Review cực ngắn Chị Mười Ba: Ít hành động, bội thực “twist” so với web drama Thập Tam Muội
Nếu là fan của Thu Trang, phiên bản điện ảnh của “Thập Tam Muội” xứng đáng là cái kết đẹp cho web drama thành công nhất Việt Nam năm 2018. Còn với công chúng, họ vẫn thèm khát được thấy “ Chị Mười Ba” được hoành tráng hơn.
Thu về hơn 115 triệu lượt xem cho tổng 3 tập phim web drama, Thập Tam Muộitính đến thời điểm hiện tại vẫn là một trong số những web drama hot nhất Việt Nam. Nhờ tác phẩm này, Thu Trang và ekip đã tạo ra được một “vũ trụ điện ảnh giang hồ” của riêng mình. Thập Tam Muội đã khuynh đảo và góp phần đưa trào lưu làm web drama giang hồ trở thành sự kiện giải trí nổi bật nhất phim ảnh năm 2018 và cũng chính phiên bản web drama quá thành công này là rào cản lớn nhất của Chị Mười Ba.
Dàn nhân vật tạo nên thành công của Thập Tam Muội phiên bản web drama.
Đều được giữ nguyên trong Chị Mười Ba bản điện ảnh.
Dán nhãn C18 nhưng chất xã đoàn của Chị Mười Ba “lép vế” so với Thập Tam Muội
Để phù hợp với một bộ phim chiếu rạp, Chị Mười Ba phải cải biên rất nhiều, thậm chí với những ai là khán giả trung thành với Thập Tam Muội bản web drama, thậm chí còn thấy khá xa lạ với An Cư Nghĩa Đoàn bản điện ảnh, bởi nó rất khác khi so với Anh Em Xã Đoàn trên youtube mà họ từng biết. Bên cạnh tạo hình “kém xăm trổ” của anh Vi Cá (Quách Ngọc Tuyên), nghề bán bia ở vũ trường của anh Đường Băng ( Tiến Luật) đổi thành bán điện thoại. Chị Mười Ba (Thu Trang) từ bà trùm quản lí gái làng chơi, nay đùng một phát “cải tà quy chính”, luôn miệng nói chuyện phải làm ăn sao cho đúng pháp luật.
Hình ảnh hoành tráng của nhóm giang hồ xã đoàn ở phiên bản web drama.
An Cư Nghĩa Đoàn bản điện ảnh về đúng nghĩa nhóm anh em kinh doanh hùn vốn, với mục đích “an cư lập nghiệp”, không còn muốn va chạm giang hồ.
Thập Tam Muội phát miễn phí trên Youtube và được đầu tư chỉn chu, tuy nhiên, bộ phim này vẫn còn những hạn chế nhất định để trình chiếu trên màn ảnh rộng. Vậy nên khi Thu Trang công bố sẽ thực hiện phiên bản điện ảnh, công chúng không khỏi kì vọng những điểm yếu của bản web drama sẽ được cải biên, những điểm mạnh sẽ được hai đạo diễn của bộ phim là Khương Ngọc và A Tô phát huy. Thế nhưng, Chị Mười Ba đổi nghề, An Cư Nghĩa Đoàn từ nhóm anh em giang hồ nay trở thành tập đoàn kinh doanh với hàng loạt công ty con. Với những khán giả từng xem web drama và ra rạp vì Thập Tam Muội, rõ ràng họ cần một lời giải thích. Nếu Thu Trang và ekip xây dựng một câu chuyện chị Mười Ba hoàn toàn khác, ở một vũ trụ song song nào đó thì không ai thắc mắc, nhưng vì bản điện ảnh được quảng bá là phần kết của Thập Tam Muội.
Thay đổi mà không giải thích khiến cho loạt nhân vật trong Chị Mười Ba trở nên kém logic với Thập Tam Muội.
Ngoài anh Đường Băng, cả ba nhân vật giang hồ còn lại đều “có cũng được”, không có cũng chẳng ảnh hưởng đến mạch phim.
Ở khía cạnh là người tạo nên vũ trụ xã đoàn, A Tô và Thu Trang rõ ràng cần giải thích với người hâm mộ, lí do vì sao lại có sự thay đổi này. Tuyệt nhiên trong suốt quá trình xem phim, những phân đoạn giải thích lí do của chuyển biến này hoàn toàn không có. Đây không phải là lựa chọn thông minh của NSX khi chấp nhận để thắc mắc to đùng này của khán giả đi xuyên suốt cả bộ phim.
Từ “bà trùm” của gái làng chơi, khán giả của web drama không có lời nào giải thích về chuyện chị Mười Ba đột nhiên chuyển nghề.
(Từ đây bài viết có tiết lộ nội dung phim xin cân nhắc)
Cameo nhạt nhoà đáng tiếc
Bởi vì đột ngột “chuyển nghề” cho vài anh em ở An Cư Nghĩa Đoàn, nên khi xem 2/3 đoạn đầu phim Chị Mười Ba, khán giả vừa trải nghiệm vừa nhai những “hạt sạn” khó nuốt. Kẽm Gai (Anh Tú) bị Bi Long (Khương Ngọc) bắn vào người loạt đạn, tưởng chừng đã chết ở web drama, nay bất ngờ “sống lại”, đi bán hủ tiếu ở đầu phim. Tưởng sự xuất hiện của Anh Tú sẽ tạo nên cú twist bất ngờ nào trong phim, nào đâu bán xong rồi… thôi, chẳng còn thấy Kẽm Gai xuất hiện nữa, vậy nhân vật này ở trong phim chỉ nhằm mục đích “báo cáo” với fan web drama rằng Anh Tú chưa chết?
Sự xuất hiện khó hiểu của Anh Tú!
Tiếp theo là sự xuất hiện mờ nhạt của anh Bảy Gà, nhân vật được cho là “mặn nhất”, dù ở vũ trụ giang hồ của Thu Trang hay Nam Thư. Viện lí do phải đi học máy ấp gà, anh Bảy phải lặn lội sang tận trời tây để được chỉ dạy tận tình cách vận hành. Một đàn anh phải đích thân làm, trong khi có thể giao cho đàn thực hiện, lí do này liệu có quá “chuối” hay không?
Thay vì mạnh dạn cắt bỏ, Chị Mười Ba phải sa đà giải thích lí do vắng mặt của nhân vật anh Bảy Gà khiến mạch phim loãng ở đoạn đầu.
Từ Thập Tam Muội đến Chị Mười Ba, "chị đại làng hài" Thu Trang sẽ phải hy sinh gì ngoài điếu thuốc?
Những sự thay đổi mà bản gốc web drama "Chị Mười Ba" phải điều chỉnh để phù hợp với những tiêu chuẩn của phim điện ảnh là gì? Chị đại khu kĩ viện phải hy sinh những gì ngoài điếu thuốc lá?
Web drama Thập Tam Muội khi lên bản điện ảnh được đổi tên thành Chị Mười Ba: Phần Kết Thập Tam Muội. Vợ chồng Thu Trang - Tiến Luật đang phải nâng tầm một dự án tự phát thành một phim điện ảnh. Bước quan trọng trong hành động "nâng tầm" đó, chính là phải lược bỏ những chi tiết không phù hợp từ bản gốc để tránh vướng phải những rắc rối không đáng có ở khâu kiểm duyệt.
Hãy chuẩn bị cho một Chị Mười Ba khác xa bản web drama.
Chiếu Youtube là một chuyện, ở thị trường này không chuyện bị kiếm duyệt, bị... cấm chiếu nên các nghệ sĩ thoải mái thể hiện đủ những chi tiết nhạy cảm, trần trụi v.v... để phục vụ cho ý tưởng sáng tạo của mình. Lên màn ảnh rộng thì khác, mỗi dự án đều phải qua vòng kiểm duyệt nên Chị Mười Ba muốn ra rạp an toàn và được quần chúng đón nhận phải tiết chế hơn nhiều so với bản chiếu mạng.
Tiết kiệm thời lượng và cả... nhân vật
Nhiều khán giả có thể sẽ bị hụt hẫng vì xem Chị Mười Ba không "đã" bằng xem bản web drama vì các tình tiết gãy gọn, thậm chí tiết tấu sẽ hơi nhanh, đường dây kịch bản đã lên cao trào rồi mà nhiều người xem thì chưa v.v... Đây là một điểm yếu mà Chị Mười Ba phải khắc phục vì nhiều fan của bộ phim đã quen với mạch truyện của bản web drama nên sẽ thấy chưa quen với đường dây mới.
Sẽ có sự thay đổi về phân bố nhân vật trong phim.
Bản điện ảnh dễ mất hứng thú của khán giả nếu đạo diễn không thay đổi tốc độ của tình tiết, các chi tiết không được kết nối chặt chẽ, dòng thời gian nhảy qua lại thiếu logic. Đối với màn ảnh rộng, nhiều người đòi hỏi một mạch phim chặt chẽ không thừa tình tiết, nhưng vẫn phải có vai trò hợp lý, đất diễn đủ cho các gương mặt anh tài phô diễn.
Bảy Gà có khả năng sẽ phải "chuyển phe".
Nhiều nhân vật có khả năng sẽ phải linh động vai trò của mình trong Xã Đoàn để dàn diễn viên không bị thừa chỗ này, thiếu chỗ nọ. Ví dụ như dàn anh em Chợ Mới nếu đứng lúc nhúc trên màn ảnh là quá thừa, nên một vài người sẽ phải... chết, một số thì phản bội, chuyển phe để lực lượng hai bên cân bằng, hoặc tạo thế yếu cho phía An Cư Nghĩa Đoàn, dồn các nhân vật chính vào nguy hiểm, tùy ý đồ đạo diễn.
Không đưa những chi tiết nhạy cảm, tuyên truyền thiếu lành mạnh
Chị Mười Ba bản điện ảnh tuy kể về câu chuyện giang hồ, xã hội đen nhưng không được bước qua ranh giới: tuyên truyền, cổ súy cho lối sống thiếu lành mạnh. Những chi tiết như Chị Mười Ba hút thuốc lá, hình xăm của Vi Cá (Quách Ngọc Tuyên) và kể cả những cảnh nhậu nhẹt như chuyện thường ngày giữa các tay anh chị sẽ phải bị lược bỏ. Vì những chi tiết này rất dễ khiến khán giả cho rằng muốn "ngầu" là phải hút thuốc lá, phải đánh nhau sứt đầu mẻ trán v.v... dẫn đến các đối tượng người xem chưa trưởng thành bắt chước làm theo.
Phải hạn chế việc để khán giả nghĩ rằng phải hút thuốc như chị Mười Ba mới là "ngầu".
Nếu ekip kiên trì muốn giữ lại những hình ảnh này thì nhiều khả năng phim sẽ bị giới hạn độ tuổi, kéo theo đó là doanh thu sẽ giảm do lượng người được phép ra rạp không còn nhiều. Nếu muốn bảo toàn số lượng khách, vợ chồng Thu Trang và Tiến Luật phải tìm cách khác để thể hiện sự gai góc, "ngầu lòi" của giới giang hồ mà không được gửi một thông điệp nào cho công chúng rằng hút thuốc lá, nhậu nhẹt là lối sống nên theo đuổi. Trong phim, những phân cảnh nhậu nhẹt giữa cả băng được thể hiện một cách rất... văn minh. Ai nấy đều tự nguyện góp mồi, và những người bạn chí cốt như anh Đường Băng, chị Mười Ba, Hoàng Hí Hửng, anh Vi Cá đều nhậu say rồi quay qua... giỡn chứ không hề có một hành động vượt quá chuẩn mực nào. Đồng thời, số lượng phân cảnh nhậu nhẹt cũng bị hạn chế xuống tối đa, chỉ có một cảnh duy nhất.
Giang hồ thì không thể nhậu bằng... nước ngọt được, cách duy nhất là giảm hẳn các cảnh nhậu nhẹt này tối đa.
Không được có những cảnh bạo lực tàn bạo, đẫm máu
Khán giả xem trailer có thể thấy những cảnh đánh nhau, bạo lực trong Chị Mười Ba dường như đều như... giơ cao đánh khẽ. Bi Long (Khương Ngọc) lấy mạng anh Đường Băng (Tiến Luật) bằng cách... ôm chầm lấy anh và lén lén đâm một nhát dao kết liễu, cảnh hỗn chiến cũng chỉ thấy các bên "choảng" nhau bằng gậy gộc chứ không thấy dao, hay súng ống như trong web drama... Trong phim, súng ống, dao kiếm cũng bị hạn chế tối đa. Chị Mười Ba cả phim lăm lăm cây súng nhưng không bắn một phát nào.
Thời buổi nào rồi mà đánh nhau còn dùng gậy.
Hoặc dùng võ thuật.
Trong khi hồi xưa dùng súng.
Trên hết là vì những cảnh bạo lực quá tàn khốc sẽ khiến phim bị hạn chế khối lượng khán giả. Giang Hồ Chợ Lớn từng bị dán mác cấm khán giả dưới 18 tuổi trước khi bị cấm chiếu cũng vì có những cảnh đổ máu. Hai Phượng cũng gắn mác "18 " bởi những phân đoạn bạo lực cường độ rất cao. Nếu không muốn có chung số phận với những phim kể trên, thì những phân cảnh như cảnh các băng nhóm cầm dao truy bắt lẫn nhau, các trận chém tàn bạo v.v... sẽ phải được điều chỉnh lại sao cho vẫn chân thực nhưng không quá mạn rợn, khủng khiếp, hạn chế đổ máu trên màn ảnh.
Để giải đáp cho những thử thách này, tại buổi họp fan diễn ra ngày 24/03 vừa qua Thu Trang đã tuyên bố rằng cô và ekip đã tìm ra cách để giữ nguyên "cái chất" của một bộ phim giang hồ mà không phạm vào những quy chuẩn đặt ra cho một tác phẩm điện ảnh.
Khoảnh khắc miêu tả tâm lý, đậm chất điện ảnh như thế này sẽ nhiều hơn.
Chúng ta đã có thể mập mờ đoán ra phương pháp đó của chị, đó là thay thế những yếu tố nhạy cảm bằng sự gay cấn trong kịch bản, miêu tả tâm lý nhân vật. Các nhân vật sẽ dùng những mánh khóe trở mặt, hãm hại lẫn nhau để thể hiện mặt tối khắc nghiệt, người này giẫm lên người kia mà sống của xã hội đen thay vì cứ phải hút thuốc lá hay xăm mình.
Trong bản nhạc phim mới ra mắt ngày 25/03, ekip tiết lộ thêm một nhân vật nữa sẽ chết vì giao tranh giữa An Cư Nghĩa Đoàn và liên minh Hắc Hổ - Bi Long đó là A Chề (Thanh Tân), đàn em thân tín của chị Mười Ba. Mối liên minh Chợ Mới chưa tham chiến đã thiệt hại hai người, cơ sở làm ăn của các anh em trong Xã Đoàn liên tục gặp trắc trở v.v... Đoạn MV cũng có một phần lời bài hát gợi ý rằng sẽ có một kẻ phản bội trong hàng ngũ các giang hồ Chợ Mới.
A Chề (đội nón) có khả năng là người tiếp theo mất mạng.
Bài nhạc phim "Gió Đã Nổi Lên Rồi" của "Chị Mười Ba"
Chị Mười Ba: Phần Kết Thập Tam Muội ra rạp phục vụ khán giả từ ngày 29/03.
Theo trí thức trẻ
Giới giang hồ được Thu Trang "tẩy trắng" trong "Chị Mười Ba" như thế nào? Những cảnh bạo lực kiểu "giơ cao đánh khẽ", thay thuốc lá bằng... nước ngọt có phải là những cách mà Thu Trang dùng để biến giới giang hồ của mình trở nên... văn minh hơn trong dự án điện ảnh "Chị Mười Ba"? Chiếu phim trên nền tảng Youtube, các nghệ sĩ tha hồ vượt qua mọi giới hạn để thể hiện...