Reuters: IRGC ra lệnh toàn bộ thành viên ngừng sử dụng thiết bị liên lạc
Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran ( IRGC) đã ra lệnh cho toàn bộ thành viên ngừng sử dụng các thiết bị liên lạc, sau vụ việc máy nhắn tin, bộ đàm phát nổ hàng loạt tại Liban gây thương vong lớn.
Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) tại lễ duyệt binh ở Tehran. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Đây là thông tin do hai quan chức an ninh cấp cao của Iran chia sẻ với hãng thông tấn Reuters (Anh) ngày 23/9.
Một trong hai quan chức này cho biết IRGC đang tiến hành chiến dịch quy mô lớn để kiểm tra mọi thiết bị, không chỉ dừng lại ở thiết bị liên lạc.
Video đang HOT
Theo quan chức này, hầu hết các thiết bị do thành viên IRGC sử dụng đều được sản xuất trong nước, hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc và Nga. Bên cạnh đó, lực lượng IRGC hiện sử dụng mã hóa đầu cuối trong hệ thống nhắn tin.
Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ Iran chưa phản hồi về thông tin Reuters đăng tải.
Vụ nổ máy nhắn tin khắp Liban vào ngày 17/9 và bộ đàm một ngày sau đó đã khiến 39 người tử vong và hơn 3.000 người bị thương. Cả Liban cùng Hezbollah đều cáo buộc Israel đứng đằng sau các vụ tấn công này. Trong khi đó, Israel không phủ nhận và cũng không xác nhận liên quan.
Theo nguồn tin của Reuters, một số máy nhắn tin và bộ đàm phát nổ tại Liban đã được chuyển đến Tehran để các chuyên gia Iran nghiên cứu.
IRGC là lực lượng chính trị, vũ trang, kinh tế tại Iran. IRGC thành lập sau Cách mạng Hồi giáo năm 1979. IRGC sở hữu lực lượng bộ binh, hải quân và không quân riêng, giám sát các vũ khí chiến lược của Iran.
Vụ nổ máy nhắn tin và bộ đàm tại Liban: Thuốc nổ có thể được cài trong pin của thiết bị
Theo một nguồn tin từ Liban, trong vụ loạt máy nhắn tin và bộ đàm phát nổ gây thương vong tại Liban những ngày gần đây, thuốc nổ PETN, một trong những loại thuốc nổ mạnh nhất, được cài vào hộp pin của các thiết bị trên một cách tinh vi nên cực kỳ khó phát hiện.
Bộ đàm được sử dụng bởi thành viên lực lượng Hezbollah tại Beirut, Liban ngày 18/9/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Nguồn tin trên cho biết ngay cả khi hộp pin tách rời với thiết bị vẫn có thể phát nổ được. Theo một nguồn tin an ninh khác, khoảng 3gram thuốc nổ được giấu trong các máy nhắn tin, có vẻ như từ vài tháng trước khi xảy ra các vụ nổ.
Những hình ảnh chụp phần còn lại của các máy bộ đàm sau khi phát nổ có phần nhãn ghi nhãn hiệu Icom sản xuất tại Nhật Bản. Công ty Icom cho biết đã ngừng sản xuất thiết bị này từ thập niên trước và những sản phẩm đang bán trên thị trường hiện nay đều là hàng giả. Theo giải thích của ông Yoshiki Enomoto thuộc công ty Icom, rất khó cài thuốc nổ vào cấu phần chính của bộ đàm do các mạch điện tử được sắp xếp rất chặt, vì thế nhiều khả năng thuốc nổ được cài vào hộp pin rời.
Theo kết quả điều tra sơ bộ do phái đoàn thường trực của Liban tại Liên hợp quốc công bố ngày 19/9, các thiết bị phát nổ đã được gài sẵn thuốc nổ một cách chuyên nghiệp trước khi vào Liban và được kích nổ bằng cách gửi email đến những thiết bị đó.
Tiếp tục các phản ứng của cộng đồng quốc tế về các vụ nổ tại Liban, trong một phát biểu, người đứng đầu chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell đã gọi các vụ nổ trên là tấn công vào dân thường. Ông nhấn mạnh dù các cuộc tấn công có vẻ như là có mục tiêu, nhưng đã gây thiệt hại nặng nề cho dân thường. Ông Borrell nêu rõ EU kêu gọi tất cả các bên liên quan ngăn chặn một cuộc chiến tranh toàn diện có thể gây hậu quả nặng nề cho toàn bộ khu vực và xa hơn.
Các vụ nổ máy nhắn tin và bộ đàm trong các ngày 17-18/9 đã làm ít nhất 26 người thiệt mạng và hơn 3.200 người bị thương trên khắp Liban. Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA) dự kiến nhóm họp trong ngày 19/9 để thảo luận tình hình tại Liban.
Tái hiện 'bóng ma' chiến tranh Hàng nghìn máy nhắn tin và bộ đàm đã đồng loạt phát nổ ở nhiều khu vực khác nhau trên khắp Liban trong các ngày 17 và 18/9, với mục tiêu được cho là nhằm vào các thành viên của phong trào Hezbollah. Bộ đàm được sử dụng bởi thành viên lực lượng Hezbollah tại Beirut, Liban ngày 18/9/2024. Ảnh: THX/TTXVN Cùng với...