Reuters ca ngợi du lịch Việt Nam phục hồi nhanh
Đều sớm đẩy lùi Covid-19, nhưng Việt Nam có các chỉ số du lịch tăng, còn tình hình du lịch tại New Zealand vẫn ảm đạm.
Laura Douglas, chủ một trang trại rộng 15.000 ha nằm giữa những ngọn núi phủ tuyết phía nam New Zealand, từng đón hàng trăm khách quốc tế mỗi tháng cho đến khi đại dịch khiến việc kinh doanh đình trệ.
Để trang trải cuộc sống, Douglas phải làm thêm nghề tay trái là bác sĩ thú y khi quốc gia đóng cửa biên giới. Douglas không phải trường hợp duy nhất phải đổi nghề trong đại dịch, đây là tình hình chung của du lịch New Zealand hiện tại khi mọi thứ đều sụt giảm và ảm đạm.
Du khách chụp ảnh bên cầu Thê Húc, Hồ Gươm, Hà Nội hôm 18/5. Ảnh: Kham/Reuters.
Tháng 7 thường là mùa cao điểm du lịch, nhưng các chuyến bay đã giảm 40% so với cùng kỳ năm ngoái, thậm chí nhiều chuyến đang bị hủy bỏ, theo số liệu từ công ty phân tích du lịch Cirium. Số lượng các đơn đặt phòng cũng giảm 55% và Reuters nhận định đến cuối năm 2020, việc phục hồi vẫn là điều không thể.
Thủ tướng Jacinda Ardern kêu gọi các nhà tuyển dụng xem xét giảm bớt ngày làm việc, còn 4 ngày một tuần. Chính phủ cũng đang tích cực tăng các ngày nghỉ lễ trong năm nay. Những động thái trên nhằm kích cầu du lịch. Dường như, người dân bắt đầu chú ý đến sự khuyến khích của chính phủ và các chuyến đi cuối tuần bắt đầu nhiều hơn.
Video đang HOT
Ngoài ra, chính phủ tung gói hỗ trợ 256 triệu USD để trợ cấp tiền lương và các chi phí khác của ngành công nghiệp du lịch. Tuy nhiên, theo các chủ doanh nghiệp, điều này vẫn không đủ sức khiến du lịch New Zealand phục hồi như ban đầu, mà phải trông mong vào khách quốc tế.
Trong khi đó, tại Việt Nam, quốc gia châu Á đang được cả thế giới ca ngợi trong kiểm soát dịch bệnh – theo nhận định từ Reuters, kịch bản lại diễn ra theo chiều hướng ngược lại. New Zealand và Việt Nam đều là những quốc gia nổi tiếng kiểm soát tốt dịch bệnh, đều đã dỡ bỏ hạn chế đi lại trong nước và cùng một số hạn chế nhập cảnh với người nước ngoài. Nhưng cả hai nước khác nhau rõ rệt trong việc thúc đẩy, hồi phục du lịch. Nếu xứ sở chim kiwi gặp khó khăn vì phụ thuộc vào thị trường quốc tế đem lại lợi nhuận hơn 5,3 tỷ USD, Việt Nam lại đang hồi phục nhờ kích cầu nội địa. Trong tháng 7, hơn 26.000 chuyến bay (tăng 16%) sẽ cất cánh trên bầu trời Việt Nam, vận chuyển 5 triệu hành khách (tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái).
Nguyen Thi Thuy Anh, giám đốc một công ty du lịch tại Việt Nam, cho biết chính phủ đã đưa ra phương án kích cầu nội địa. Nhiều địa phương và các doanh nghiệp hưởng ứng, đưa ra các chương trình khuyến mại nhằm thu hút du khách. Các khách sạn và vé máy bay giảm giá mạnh, dẫn đến việc đặt phòng, vé tăng đột biến. Theo cô, nhiều du khách không đủ tài chính để sử dụng dịch vụ khách sạn 5 sao khi chưa có khuyến mại. Do đó, khi giá phòng giảm, lượng đặt phòng ồ ạt tăng lên.
Theo phân tích của Reuters, TP HCM, Hà Nội, Phú Quốc và Nha Trang là những điểm nóng du lịch được nhiều người tới nhất, tính đến giữa tháng 6, sau khi thời kỳ cách ly xã hội kết thúc vào cuối tháng 4.
Nghệ An - điểm đến an toàn và khác biệt
Nằm ở trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ, kết nối các tỉnh phía Bắc với khu vực miền Trung, lại có hệ thống giao thông thuận lợi và nguồn tài nguyên du lịch đa dạng.
Nghệ An có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Sau dịch Covid-19, Nghệ An tích cực triển khai các biện pháp kích cầu du lịch nội địa, khẳng định thương hiệu 'Nghệ An - điểm đến an toàn và khác biệt'.
Bãi biển Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu.
"Bàn đạp" để phát triển du lịch
Nghệ An - vùng đất đã đi vào thi ca Việt Nam với câu ca dao đầy ấn tượng: "Đường vô xứ Nghệ quanh quanh/ Non xanh nước biếc như tranh họa đồ". Nghệ An vinh dự là mảnh đất đã sinh ra vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam - Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng nhiều chí sĩ yêu nước như: Phan Bội Châu, Phan Đình Phùng, Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập...
Đây cũng là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử với 375 di tích, danh thắng được xếp hạng, trong đó có 3 di tích quốc gia đặc biệt, 137 di tích quốc gia. Nghệ An còn sở hữu những di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc như Lễ hội Xăng Khan, Lễ hội rước hến đền Thanh Liệt (xã Hưng Lam, huyện Hưng Nguyên). Đặc biệt, dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Nghệ An sở hữu địa hình đa dạng, từ núi cao, trung du, đồng bằng cho đến các bãi biển đẹp với đường bờ biển dài 82km. Ngoài ra, Nghệ An còn có nhiều khu bảo tồn thiên nhiên với hệ động thực vật phong phú, đa dạng như: Vườn quốc gia Pù Mát hay Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Nguồn tài nguyên dồi dào, phong phú này chính là "bàn đạp" để phát triển du lịch trong thời gian tới.
Nỗ lực kích cầu
Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến ngành Du lịch nói chung và Nghệ An không phải ngoại lệ. Nói về thiệt hại của ngành Du lịch tỉnh, ông Bùi Đình Long, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cho biết: "Lượng khách và doanh thu du lịch trên địa bàn tỉnh đã giảm trên 60% so với cùng kỳ năm 2019.
Nhiều doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, nhà hàng phải ngừng hoạt động khi xảy ra dịch Covid-19. Mặc dù dịch bệnh hiện cơ bản đã được khống chế, hoạt động du lịch có dấu hiệu phục hồi nhưng du lịch Nghệ An vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức như: Lượng khách chưa cao, chủ yếu là khách nội vùng, lưu trú trong thời gian ngắn, mức chi tiêu thấp...".
Với mong muốn khôi phục ngành kinh tế mũi nhọn, vừa qua, Nghệ An đã phát động chương trình kích cầu du lịch nội địa. Ông Trần Ngọc Khoan, Chủ tịch Chi hội Khách sạn Nghệ An cho biết: Ngay khi diễn biến dịch Covid-19 có dấu hiệu giảm căng thẳng, Sở Du lịch Nghệ An đã cùng Hiệp hội Du lịch và các cơ sở lưu trú thống nhất thực hiện chương trình kích cầu.
Các cơ sở lưu trú đã giảm khoảng 50 - 60% giá phòng cho khách du lịch và các đơn vị lữ hành trong cả nước. "Hiện nay, giá phòng khách sạn trên địa bàn tỉnh Nghệ An ở mức thấp nhất cả nước nhưng vẫn bảo đảm chất lượng. Trong giai đoạn khó khăn này, chúng tôi coi trọng việc giữ khách hơn giành lợi nhuận. Tất cả vì hình ảnh và sự phát triển bền vững của Du lịch Nghệ An", ông Khoan chia sẻ.
Là một trong những doanh nghiệp du lịch của Hà Nội đã hợp tác lâu dài với các doanh nghiệp du lịch của Nghệ An, Công ty cổ phần Golden Tour đã và đang thực hiện các chương trình tour tại Nghệ An theo từng chủ đề.
Tuy nhiên, theo Giám đốc công ty Phạm Tiến Dũng, ngành Du lịch Nghệ An cần có chính sách hỗ trợ các khách sạn, doanh nghiệp vận chuyển tại địa phương đến hết năm 2020 để giảm giá thành sản phẩm, gia tăng giá trị tour và dịch vụ khác biệt để kích thích nhu cầu du lịch. Bên cạnh đó, tỉnh cũng cần thay đổi phương thức quảng bá, sử dụng nền tảng mạng xã hội để đẩy mạnh thương hiệu điểm đến Nghệ An theo chủ đề và mùa vụ với các slogan khác nhau.
Để khẳng định thương hiệu "Nghệ An - điểm đến an toàn và khác biệt", ông Nguyễn Mạnh Cường, Giám đốc Sở Du lịch Nghệ An cho biết, tỉnh đang phát triển sản phẩm du lịch, dịch vụ mới để thu hút khách như: Tour mạo hiểm chinh phục đỉnh Puxailaileng cao 2.711m tại Kỳ Sơn gắn với tìm hiểu văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và các điểm du lịch sinh thái miền núi phía tây Nghệ An; xây dựng các tour nội tỉnh kết nối các sản phẩm, dịch vụ mới. Song song với đó, tỉnh cũng phát động chiến dịch làm sạch bãi biển Cửa Lò, phòng chống rác thải nhựa tại các khu, điểm du lịch; xây dựng nếp sống văn minh nơi công cộng gắn với việc thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử văn minh trong du lịch và Bộ Quy tắc hướng dẫn bảo vệ môi trường du lịch nhằm xây dựng môi trường du lịch an toàn, văn minh, thân thiện và chất lượng...
Khai thác các "đặc sản" du lịch, kích cầu phát triển sau đại dịch Covid-19 Nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng du lịch, tỉnh Quảng Trị đã xây dựng các giải pháp, hoạt động kích cầu du lịch, khắc phục hậu quả dịch bệnh Covid-19. Để đưa ngành du lịch phát triển sau cơn đại dịch, tỉnh Quảng Trị đã xây dựng các chương trình kích cầu du lịch: Tổ chức hội nghị liên kết phát triển du...