nhân vật chính, với tư cách là những người trực tiếp tham gia vào cuộc chiến, đều đã phải chịu những tổn thương do bom đạn gây ra. Nhưng nỗi đau lớn nhất mà không thuốc men nào có thể xoa dịu được đó là nỗi đau về tinh thần, về người chỉ huy cũ mà họ xem như anh cả. Đó là thứ gây ám ảnh suốt một thời gian dài, xuất hiện cả trong giấc mơ với những cuộc trò chuyện nửa thực nửa ảo. Do đó chuyến đi này giống như cơ hội để đối diện với quá khứ và hóa giải những uẩn khúc đang dần ăn mòn tâm hồn họ.
Bên cạnh đó, Da 5 Bloods cũng không quên nhắc nhở chúng ta rằng chiến tranh là nỗi đau của cả hai bên. Dân tộc Việt Nam cũng trải qua nhiều hy sinh, mất mát để có được hòa bình như ngày hôm nay. Nhưng dẫu nhìn từ phía nào thì người xem vẫn phải công nhận một điều rằng, những tổn thương mà cuộc chiến này hay bất cứ cuộc chiến nào gây ra, cũng là thứ tồn tại mãi mãi như vết sẹo hằn sâu trong ký ức.
Không chỉ lên án những cuộc chiến tranh phi nghĩa, đạo diễn Spike Lee còn gửi gắm vào Da 5 Bloods lời tố cáo về nạn phân biệt chủng tộc. Những người da màu, họ hy sinh vì đất nước mình nhưng không nhận được sự đối đãi xứng đáng. Bởi vì trong tư tưởng của những nhà lãnh đạo Mỹ, người da màu chỉ là công cụ, không phải con người.
Đây vẫn luôn là vấn đề nhức nhối trong xã hội Mỹ và thông điệp này càng có ý nghĩa khi nhìn vào thời điểm hiện tại. Chiến dịch Black Lives Matter vẫn đang diễn ra mạnh mẽ và bộ phim này ra mắt vào thời điểm không thể phù hợp hơn.
Là bộ phim mang nặng tính thông điệp nhưng có vẻ như Da 5 Bloods vẫn chưa chạm đến chất lượng của một tác phẩm tốt như khán giả kỳ vọng.
Đầu tiên là ở phần nhạc phim. Có lẽ đạo diễn Spike Lee mong muốn tạo nên sự khác biệt khi lồng ghép phần nghe và phần nhìn không mấy liên quan đến nhau. Nhưng khi xem, khán giả mới thực sự tin rằng chúng không nên kết hợp với nhau là có lý do chính đáng. Sự đối lập này khiến việc trải nghiệm Da 5 Bloods hơi khó khăn.
Trong chuyến hành trình trở về Việt Nam, có thể thấy tâm lý của các nhân vật cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Nhưng ngần ấy vẫn không đủ để giải thích cho sự thay đổi cảm xúc đến chóng mặt của họ, đặc biệt là nhân vật Paul. Các nhân vật thường xuyên gọi nhau là "bloods" (chiến hữu) để thể hiện mức độ găn bó giữa các thành viên. Nhưng họ lại thường xuyên xích mích và có những mâu thuẫn hết sức nực cười.
Hay ngay cả việc nhóm nhân vật đi tìm hài cốt và kho báu cũng khó lòng thuyết phục được khán giả. Nhiều chi tiết khiên cưỡng mà nếu không phải do chủ ý sắp đặt của đạo diễn thì sẽ khó lòng xảy ra ngoài đời thực.
Nói một cách nghiêm túc thì hai yếu tố chiến tranh và phân biệt sắc tộc nếu đứng riêng đều có đủ sức để làm nên một câu chuyện hay. Nhưng đạo diễn Spike Lee lại muốn kết hợp chúng với nhau để nhân đôi thông điệp, trong khi sợi dây liên kết không thực sự chắc chắn. Thậm chí khán giả có thể thấy thông điệp về chủng tộc có phần hơi thừa thãi khi nhìn vào tổng thể bộ phim.
Có lẽ trước khi thưởng thức Da 5 Bloods, bạn nên hạ thấp kỳ vọng xuống một chút vì ngoài thông điệp mang tính nhân văn ai cũng có thể đồng cảm, thì cách thể hiện của đạo diễn Spike Lee vẫn khá dị, kén khán giả và khó xem.
Da 5 Bloods - Phim chiến tranh quay tại Việt Nam được quốc tế khen hết lời: Viên đạn "nả" thẳng vào nạn phân biệt chủng tộc! Da 5 Bloods hiện đang nhận được 89% điểm tươi trên Rotten Tomatoes cùng nhiều lời khen của giới phê bình. Thời gian gần đây, Netflix đẩy mạnh vào thị trường châu Á với nhiều tác phẩm hợp tác với các quốc gia như Kingdom của Hàn, The Victim's Game của Đài Loan,... Trong số đó, Da 5 Blood s (Tựa Việt: Năm...