Reuters: Việt Nam, Hàn Quốc có thể mua máy bay P-3, S-3 của Mỹ
Việt Nam và Hàn Quốc có thể mua máy bay trinh sát biển P-3 Orion và S-3 loại đã qua sử dụng và được tân trang, hãng Lockheed Martin (Mỹ) tiết lộ ngày 5.6, theo Reuters.
Các sĩ quan Hải quân Nhân dân Việt Nam được mời bay quan sát trên máy bay săn ngầm P-3C Orion của Không đoàn VP-47 Hải quân Mỹ ở Hawaii ngày 13.4.2016 – Ảnh: Không đoàn VP-47. REUTERS
Reuters ngày 6.6 dẫn lời một quan chức cấp cao giấu tên của quân đội Việt Nam hay Việt Nam có thể mua một số vũ khí của Mỹ sau khi Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí nhân chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama đến Việt Nam vừa qua.
Tuy vậy, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh tại Đối thoại Shangri-La ngày 5.6 cho biết: “Chúng tôi không chắc chắn có thể mua gì từ Mỹ hoặc về những gì chúng tôi muốn mua”.
Trả lời phỏng vấn Reuters tại triển lãm hàng không ở thủ đô Berlin (Đức), ông Clay Fearnow, một giám đốc phụ trách nhánh hàng không của Lockheed Martin cho Reuters biết Việt Nam dự kiến đề nghị phía Lockheed Martin chính thức báo giá và cung cấp đầy đủ thông tin về 4 hoặc 6 máy bay P-3 Orion đã qua sử dụng, loại được Hải quân Mỹ dùng, trong vòng vài tháng tới.
Nếu Việt Nam quyết định mua, những chiếc P-3 mà Hải quân Mỹ không còn sử dụng đang lưu giữ ở một nghĩa địa máy bay trong sa mạc tại Mỹ sẽ được tân trang lại với cặp cánh mới, hệ thống điện tử dò tìm tàu ngầm mới cho Việt Nam, ông Fearnow nói.
Các sĩ quan Hải quân Việt Nam lên máy bay săn ngầm P-3C Orion của Không đoàn VP-47 Hải quân Mỹ ở Hawaii ngày 13.4.2016. KHÔNG ĐOÀN VP-47
Video đang HOT
Theo ông Fearnow, giá mỗi chiếc P-3 cũ được tân trang có thể vào khoảng 80-90 triệu USD, và Lockheed Martin từng bán P-3 cho Đài Loan với giá này.
Kể từ năm 2008, Lockheed Martin sản xuất cánh mới và tân trang lại trên 90 máy bay P-3 Orion cho một số nước và lãnh thổ, bao gồm Mỹ, Na Uy, Đài Loan, Chile và Đức, theo ông Fearnow.
Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố chưa thể bình luận về thương vụ P-3 hay S-3 như Reuters nói khi Bộ này chưa chính thức trình lên Quốc hội Mỹ.
Hàn Quốc thì muốn mua những chiếc cánh máy bay mới cho những chiếc P-3 của nước này và có thể mua thêm 12 chiếc S-3 của Hải quân Mỹ đang lưu giữ trong sa mạc sau khi được cho “nghỉ hưu” vào năm 2009, ông Fearnow nói thêm.
Hãng Boeing (Mỹ) cũng nỗ lực tiếp thị máy bay trinh sát biển P-8 Poseidon, nhưng loại này mới hơn và có giá đắt hơn P-3. Một đối thủ khác là máy bay trinh sát biển chế tạo trên cơ sở máy bay vận tải C-295 của hãng Airbus.
Máy bay trinh sát biển S-3B Viking cất cánh từ tàu sân bay Mỹ USS Abraham Lincoln, tháng 8.2002HẢI QUÂN MỸ
Hãng Lockheed Martin tiết lộ thông tin trên giữa lúc các quốc gia ở châu Á đang gia tăng chi tiêu ngân sách sắm nhiều khí tài quân sự từ tàu ngầm đến chiến đấu cơ, máy bay trinh sát được cho là nhằm đối phó sự bành trướng của Trung Quốc trên biển, theo phân tích của hãng tin Bloomberg (Mỹ).
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Lực lượng IS lâm vào thế khó, 'lưỡng bề thọ địch'
Nhóm khủng bố IS đang bị giáp công liên tiếp ở hai mặt trận Iraq và Syria. Đây là một trong những chiến dịch lớn nhất được tổ chức nhằm giành lại những lãnh thổ IS đã chiếm giữ từ năm 2014.
Tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đang đối mặt với các đợt tấn công dữ dội ở cả hai mặt trận Iraq và Syria. Tại Syria, lực lượng dân quân hỗ trợ bởi Mỹ, bao gồm hàng ngàn quân Ả Rập và người Kurd, đã liên tiếp tái chiếm nhiều ngôi làng có vị trí chiến lược gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.
Liên quân Các lực lượng dân chủ Syria 9SDF) bao gồm phần đông là lực lượng dân quân người Kurd YDG (Ảnh: Reuters)
Cuộc tiến quân bởi liên minh Các lực lượng Dân chủ Syria (SDF) đã đẩy lùi IS khổi 16 ngôi làng nằm gần thì trấn Manbij. Liên quân giữa người Kurd và các chiến binh Ả Rập là lực lượng nhận được hỗ trợ nhiều nhất từ Mỹ. Sự hiện diện của các chiến binh Ả Rập là nhằm "xoa dịu" những lo ngại từ phía Thổ Nhĩ Kỳ, vốn xem người Kurd là kẻ thù. Theo hãng tin Reuters, chiến dịch tại biên giới Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là bàn đạp để liên quân tái chiếm thành phố Raqqa, "thủ phủ" của IS tại Syria.
Trận đánh lớn của Iraq
Falluja chính là tiền đồn đầu tiên của IS tại Iraq vào năm 2014, trước khi lực lượng này bành trước một phần lớn diện tích phía bắc và phía tây Iraq. Thành phố này cũng là cứ điểm tập trung nhiều lực lượng phiến quân người Sunni, chống chính quyền người Shiite của Iraq và quân đội Mỹ.
Thủ tướng Haider al-Abadi đến trung tâm chỉ huy gần tiền tuyến thành phố Falluja (Ảnh: Reuters)
Chiến dịch tái chiếm Falluja được Thủ tướng Abadi công bố cách đây 10 ngày. Hiện còn hơn 50.000 dân thường còn kẹt lại bên trong thành phố. Liên Hiệp Quốc cảnh báo IS đang bắt hàng trăm gia đình làm lá chắn sống. Trước sự chống cự quyết liệt của IS, quân đội Iraq trong 2 ngày qua vẫn chưa thể tiến quân và giữ vị trí vùng ngoại ô phía nam thành bố, theo Reuters.
Falluja là tiền đồn gần thủ đô Baghdad nhất mà IS đang nắm giữ. Đây được cho là nơi IS tổ chức các đợt đánh bom tự sát nhắm vào Baghdad.
THIÊN ANH
Theo_PLO
Vua chiến trường M107 Mỹ trong Quân đội Việt Nam Sau chiến dịch Tây Nguyên ta đã thu 12 khẩu pháo tự hành M107 175mm trong tình trạng hoạt động tốt. Thuần phục "vua chiến trường" M107 Mặc dù M107 được Mỹ và VNCH kì vọng rất nhiều nhưng thực tế hiệu quả chiến đấu của khẩu pháo này tại chiến trường Việt Nam không cao. Trong trận Thành Cổ tháng 3/1972, sau...