Rết khổng lồ mới, đặt tên theo người bị thần nguyền rủa
Loài rết mới lần đầu phát hiện ở Nhật Bản trong hơn một thế kỷ qua có kích thước to lớn bất thường.
Các chuyên gia mới phát hiện loài rết khổng lồ mới trên một số hòn đảo ở quần đảo Nhật Bản. Đây là lần đầu tiên sau 143 năm họ tìm thấy loài rết mới tại Nhật Bản.
Con rết này có khoảng 20 chân, dài khoảng 20 cm, là loài rết lớn nhất trong quần đảo Ryukyu, gồm khoảng 200 hòn đảo.
Người ta đặt tên cho loài rết mới này là Scolopendra alcyona, bắt nguồn từ cái tên Alcyone, một phụ nữ trong thần thoại Hy Lạp. Được biết, Alcyone chính là người bị các vị thần nguyền rủa sau khi bà tự so sánh mình với nữ thần cao quý Hera. Về sau, Alcyone bị biến thành chim Halcyon mà ngày nay gọi là chim bói cá.
Rết khổng lồ mới, đặt tên theo người bị thần nguyền rủa
Trong lần thu thập này có một con rết mà chân màu xanh ngọc bích tương tự như chân chim bói cá. Loài rết mới ưa sống trong môi trường nhiều nước, điều này là một trong những lý do tạo ra cảm hứng giúp các nhà khoa học lựa chọn tên gọi cho nó.
Trong tiếng Nhật, tên của loài mới là Ryjin-ômukade, cũng có nguồn gốc từ thần thoại. Hàng trăm năm trước ở quần đảo Ryukyu, người dân trang trí thuyền của mình bằng hình ảnh những con rết với mục đích bảo vệ họ, chống lại một vị thần rồng Ryujin. Truyền thuyết địa phương vào thời điểm đó kể lại rằng Ryujin sợ rết sau khi bị một con cắn vào tai.
Video đang HOT
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu đã thu thập được bảy con rết của hai loài khác trong chi Scolopendra – S. mutilans và S. subspinipes từ Đảo Okinawa-jima, Đảo Kume-jima, Đảo Chichi-jima và trung tâm Honshu ở tỉnh Kanagawa, Nhật Bản.
Đồng tác giả nghiên cứu Katsuyuki Eguchi, phó giáo sư trường Đại học Khoa học tại Tokyo, cho biết: “Việc phát hiện ra một trong những loài động vật chân đốt sống trên cạn lớn nhất ở Nhật Bản chỉ ra rằng quần đảo Ryukyu là một kho tàng về tự nhiên và đa dạng sinh học”.
Rết khổng lồ như Scolopendra alcyona được nhiều người săn lùng làm thú cưng, tuy nhiên loài này cực kỳ khó sinh sản và duy trì trong điều kiện nuôi nhốt. Katsuyuki Eguchi cho biết những người sưu tập thường xuyên mua bán vật nuôi cũng có thể đẩy nhanh sự suy giảm về số lượng loài rết này.
Katsuyuki Eguchi nói: “Chúng tôi hy vọng rằng khám phá giúp tăng động lực cho việc bảo tồn đa dạng sinh học của vùng Ryukyu”.
Khai quật mộ cổ 'vương giả' 1.000 năm tuổi: Cảnh tượng bên trong khiến chuyên gia sửng sốt
Người xưa rất chú trọng đến hậu sự. Vì vậy, chỉ cần là con nhà giàu có thì sau khi chết, mộ phần cũng phải được chuẩn bị xa hoa.
Ngoài hoàng đế, chỉ cần là người trong gia đình vương giả, hầu hết đồ tùy táng đều là vàng bạc đá quý, sau khi được phát hiện đều có giá trị kinh tế và giá trị nghiên cứu cao.
Một ngôi mộ cổ được tìm thấy tại ngôi làng bình thường, thứ bên trong đã khiến giới khảo cổ sửng sốt: Một bàn tiệc vẫn còn nguyên vẹn!
Năm 1993, một người dân ở Trương Gia Khẩu, Hà Bắc, tình cờ phát hiện ra có nước thấm trên mặt đất nên đã gọi người có liên quan tiến hành điều tra.
Nhờ vậy người ta phát hiện ra một ngôi mộ cổ. Theo đánh giá của giới chuyên môn, những ngôi mộ này là của một gia đình họ Trương được xây dựng vào thời nhà Liêu, cách đây hơn một nghìn năm.
Toàn bộ lối đi của lăng mộ dài hơn 6 mét, đi xuống lối đi là cổng tháp hình vòm, trên cổng tháp này có rất nhiều đồ trang trí được chạm khắc, hoa văn sống động như thật. Có hai cánh cửa bên dưới cổng nhà, giống như những ngôi nhà mà chúng ta thấy ngày nay.
Chuyên gia mở cửa vào thì thấy hai bức tượng ở hai bên, tương tự như người bảo vệ. Nếu tiếp tục đi về phía trước, sẽ có một cánh cửa gỗ khác, có thể mở ra để đi vào phòng sau, nơi đây được đặt rất nhiều đồ mai táng quý giá.
Tuy nhiên, điều khiến các chuyên gia ngạc nhiên không phải là những đồ vật trong tang lễ này xa xỉ đến mức nào mà chính là một bàn ăn.
Hình ảnh bàn ăn được tìm thấy (Ảnh: Sohu)
Trong phòng sau, có một cái bàn tròn lớn với dụng cụ ăn uống và các món ăn cùng trái cây. Mặc dù hầu hết thực phẩm đã bị ôi thiu sau hàng nghìn năm nhưng vẫn có thể phân biệt được: Có nho, hạt dẻ và các món ăn thông thường khác trên bàn ăn.
Vì chủ nhân của ngôi mộ tin theo đạo Phật nên bữa ăn đều là đồ chay, không có thịt.
Bên cạnh có bàn ghế, dường như muốn mời gia chủ dùng bữa bất cứ lúc nào. Ngoài ra, cạnh đó còn có một vựa lúa nhỏ dự trữ lúa miến và các loại ngũ cốc.
Trên bàn còn có một chai nước màu xanh lá cây, trong đó có một ít chất lỏng và có màu đỏ cam, khi đến gần có thể ngửi thấy mùi thơm nồng, theo suy luận thì đó phải là loại rượu cách đây hàng nghìn năm.
Dựa trên những trái nho và rượu được tìm thấy, có thể suy ra rằng vào thời nhà Liêu, người ta đã có trái nho và có thể sử dụng nó để làm rượu vang.
Theo văn bia được tìm thấy trong lăng mộ, có thể suy đoán chủ nhân là người nhà Liêu và đã làm rất nhiều việc thiện trong suốt cuộc đời của mình nên được mọi người xung quanh yêu mến.
Văn bia của ông cũng ghi rằng chỉ cần vào được ngôi mộ, mọi người đều có thể ngồi xuống và uống một ly rượu, điều này cho thấy người này là người cởi mở và là thân thiện.
Hiếm có ngôi mộ cổ cách đây hàng nghìn năm vẫn có thể giữ được nguyên vẹn như vậy, nó có ý nghĩa rất lớn đối với việc nghiên cứu sau này.
Phát hiện kho báu chứa đầy vàng trong căn nhà cổ ở Pháp Tổng số vàng thỏi, đồng xu có giá trị lên tới hơn 780.000 USD phát hiện bên trong căn nhà bỏ hoang ở miền đông nước Pháp. Địa điểm phát hiện kho báu với rất nhiều thỏi vàng và đồng xu vàng nằm bên trong căn nhà cũ ở thị trấn Morez ở vùng Jura, miền đông nước Pháp. Theo các chuyên gia,...